[MINH HUỆ 04-06-2013] Để có thể “hướng nội tìm”, một học viên cần phải có nền tảng tu luyện vững chắc. Nói thì dễ hơn làm, mặc dù về vấn đề hướng nội tôi đang cố gắng nhưng nhiều lúc thực hiện vẫn không được tốt.

Tôi biết rõ là mình cần phải hướng nội và tu luyện bản thân nhưng cứ mỗi khi gặp vấn đề là tôi lại nhìn vào sai sót của người khác mà không tu luyện chính mình. Cũng có lúc tôi thực hiện được hướng nội, nhưng chỉ hời hợt ở tầng bề mặt. Đấy là những ví dụ về tình huống mà gần đôi tôi mắc phải.

Một số đồng tu đang tìm cách thực hiện một hạng mục mới và cần phải biết sử dụng một phần mềm. Tôi đã học cách sử dụng phần mềm này từ một đồng tu khác nên nhận trách nhiệm hướng dẫn những đồng tu nào muốn học. Thông thường, tôi đề nghị họ ghi lại từng bước hướng dẫn để có thể xem lại lúc thực hành cho đến khi có thể tự mình thành thục.

Rồi một hôm, một đồng tu có học thức cao đến gặp tôi để học cách sử dụng phần mềm. Sau khi ghi sơ lược hai bước hướng dẫn, cô ấy dừng lại không ghi chép gì nữa. Tôi hỏi: “Sao chị lại không ghi chép, nếu thực hiện thiếu một bước thì phần mềm cũng không chạy đúng được.” Cô ấy đồng ý tiếp tục ghi chép. Có một bước mà người dùng cần phải nhắp chuột vào nút có ghi chữ “màn hình” chứ không phải là màn hình máy tính. Tôi nhấn mạnh điều này với cô ấy và cô ấy tỏ vẻ không vui. Do đó tôi giải thích rằng trước đây mình rất hay mắc sai lầm này. Cô ấy nói: “Tôi không bất cẩn đến thế.” Khi chúng tôi chuẩn bị học đến phần mềm tiếp theo, cô ấy hỏi: “Tôi có phải ghi những hướng dẫn của chị nữa không?” Tôi trả lời một cách miễn cưỡng: “Nếu chị nghĩ rằng mình có thể nhớ được thì chị không cần ghi lại. Nhưng nếu chị không nhớ được thì hãy ghi lại.”

Sau khi tôi hướng dẫn xong, tôi bảo cô ấy tự thực hành. Cô ấy hỏi ngay tôi về bước đầu tiên làm như thế nào. Tôi bảo cô không nên hỏi, hãy làm theo hướng dẫn mà cô vừa mới chép lại, và chỉ hỏi khi cô gặp vấn đề thôi. Tôi giải thích rằng cần làm như vậy bởi vì khi về nhà cô ấy sẽ không thể hỏi ai được. Cô ấy gặp ngay vấn đề sau bước thứ hai. Tôi nhìn vào máy tính của cô ấy và nói: “Đây chính là chỗ mà tôi hỏi tại sao chị không ghi chép đó. Thấy chưa, chị không thể tiếp tục nếu thiếu chỉ một bước.” Khi đến bước tiếp theo, tôi yêu cầu cô ấy xóa bỏ hai lựa chọn và giữ lại lựa chọn thứ nhất. Tuy nhiên, cô quên mất những lựa chọn cần xóa bỏ và điều này khiến cô không thể thực hiện bước tiếp theo.

Tôi cảm thấy bực mình và bắt đầu to tiếng. Sau đó, cô ấy vô tình xóa mất những lựa chọn mà đáng ra phải lưu lại. Sau đó cô ấy hỏi tôi làm thế nào để sửa lại. Tôi hét lên: “Làm thế nào ư? Hãy làm lại từ đầu đi!” Cô ấy tức giận đáp lại: “Đây là cách mà tất cả những học viên kỹ thuật dạy người khác à?”

Nghe thấy những lời này, tôi nhận ra rằng tôi đã nói những điều không dựa trên Pháp. Ngay lập tức tôi hướng nội và xin lỗi cô ấy: “Xin lỗi chị, tôi mất bình tình quá. Tôi đã không “Thiện” chút nào. Gia đình và các đồng tu khác đều nói rằng tôi hay mất bình tĩnh, do đó tôi luôn chú ý giữ mình về phương diện này. Nhưng khi đột nhiên gặp vấn đề như thế này, tôi hoàn toàn không thể kiểm soát bản thân. Những gì hình thành trong đầu não của tôi hằng trăm năm là rất khó xả bỏ. Hôm nay, chị đã giúp tôi đề cao hơn một chút.”

