Bài viết của một học viên tại Đức

[MINH HUỆ 27-11-2012] Sau khi đọc hầu như toàn bộ các bài viết của Pháp hội Minh Huệ Net lần thứ 09, tôi đã cảm nhận được một cách sâu sắc rằng tình trạng tu luyện của tôi đã tụt lại phía sau các đồng tu tại Trung Quốc. Tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ của mình và cũng là để động viên bản thân tinh tấn hơn.

Trong bài chia sẻ “Trợ Sư cứu chúng sinh trên con đường dài tu luyện”, một đồng tu đã viết: “Hàng ngày tôi đều nghĩ đến việc cứu độ chúng sinh. Miễn là tôi hết lòng làm việc đó, tôi có thể cảm nhận là tôi sẽ cứu người một cách hiệu quả. Chỉ vài câu là đủ để thuyết phục một người thoái ĐCSTQ.”

Nhìn giống như một vài câu đơn giản, nhưng tôi có thể cảm nhận được sự tín Sư tín Pháp của đồng tu. Đồng tu không chỉ ngộ được các nguyên lí của Pháp, mà còn hành động dựa trên Pháp. Điều này làm tôi tự hỏi suy nghĩ của tôi thật sự đang đặt tại đâu.

Vài năm trước, tôi có mâu thuẫn với một số đồng tu. Tôi đã không nỗ lực trong công việc Đại Pháp và trong tu luyện, tôi thường phàn nàn và chỉ trích người khác. Ngay cả khi tôi đã dành thời gian cho vài hạng mục Đại Pháp, học Pháp, luyện công và phát chính niệm, tôi vẫn thường cảm thấy mình không ở trong Pháp. Nếu tôi không đi trên con đường được Sư phụ an bài để tu luyện bản thân và cứu độ chúng sinh, thì tôi chính là đang đi con đường do cựu thế lực an bài. Tôi rất xấu hổ về bản thân mình.

Trong một bài viết khác, “Nhìn vào ưu điểm của người khác và tìm ra khuyết điểm của mình”, tác giả viết: “Chữ ‘Tỉ’ (nghĩa là ‘so sánh’) kỳ thật có nội hàm sâu sắc . Tuy nhiên, văn hoá Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bóp méo ý nghĩa của nó thành ‘đấu đá, cạnh tranh, và lợi dụng kẻ yếu thế’. Do quan niệm của văn hóa đảng này, có lần tôi đã không thể lý giải được khi đọc bài thơ ‘Thực tu’ của Sư phụ trong ‘Hồng Ngâm’. Tôi nghĩ: ‘Chẳng phải tu luyện là gỡ bỏ chấp trước vào tranh đấu hay sao? Tại sao chúng ta cần ganh đua?’ Tôi đột nhiên trở nên minh bạch khi tôi đọc các chữ Hán. Chữ ‘Tỉ’ có hình hai người đứng cạnh nhau, hai tay đặt trước ngực và chào người kia. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng ‘Tỉ’ là một sự miêu tả những người tu đạo cung kính tụ họp lại để học Pháp và cũng mang theo ý nghĩa là phối hợp chỉnh thể.”

Nếu tôi không đọc đoạn chia sẻ trên, tôi sẽ không hiểu ý nghĩa thật sự của chữ “Tỉ”. Khi đối xử với đồng tu, tôi thường không thể ngừng so sánh bản thân với người khác và tôi cũng có chấp trước vào tranh đấu. Học tiếng Hoa trong hệ thống giáo dục của ĐCSTQ khiến cho người ta không hiểu đúng văn hóa thật sự mà Thần truyền cho con người. Nếu chúng ta không hiểu điều này, nó có thể thực sự ngăn cản chúng ta hiểu Pháp. Tôi nhận ra rằng văn hóa truyền thống Trung Hoa có thể giúp chúng ta loại trừ văn hóa Đảng bị nhồi nhét vào người Trung Quốc chúng ta và giúp chúng ta đồng hóa với Pháp.

Tôi đã từng do dự không biết nên dạy chữ phồn thể hay giản thể cho bọn trẻ, vì trước kia tôi chỉ được học chữ giản thể và có nhiều chữ phồn thể mà tôi không biết viết. Giờ đây tôi tin chắc vào chữ phồn thể, và tôi nhận thấy rằng quá trình dạy học cũng là quá trình loại trừ văn hóa Đảng đã ăn sâu vào trong tôi.

Trong bài “Hiểu được vị trí của mình và thực hiện tốt vai trò Sư phụ đã an bài”, một học viên đã viết: “Sư phụ đã nói đến ‘trung’ và ‘nghĩa’ trong hai bài giảng. Làm sao chúng ta có thể phớt lờ chúng? Các Thần đã an bài một thời đại để minh chứng cho ‘nghĩa’ và một triều đại khác để minh chứng cho ‘trung’. ‘Trung’ và ‘nghĩa’ là rất quan trọng trong lịch sử con người. Con người đã hy sinh mạng sống của mình để thành bậc quân tử. Vì vậy nó còn có ý nghĩa hơn cho các học viên trong Chính Pháp. Trong cuộc bức hại tà ác này, Đại Pháp yêu cầu chúng ta duy trì chính tín bất kể điều gì chúng ta gặp phải. Nếu chúng ta có thể trung thì ngay cả khi đối mặt với cái chết, chúng ta sẽ không bao giờ phản bội Sư phụ và Đại Pháp.”

Bất cứ khi nào tôi chia sẻ với một đồng tu về việc tại sao chúng ta cần hiểu văn hóa Trung Hoa cổ truyền, tôi thường không thể diễn tả [ý tưởng của bản thân] một cách rõ ràng theo Pháp. Đó là vì tôi đã lý giải “trung” và “nghĩa” một cách phiến diện. Tôi đã nghĩ rằng trung thành với một kẻ hôn quân là sự trung thành mù quáng. Nhưng theo lịch sử Trung Quốc, khi một vị vua tà ác cai trị quốc gia và tướng quân Nhạc Phi cùng con trai đối mặt với sinh tử, họ vẫn có thể hành xử một cách chính trực.

Vào thời Tam Quốc (220-280 trước Công Nguyên), khi Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa anh em, điều họ triển hiện chính là có thể vì người khác mà bất chấp hiểm nguy, cùng hướng đến một mục tiêu mà nỗ lực. Đối với con người hiện đại mà nói, đó chỉ là chuyện xưa, và những hành động này rất hiếm hoi trong xã hội ngày nay.

Sư phụ đã giảng:

“Việc của bạn cũng là việc của mình, việc của mình cũng là việc của bạn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2002)

Khi tôi chia sẻ những suy nghĩ của mình với một đồng tu mà tôi đã từng có mâu thuẫn, cô ấy đã có thể vui vẻ tiếp thu chia sẻ của tôi. Tôi nghĩ đó là vì tâm trí tôi rất minh bạch. Vì vậy, điều tôi nói không hề có chút chỉ trích hay buộc tội, mà lời nói của tôi rất tích cực và đầy thiện ý. Kết quả là chúng tôi đã có thể phối hợp và cùng nỗ lực bước đi trên con đường cứu độ chúng sinh.

Xin cảm ơn các đồng tu vì những chia sẻ chân thành. Con xin cảm tạ Sư phụ vì sự cứu độ từ bi của Ngài.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/27/读明慧法会交流文章有感-265960.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/1/138697.html

Đăng ngày 14-06-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share