Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Tân Cương

[MINH HUỆ 08-04-2014] Xin chào các đồng tu, lần trước tôi đã viết một bài chia sẻ đề cập đến nghiệp lực trông giống như viên kim cương màu đen. Lần này, tôi nhìn thấy văn hóa đảng đã hình thành nên một bản sao màu đen của chính tôi, rất nhiều quan niệm, tư tưởng không tốt và thế giới quan biến dị đều sinh ra từ đó.

Không hiểu từ bao giờ, mỗi khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên truyền về “tà giáo”, tôi liền nghĩ ngay đến Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở bản thân phải nhận ra ĐCSTQ mới chính là tà giáo, nhưng không có mấy tác dụng. Suy ngẫm lại một chút thì thấy chính tôi đã bị tẩy não rồi, mà những suy nghĩ này hoàn toàn không phải của tôi mà do bộ phận đã bị tẩy não của tôi phát xuất ra. Dù tôi không muốn nghe thì những tuyên truyền liên tiếp của ĐCSTQ cũng đã ép nhập vào đầu tôi, nó kết hợp với tâm sợ hãi để hình thành nên chủng vật chất đó. Tất nhiên đây là tư tưởng khá rõ ràng, còn rất nhiều tư tưởng khó mà nhận thức ra được, tôi nhận thấy rất nhiều đồng tu còn mang nặng tâm người thường đã bị văn hóa đảng thao túng, khiến cho họ căn bản không thể thực sự tín Sư tín Pháp.

Không tin vào Thần hay số mệnh

Tôi tu luyện với thiên mục khai mở. Tôi có thể nhìn thấy Thần, Phật, Sư phụ và các thể sinh mệnh khác, về lý mà nói tôi hẳn phải rất tin điều đó, nhưng tôi phát hiện rằng từ gốc rễ tôi không hề tin điều đó. Mà cái gốc rễ đó không phải là tôi, nhưng hiện tại tôi không thể khống chế được nó. Về lý trí, tôi biết mình nên làm gì, nhưng trước khi tôi kịp nhận ra nó thì nó đã khống chế tôi rồi, mặt con người của tôi chỉ biết rằng nghiệp tư tưởng của tôi rất lớn, nó là do tà đảng rót vào đầu tôi một cách vô ý thức. Trước khi đắc Pháp, tình huống của tôi có chút giống như “chân phong”. Mặc dù chưa nghiêm trọng đến vậy nhưng tôi hơi ngốc nghếch, tôi hoàn toàn không quan tâm và không hiểu những sự việc của người thường, nhưng sau khi đắc Pháp vài năm trở lại đây đầu não tôi trở nên thanh tỉnh, những tư tưởng văn hóa đảng chỉ trong thời gian ngắn ngủi đó đã ép nhập vào đầu tôi, khi nghe giảng trên lớp, khi lên mạng, khi tiếp xúc với mọi người, tôi đã tiếp nhận nó một cách vô thức.

Biểu hiện của nó là mỗi khi gặp vấn đề cụ thể nào đó, tôi sẽ cho rằng vận mệnh của bản thân phải nhờ vào sự cố gắng và sự đấu tranh của chính mình mới có được, không thể bảo đảm rằng nó sẽ diễn ra một cách tùy kỳ tự nhiên được. Khi cuộc sống và công việc của ai đó không tốt, tôi sẽ cảm thấy đó là do người ấy chưa đủ nỗ lực, trình độ còn thấp. Hơn nữa tôi cũng thường xuyên cảm thấy bản thân không đủ tín Sư tín Pháp.

Tôi thấy rất nhiều đồng tu vẫn còn cho rằng người phức tạp thì tốt, còn người đơn giản thì không tốt, họ luôn muốn lưu lại một chút khôn khéo và thường tìm lý do để biện hộ cho bản thân: “Tôi không thể để người thường coi tôi như một người không bình thường, chẳng lẽ cứ luôn để người khác lừa bịp sao?” Kỳ thực vì tâm danh lợi không buông bỏ được nên họ không muốn bỏ đi sự phức tạp ấy, họ tưởng rằng làm như vậy sẽ giúp cho vận mệnh mình trở nên tốt hơn. Kết quả là họ khó có thể trong mọi việc đều nghĩ cho người khác trước, cũng như khó mà cải biến bản thân mình. Kỳ thực, những điều này đều do văn hóa đảng tạo nên, không tin rằng con người đều có phúc phận, không tin rằng mọi thứ đều do Sư phụ quản.

Có một vài đồng tu vì quan niệm của bản thân (thực chất là quan niệm do tà đảng tạo nên) mà bắt các con (tiểu đệ tử) học cái này cái kia, học thêm rất nhiều thứ không cần thiết, khiến chúng không có thời gian học Pháp, đầu óc chúng bị rót vào rất nhiều thứ không tốt khiến chúng trở nên phức tạp, các đồng tu đó còn rất vui vì cảm thấy con mình thông minh và hiểu biết nhiều. Họ không biết rằng đạo đức nhân loại ngày nay đều đã rơi xuống địa ngục rồi, những thứ do xã hội tạo thành cũng đã suy đồi rồi, còn có thể học được điều gì tốt đây?

