Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 25 – 06 – 2013] Các học viên ở một số vùng có nhiều ý kiến khác nhau về một dự án và khoảng cách giữa họ ngày càng bị nới rộng. Một người trong số họ đã viết thư cho tôi, và tôi cảm thấy bức thư đó mang theo một số quan niệm người thường, vì vậy tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình với học viên đó. Tuy nhiên, vì e ngại về xung đột và bất đồng, tôi đã từ bỏ ý định đó. Sau đó, các học viên khác không ngừng nói rằng tôi đang không tôn trọng lời thề. Sau khi hướng nội, tôi nhận ra rằng khi tôi nhìn thấy thiếu sót của các đồng tu, tôi nên tu luyện bản thân mình trước tiên và điều chỉnh lại tư tưởng của chính mình. Đó là một phần trong tu luyện của tôi. Sau khi làm vậy, tôi đã viết thư hồi âm cho học viên kia và chỉ ra những quan sát và suy nghĩ của mình.
Vì nghĩ rằng vấn đề này có liên quan đến nhiều học viên, nên tôi đã chỉnh sửa lá thư một chút và gửi nó cho Minh Huệ Net, hy vọng rằng nó sẽ cung cấp nguồn tham khảo cho các học viên bị giãn cách vì sự khác biệt về ý kiến và cách thức làm việc. Dưới đây là lá thư đã qua chỉnh sửa.
Chân chính tu luyện bản thân và giải thoát bản thân khỏi những mâu thuẫn hỗn độn
Tôi xin được từ bi chia sẻ thể ngộ của mình. Khi chúng ta thấy ai đó hoặc việc gì đó khiến chúng ta không vui, không tán thành, hay buồn phiền, điều chúng ta nên làm là tu luyện bản thân và cố hết sức để kìm nén cơn bốc đồng muốn chỉ trích hay tranh cãi. Chúng ta phải tu tâm tính để tu khẩu. Nếu không, chúng ta có thể tạo nghiệp mà không tự biết, và gây ra những trở ngại trên con đường tu luyện trong tương lai, biểu hiện qua những khổ nạn trên cơ thể hay mâu thuẫn giữa các cá nhân. Thật vô nghĩa khi hưởng thụ sự khoan khoái và thỏa mãn tạm thời khi nói ra mà phải trả giá bằng những khổ nạn trong tương lai.
Quan trọng hơn, sau khi nghiệp lực tích lại, nó sẽ làm giãn cách giữa chúng ta trở nên sâu sắc hơn. Phần đã khai ngộ của mỗi học viên đã hoàn toàn đồng hóa với Chân – Thiện – Nhẫn và không bị giãn cách với các học viên khác. Sự giãn cách được gây ra bởi nghiệp lực và tất cả các chủng loại quan niệm của người thường. Những sinh mệnh thần thánh không quan tâm đến đúng sai trên bề mặt. Sư phụ và các sinh mệnh cao tầng chỉ nhìn vào cách mà các học viên suy nghĩ, cư xử và tu luyện bản thân. Họ quan tâm xem liệu chúng ta có thể từ bỏ bản ngã và những chấp trước vào cách hiểu và cảm xúc của chúng ta hay không.
Khi tôi có cảm xúc mạnh mẽ về ai đó, đó là vấn đề tu luyện của cá nhân tôi. Tôi không được để những quan niệm của cá nhân mình ảnh hưởng đến các học viên khác. Nếu sự khác biệt ý kiến dẫn đến mâu thuẫn, cả hai phía đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả, bất kể ai là người mắc lỗi trước. Dưới đây là một ví dụ về những điều đã xảy ra trong năm 2007.
Một số học viên nghĩ rằng học viên A là đặc vụ và vì vậy đã loại cô ấy ra khỏi các hoạt động. Những người khác nghĩ rằng cô ấy đã bị đối xử bất công bởi các học viên đó và cố gắng đòi lại sự trong sạch cho cô. Cả hai bên đã rơi vào cái bẫy của cựu thế lực và trở nên chia rẽ. Cuối cùng, tất cả các điều phối viên có liên quan đến vấn đề đó đều bị bắt cho dù họ ở bên nào. Đó là một bài học thật nghiêm khắc.