Khi tôi hướng nội, cô ấy bình tĩnh lại và nói: “Tôi cũng không nên bị ảnh hưởng bởi cô. Có hai học viên kỹ thuật khác cũng giống như cô, họ không được bình tĩnh lắm. Tôi chỉ biết một người rất bình tĩnh. Thường thì họ viết các chỉ dẫn xuống cho tôi và tôi chỉ làm theo từng bước một. Họ cũng giúp tôi thực hành nữa.”

Tôi chẳng nói gì nhưng trong tâm tôi thì đang thầm trách: “Chị không biết viết sao? Tại sao lại muốn người khác viết cho mình? Nếu chị tự viết thì chị sẽ nhớ hơn. Chị đang dựa dẫm vào người khác quá nhiều và thật là lười biếng.”

Sau buổi hướng dẫn, tôi bảo với cô ấy rằng cô đang giúp tôi đề cao. Nhưng tôi cảm thấy có gì đó mà tôi chưa thể xả bỏ được. Sư phụ giảng:

“Khi mà trong tâm chư vị có gì đó không vượt qua được thì đó chẳng phải do tâm chấp trước tạo thành?” (Vứt bỏ chấp trước hơn nữa, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi bình tâm lại và suy nghĩ xem chấp trước nào mà tôi chưa bỏ được. Có vẻ như tôi đã hướng nội. Tôi mất bình tĩnh và bất thiện. Tuy nhiên, đó chỉ là những biểu hiện bề mặt. Tôi không tìm ra được chấp trước từ gốc rễ, và tôi biết rằng mình cần tiếp tục đào sâu hơn.

1. Chấp trước vào chấp trước của người khác, không tu bản thân

Sư phụ giảng:

“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Trong vấn đề này, những hành vi và lời nói của tôi đều là hướng ngoại, chỉ nhìn vào tâm ỷ lại và lười biếng của người khác, chấp trước vào chấp trước của người khác. Tôi không quan tâm đến người khác và không khoan dung. Đồng tu giống như những chiếc gương mà khi nhìn vào tôi có thể nhìn thấy chấp trước của mình. Có lẽ chính tôi mới là người luôn dựa dẫm vào người khác và quá lười biếng khi học tập. Tại sao tôi không thể bình tĩnh và chu đáo như những đồng tu khác? Những chấp trước mà tôi nhìn thấy từ đồng tu có thể ảnh hưởng đến tôi là vì tôi cũng có những chấp trước đó. Tại sao tôi không trân quý nó như một cơ hội để tu luyện bản thân? Cứ khi nào xuất hiện xung đột, tôi lại đổ lỗi rằng người khác đang làm sai. Tôi chỉ cố gắng thay đổi người khác, chứ không chịu cải biến bản thân. Điều này làm sao có thể gọi là tu luyện được? Sư phụ giảng:

“Đã quen với việc chỉ nhìn thấy chỗ thiếu sót của người khác, từ trước đến nay vẫn không coi trọng việc tự xét bản thân; người ta tu tốt cả rồi còn chư vị vẫn như vậy hay sao?” (Giảng Pháp ở thành phố Los Angeles 2006)

Hơn thế, khi than vãn về người khác, tôi phát ra những vật chất xấu hướng về phía trường của đồng tu. Tôi không thực hiện được Thiện. Là một học viên, chúng ta cần phải khoan dung và nhân từ khi phối hợp với đồng tu đang gặp phải khó khăn trong tu luyện. Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Tôi cấp cho chư vị biện pháp đề cao nhanh nhất, chính là trong mâu thuẫn khi chư vị xung đột với nhau mà biểu hiện xuất lai ra thiếu sót của chư vị. Vậy mà chư vị ngay khi gặp mâu thuẫn liền đẩy cho người khác, chỉ nhìn vào thiếu sót của người khác, không nhìn vào bản thân mình, đó mà là tu sao? Đó chính là tôi cấp cho chư vị một biện pháp đề cao tốt nhất. Đây chính là  cách mà tôi giúp chư vị đề cao. Do đó quan niệm của chư vị nhất định phải đảo ngược lại mới được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore 1998) (Tạm dịch)

Các nguyên lý đều đã được Sư phụ giảng xuất lai, nhưng tôi không thể tu luyện bản thân tốt. Tôi phải học bài học lần này và thay đổi tâm của mình bằng học Pháp tốt để có thể thực sự hướng nội và tu luyện bản thân.

2. Tâm nóng vội, hiển thị và coi thường người khác

Khi tôi giải thích cho đồng tu về biểu tượng “màn hình”, tại sao cô ấy lại không vui? Tôi nghĩ rằng đó là do cách giải thích của tôi không tốt. Tôi rất tự hào về những kỹ năng của mình và do đó đã không coi trọng cô ấy. Do bản thân tôi có quá nhiều chấp trước, cô ấy đã không thể chấp nhận được lời nói của tôi.

