Bài viết của Ninh Tĩnh

[MINH HUỆ 25-06-2013] Trong quá trình tu bỏ tâm danh lợi, trong quá trình thực tu, chúng ta sẽ gặp một vài quan khảo nghiệm tâm tính để xem liệu chúng ta có theo đuổi danh, lợi hay không, trong khi những người khác lại gặp những khảo nghiệm khi được trao cho các cơ hội thăng tiến về danh và lợi.

Theo thể ngộ cá nhân của tôi thì điều đó xuất phát từ sự ích kỷ, các học viên sẽ rất dễ sinh ra tâm chấp trước vào nhận thức tự ngã và chứng thực bản thân. Vận dụng ưu thế bản thân và những điểm mạnh của mình đều chính là triển hiện đặc điểm cá tính tự ngã. Thông thường, những học viên như vậy không hề đặt Sư phụ và Pháp lên hàng đầu. Cho dù vô tình hay hữu ý, họ sẽ rất dễ khởi tác dụng làm loạn Pháp.

Ban biên tập Minh Huệ vừa công bố bài viết “Diễn giảng loạn Pháp”. Tôi cũng đã từng làm điều tương tự như vậy ở trong các học viên. Có thể, việc một số học viên quen biết nhau là do đã có các mối quan hệ từ tiền kiếp. Luôn có một số các học viên hình thành các nhóm nhỏ. Trong mỗi nhóm đó có vẻ luôn có một người như thể là người đứng đầu và thường dẫn dắt, cũng như có khả năng tổ chức cho nhóm đó.

Khi có một đồng tu chỉ ra vấn đề sau khi nhận thấy lời nói cũng như cách hành xử của người [được coi là] đứng đầu đó đã không chiểu theo Pháp, kết quả là chạm tới nhân tâm của người đứng đầu này, và khiến người đó cảm thấy xấu hổ. Khi gặp phải vấn đề liên quan đến tâm tính của mình, người này không thể đặt việc hướng nội lên trước tiên, [vì thế] các chủng nhân tâm sẽ chiếm ưu thế. Vô tình, người này sẽ có thể lợi dụng sự tín nhiệm của các học viên [trong nhóm], xúi giục họ đối đầu lại với người học viên này [người đã chỉ ra vấn đề của anh ta].

Đây là loại hành vi tương tự như hành vi “bài trừ” trong xã hội người thường. Họ coi các bạn đồng tu như là “tài sản riêng” của mình và sử dụng các bạn học viên này như một công cụ để “đấu tranh” cho thanh danh và “lãnh thổ” [của họ]. Họ bị hãm nhập vào việc biểu diện thành tích các việc họ làm, mà không thực tu bản thân.

Trong mâu thuẫn, các học viên chia sẻ những thể ngộ dựa trên những tầng thứ tu luyện khác nhau của họ, mỗi người nói một vài câu, thay nhau biện giải. Càng có nhiều tranh luận, thì lại càng có nhiều những tình huống trở nên phức tạp hơn, việc ai đúng ai sai có vẻ càng khó phân biệt hơn. Họ thường quên đi tiêu chuẩn cơ bản nhất: “Chân-Thiện-Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu.” (Chuyển Pháp Luân)

Những ai suy nghĩ và hành xử theo các tiêu chuẩn Chân –  Thiện – Nhẫn của Pháp mới là những người tốt, còn những người cứ hay khuấy động tranh đấu nhưng lại thường ẩn náu dưới lớp vỏ đường hoàng thì hẳn là những người xấu. Tuy nhiên, nhiều học viên bị sa lầy vào các cuộc tranh luận. Họ đánh giá đúng và sai bằng cách sử dụng nhận thức và thể ngộ tại tầng thứ hữu hạn của họ để liễu giải tình huống một cách phiến diện, mà không suy xét theo các Pháp lý của Sư phụ, đối chiếu bản thân.

Trái lại có nhiều học viên giữ im lặng, xuất tâm tự bảo vệ bản thân mình. Ngay cả khi họ nói, họ cũng chỉ yêu cầu cả hai phía hãy nói ít hơn, như thể các vấn đề và những xung đột sẽ được giải quyết vậy. Theo ý kiến ​​của tôi, các học viên này thậm chí không biết được lý do tại sao họ lại gặp phải những xung đột đó, không dùng “Chân – Thiện – Nhẫn” để viên dung, mà lại dùng biện pháp yêu cầu các bên đang bất đồng [ý kiến] giữ im lặng.

Khi chúng ta gặp phải những tình huống loại này, nó không khác mấy so với việc việc cựu thế lực đang cố lợi dụng thể ngộ hữu hạn tại cảnh giới của họ để nhận thức vũ trụ. Họ bị ràng buộc vào những gì họ muốn và cố gắng dựa vào [sự từ bi] của Sư phụ để che đậy những chấp trước của họ, mà không hoàn toàn tuân theo sự chỉ huy và an bài của Sư phụ.

Sư phụ đã giảng:

“cựu thế lực ấy, để tôi nói cho chư vị, chúng đều là những sinh mệnh nổi trội nhất ở mỗi từng tầng thứ, …” (Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003, Phần hỏi đáp)

“[Những chúng sinh] tham dự sự việc bức hại Chính Pháp này chỉ có một bộ phận của cựu thế lực, tại các tầng khác nhau chúng chiếm 20% các sinh mệnh; còn nhiều sinh mệnh khác hơn không tham dự; họ không tham dự nhưng họ cũng đang quan sát, đang nhìn vào hết thảy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002)

Tôi cảm thấy rằng trong những người tu luyện chúng ta cũng có thể hiện đối ứng như vậy. Một số người có chút uy tín trong các học viên bị chấp trước vào việc chứng thực bản thân, thay vì đặt Sư phụ và các tiêu chuẩn, những yêu cầu của Pháp lên hàng đầu.

Chúng ta cần phải chân chính thực tu bản thân hơn là chấp trước vào bất kỳ cảnh giới không tưởng nào. Nếu không thực tu bản thân, thì một người sẽ rất dễ bị tà ngộ bởi cái gọi là lý luận cao thâm. Khi một người tu luyện không bước đi trên con đường chính đạo, thì tất cả các nỗ lực của người ấy thậm chí còn có thể dẫn đến việc làm những điều xấu.

Đối với những người có chút thanh danh và có một tầm ảnh hưởng nhất định trong các học viên, các vị nên chú ý đến những gì mình nói và làm, và đo lường mọi suy nghĩ chiểu theo Pháp. Sư phụ đã giảng: “Tâm hiển thị cộng thêm tâm hoan hỷ là dễ bị ma tâm lợi dụng.” (Kết luận chắc chắn, Tinh tấn yếu chỉ). Tâm cầu danh giống như là việc chiêu mời ma quỷ. Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta đều có thể lý trí và bảo trì thanh tỉnh trong mọi thời khắc.

Trên đây chỉ là nhận thức tại tầng thứ hữu hạn của tôi, có điều gì không đúng mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/25/警惕求名之心-275774.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/21/141156.html

Đăng ngày 06-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share