Gần đây, giãn cách giữa các học viên trong khu vực trở nên ngày càng lớn, và ngày càng có nhiều học viên bị cuốn theo. Dù bạn ủng hộ ai hay dù bạn đúng hay sai trên bề mặt, bạn sẽ bị cuốn vào vòng xoáy mâu thuẫn nếu bạn không tu tốt bản thân mình. Sự tham gia của mọi người vô tình làm tình hình trở nên trầm trọng hơn và tạo thêm sức phá hủy cho vòng xoáy đó. Nó giống như một cái lỗ đen hút tất cả mọi người vào trong để họ mất kiểm soát. Khi nghiệp lực nhiều lên và giãn cách trở nên lớn hơn, cựu thế lực sẽ có lý do để hủy hoại toàn bộ các học viên và thực hiện bức hại trên diện rộng.
Vì vậy, chúng ta phải thoát khỏi cái bẫy này và không chấp trước vào việc ai đúng ai sai, hoặc là người khác có cư xử như người tu luyện hay không. Chúng ta không nên nghĩ hay bình luận về những người hay vấn đề mà chúng ta không thích. Ngay khi suy nghĩ như vậy xuất hiện, chúng ta nên lập tức loại bỏ chúng.
Chúng ta không nên để cho cựu thế lực lợi dụng. Chúng ta nên minh bạch nhận ra rằng, đằng sau tất cả những sự xuất hiện phức tạp trên bề mặt này là an bài của cựu thế lực và các sinh mệnh tà ác. Chúng ta hãy hướng niệm thuần chính trực tiếp đến chúng! Chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm tiêu diệt tất cả những nhân tố tà ác gây ra khoảng cách giữa các học viên và hoàn toàn phủ nhận an bài của chúng.
Đó là bức tranh toàn cảnh. Vậy còn việc tu luyện của chính chúng ta thì sao? Theo logic thông thường:“Nếu người đó sai, tại sao mình không chỉ ra?” Nhưng đó chỉ là đạo lý ở bề mặt tầng người thường. Chúng ta là những đệ tử Đại Pháp. Sư phụ yêu cầu chúng ta hướng nội mọi lúc. Thậm chí nếu như vấn đề là lỗi của người khác, chúng ta nên tự hỏi xem mình cần tu luyện điều gì. Chúng ta nên tu luyện để loại bỏ những tâm thái bất hảo và những cảm xúc phẫn nộ khó kìm nén.
Nếu tâm chúng ta bị lấp đầy bởi những lỗi sai của người khác, chúng ta sẽ mất đi cơ hội tu luyện bản thân. Và những việc khiến chúng ta cảm thấy giận dữ và khó chịu sẽ liên tiếp xảy ra với chúng ta.
Có một câu nói trong văn hóa truyền thống Trung Quốc: “Hãy yên lặng tự xét lỗi của mình; thong thả nói chuyện nhưng không bàn về lỗi của người khác”. Tu luyện của chúng ta hôm nay khác với trước đây. Nhưng chúng ta không nên che đậy những quan niệm và chấp trước của mình với lý do chịu trách nhiệm chung. Nếu không, chúng ta sẽ mất đi cơ hội quý giá để loại bỏ các chấp trước vào tranh đấu, oán giận và chỉ trích người khác.
Thậm chí nếu chúng ta chỉ ra những sai lầm hay thiếu sót của người khác, trước hết chúng ta nên bình tĩnh và làm điều đó với tâm từ bi.
Chúng ta là những đệ tử Đại Pháp – từ bi, lý trí, và là những vị vương thông thái mà vô lượng chúng sinh đang lo âu chờ đợi. Chúng ta không phải là những người thường vô lý và cáu giận. Chúng ta không được áp dụng những tiêu chuẩn thấp cho bản thân mình. Khi gặp phải những tình huống khó khăn, một vị Phật hay Bồ Tát sẽ làm gì?
Khi chúng ta đứng ở một tầng cao hơn mà nhìn, chúng ta sẽ nhận ra rằng rất nhiều suy nghĩ của chúng ta thật sự không phải là của chúng ta. Khi đó sẽ dễ dàng hơn để loại bỏ những nhân tố tà ác gây phá hoại cho chúng ta và những chúng sinh của thế giới của chúng ta. Khi chúng ta không ngừng tu luyện bản thân, chính là chúng ta đang cứu những sinh mệnh trong thế giới của chúng ta. Thật ra tất cả chúng ta đều đã đạt được điều này ở các thời điểm khác nhau. Chúng ta hãy tu luyện chiểu theo Pháp và đề cao tầng. Đó là hy vọng của các chúng sinh và là cơ sở cho cuộc sống tốt đẹp của họ.