Khi cô ấy quên không xóa một trong những lựa chọn, tôi lại nổi nóng lần nữa. Tôi to tiếng và nói nhanh hơn. Tôi có những suy nghĩ như thế này trong đầu: “Cô đã sử dụng máy tính nhiều năm rồi và đã có bằng cấp. Tại sao cô lại không thể xóa cái này chứ?” Sau đó tôi trở nên mất bình tĩnh. Thực ra, đó là một loại tâm tật đố. Tôi đã coi thường cô ấy. Tôi cũng phô diễn kỹ năng của mình. Những chấp trước này bộc lộ trong khi tôi giải thích các thứ. Như vậy làm sao cô ấy có thể vui vẻ mà chấp nhận được?

Vì vậy, cách tôi đối xử với cô ấy không giúp gì được cô, trái lại còn gia tăng chấp trước của tôi. Làm thế nào tôi có thể đề cao tâm tính? Một học viên chân chính thực tu sẽ luôn giữ thiện niệm chứ không phải quá chấp trước vào cách làm của mình và cho rằng mình luôn đúng. Do đó tôi phải hướng nội ngay khi xuất hiện vấn đề và loại bỏ những điều này.

3. Tâm tranh đấu ẩn sâu

Khi cô ấy hỏi tôi cô có cần tiếp tục ghi chép nữa không, tôi nói: “Nếu chị nghĩ rằng mình có thể nhớ được thì chị không cần ghi lại. Nhưng nếu chị không nhớ được thì hãy ghi lại.” Thực tế thì đây là thể hiện của tâm tranh đấu của tôi. Chúng ta lớn lên trong văn hóa tà đảng tôn sùng đấu tranh. Do đó chúng ta thường có sự cạnh tranh khi làm việc cùng nhau thay vì phối hợp và hình thành chỉnh thể. Hành vi như thế này chỉ có thể gây hại chứ không giúp gì cho cứu độ chúng sinh. Do đó chúng ta cần phải loại bỏ nó từ tận gốc rễ.

4. Tâm oán trách

Khi cô ấy bế tắc trong quá trình thực hành, tôi nói: “Đây chính là chỗ mà tôi hỏi tại sao chị không ghi chép đó. Thấy chưa, chị không thể tiếp tục nếu thiếu chỉ một bước.” Tôi đã oán trách. Tôi cũng nói với cô ngay khi cô bắt đầu hỏi tôi rằng cô sẽ không có ai để hỏi khi về nhà, tôi đã đổ lỗi cho cô ấy. Khi cô ấy xóa những thứ mà lẽ ra không nên xóa, tôi bảo rằng bây giờ chúng ta lại phải bắt đầu từ đầu, tôi cũng đang oán trách cô.

Oán trách là hướng ngoại và đổ lỗi cho người khác. Đây là không thiện và không tôn trọng người khác. Với chủng loại tâm này, chúng ta có thể làm tổn thương người khác và tạo ra gián cách giữa các học viên. Cựu thế lực thông thường dùng những gián cách này để can nhiễu chúng ta. Sư phụ giảng:

“Người tu nhất định không phải là [vì] chỉ trích mà [trở nên] tốt, cũng không phải [vì] tôi làm Sư phụ phê bình ai đó [mà thành] tốt, cũng không phải là [vì] chư vị phê bình chỉ trích lẫn nhau mà tốt; mà là mọi người tự tu bản thân mình cho tốt.” (Giảng Pháp ở thành phố Los Angeles 2006)

Chúng ta cần phải ngừng than trách về người khác khi chúng ta nhìn ra vấn đề.

Hướng nội là Pháp bảo mà Sư phụ đã ban cho chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể thực sự hướng nội và tu luyện bản thân? Tôi cho rằng chúng ta phải thay đổi tư tưởng từ gốc rễ. Chúng ta cần cải biến cách chúng ta hướng ngoại khi nhìn sự việc. Chúng ta đã quen với việc tìm kiếm những sai lầm của người khác. Bây giờ, chúng ta cần nhìn về những mặt tốt của đồng tu. Buông bỏ bản thân và tu tốt bản thân là trọng tâm của tu luyện. Chỉ có làm được như vậy chúng ta mới có thể đề cao. Chúng ta nên tận dụng Pháp bảo hướng nội mọi lúc để vứt bỏ nhanh nhất chấp trước con người, cải biến bản thân, đồng hóa với Đại Pháp và trở về nhà cùng Sư phụ.

Mong các đồng tu từ bi chỉ ra những gì không phù hợp với Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/4/在教同修技术中向内找-274881.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/6/140897.html

Đăng ngày 20-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share