Tôi thấy văn hóa đảng và những thứ không tốt đều ép nhập vào đầu não của mọi người mà họ hoàn toàn không cảm thấy, rất nhiều đồng tu còn không thể tự mình bài trừ, huống hồ tiểu đệ tử còn khó bài trừ hơn. Chúng ta có thể thấy được điều này từ những đứa trẻ là con của người thường, những đứa trẻ học giỏi và chăm chỉ ở trường thường không còn sự ngây thơ như khi còn nhỏ, đầu não của chúng trở nên cứng nhắc. Vì vậy mà rất nhiều tiểu đệ tử đã bị hủy hoại nơi xã hội người thường, và người lớn phân vân không thể hiểu nổi tại sao chúng lại không còn tốt như trước nữa.

Rất nhiều đệ tử đang học đại học cũng gặp tình trạng tương tự. Họ vốn cảm thấy mình có thể chứng thực Pháp tốt với những kỹ năng về công nghệ của mình. Nhưng vì tương lai của bản thân, họ đã lựa chọn một trường đại học tốt ở xa nhà, họ tưởng rằng mình được cấp cho sự thông minh là để có cuộc sống tốt hơn nơi người thường. Có đồng tu nhà rất nghèo nhưng con cái họ lại không nhìn vào hoàn cảnh gia đình mà đi chọn một trường đại học rất đắt tiền, lẽ nào họ cũng muốn giống như người thường dùng phương thức học đại học để thay đổi vận mệnh? Đây đều là tài nguyên Đại Pháp, tự đưa mình vào hoàn cảnh nghèo khổ thì sao có thể chứng thực Pháp được? Chẳng phải họ đã không tin vào vận mệnh, không tin rằng có thần đang cai quản mọi thứ hay sao?

Rất nhiều người đều mong sẽ mau chóng kết thúc, nhưng nhìn sâu hơn, nếu chúng ta tin rằng sẽ có kết thúc và sẽ có đại nạn trong xã hội nhân loại thì tại sao chúng ta phải quá xem trọng cái gọi là tương lai, xem trọng cuộc sống sau này đến vậy?

Kỳ thực khi tôi đào sâu suy nghĩ một chút, tôi nhận ra rằng bản thân mình cũng không tin, mà nguyên nhân khiến tôi không tin cũng lại là văn hóa đảng – không tin có Thần Phật. Ít ra tôi cũng có một bộ phận không tin, khi viết bài viết này, tôi nhìn thấy bộ phận đó đang bị giải thể.

Có đồng tu chỉ vì Sư phụ không theo cách làm của mình mà oán hận Sư phụ, đây có phải cũng là nhân tố văn hóa đảng không? Kiêu căng ngạo mạn, con người thật là nhỏ bé và bẩn thỉu, vì lẽ gì mà dám yêu cầu Phật phải độ mình như thế chứ?

Còn có một số từ ngữ liên quan đến văn hóa đảng, ở đây tôi chỉ đưa ra vài ví dụ, những từ ngữ như vậy còn có rất nhiều.

Ví dụ: “Phải chịu được khổ trong những cái khổ thì mới có thể làm người cao quý hơn người khác”.

Người thường cho rằng khi bản thân ma luyện trong gian khổ, trong xã hội phức tạp, bản thân trở nên phức tạp, trở nên không tốt (người thường không cảm thấy như vậy là không tốt), thì họ cuối cùng mới có được nhiều của cải, mới có thể có cuộc sống tốt hơn người khác. Thực ra khi con người trở nên phức tạp thì họ cũng tiêu hủy hoàn toàn phúc phận của bản thân, nếu họ sống theo tùy kì tự nhiên thì cuộc sống sẽ ngày càng tốt hơn mà họ vẫn cảm thấy vui vẻ, nhưng khi trong lòng bực tức không yên thì phúc phận cũng hao mòn đi, bản thân cũng cảm thấy không thoải mái.

Sau khi tu luyện, tôi phát hiện ra ý nghĩa thực sự của câu này: Con người vốn dĩ đau khổ, nhưng cần phải ở trong cái khổ mà tâm bất động, mà ma luyện bản thân cho tốt hơn, phóng hạ hết thảy, như vậy mới trở thành người cao quý hơn người khác, trở thành Thần.

Những cách lý giải về từ ngữ như vậy rất nhiều, những từ loại này khiến cho tư tưởng của người ta bị thay đổi một cách vô thức, trở nên không còn tin vào vận mệnh, không tin vào tu luyện nữa.

Tôi nhận thấy rằng hiện nay cái tốt và xấu thật khó mà phân biệt nổi, rất nhiều đồng tu biến cái không tốt thành cái tốt mà không tự nhận thức được. Cũng khó mà đưa ra ví dụ cụ thể, hi vọng mọi người có thể nghe lại bài “Giải thể văn hóa đảng” để nhận rõ văn hóa đảng trong tư tưởng của mình, từ đó mà bài trừ chúng.

Xin các đồng tu từ bi chỉ ra những thiếu sót.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/8/肃清党文化-289737.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/2/434.html

Đăng ngày 29-05-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share