Từ bi và khoan dung nhưng không nhân nhượng
Trong thế giới người thường này, không ai trong chúng ta có thể thấy được tình huống thật sự của các học viên khác. Tất cả những gì chúng ta thấy được là những biểu hiện bề mặt và quan niệm người thường của nhau. Dù con đường là bằng phẳng hay gồ ghề, luôn có một lý do đằng sau nó. Vì vậy, chúng ta phải tu luyện để hiểu được trạng thái của người khác, tình huống của họ, con đường của họ, và sự khác biệt to lớn giữa những chúng sinh trong vũ trụ bao la này. Khả năng thấu hiểu là một yêu cầu cho chúng ta trong vũ trụ mới.
Bài chia sẻ kinh nghiệm của một học viên, “Đối xử với các đồng tu bằng lòng từ bi thuần tịnh nhất”, có một vài đoạn mà tôi thấy có liên quan [tới trường hợp của chúng ta]:
“Tại sao cựu thế lực dám bức hại các đệ tử Đại Pháp? Chẳng phải là vì chúng nhìn thấy các khuyết điểm và hành vi sai trái dưới chuẩn mực của một người tu luyện của một vài đệ tử? Chúng xem những hành vi sai trái đó là không thể dung thứ. Vì vậy, chúng muốn đẩy những đệ tử này sang phía đối lập với Đại Pháp và khiến họ làm nhiều việc xấu, và kết quả là chúng tìm được lý do để hủy hoại những đệ tử này. Tuy nhiên, rất có thể những biểu hiện và hành vi mất lý trí của một số học viên thật ra là những an bài từ thời tiền sử của cựu thế lực? Những học viên này không thể phủ nhận và bài trừ những an bài này. Chúng ta không được chấp nhận những an bài của cựu thế lực nhằm hủy hoại các đồng tu của chúng ta. Chẳng phải tất cả chúng ta đều minh bạch về số phận cuối cùng của cựu thế lực, những kẻ đã sử dụng những lý do có vẻ hợp lý để hủy hoại các đệ tử Đại Pháp sao?”
“Thông qua học Pháp, tôi nhận ra rằng Sư phụ không muốn để bất kỳ đệ từ nào rớt lại đằng sau, và chỉ cần có một cơ hội nhỏ, Sư phụ cũng sẽ ban nó cho người đó. Thậm chí với cả những sinh mệnh đã tham gia bức hại, Sư phụ vẫn cho chúng cơ hội hết lần này đến lần khác, huống chi là một sinh mệnh đã được đắc Pháp.”
“Chính những quan niệm người thường khiến chúng ta chấp trước vào việc tập trung vào các chấp trước của người khác. Nếu cứ bám chặt vào những quan niệm người thường, người ta sẽ không bao giờ hiểu được sự khoan dung và từ bi của Thần Phật.”
Trân quý các đồng tu của chúng ta, trân quý vô lượng chúng sinh và thể hệ vũ trụ to lớn đại diện bởi mỗi đệ tử Đại Pháp, và trân quý những cực khổ và hy sinh vĩ đại mà Sư phụ chúng ta đã phải chịu để tất cả các đệ tử có thể bước đi trên con đường của họ. Hãy suy nghĩ về việc chúng ta muốn các học viên khác đối xử với mình khi chúng ta gặp rắc rối hay khổ nạn như thế nào. Lúc đó, chúng ta mong nhận được sự bao dung và thấu hiểu. Hãy đối xử với người khác theo cách mà chúng ta mong muốn người khác đối xử với mình. Khi chúng ta nhìn thấy thiếu sót của người khác, chúng ta hãy thấu hiểu cho họ với thiện ý, từ bi nhắc họ về lời dạy của Sư phụ, và giúp đỡ họ bằng chính niệm.
Hợp thập!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/25/跳出矛盾的漩涡-275775.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/1/140773.html
Đăng ngày 25-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.