Bài viết của một học viên ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-07-2008] Trong quá khứ tôi cảm thấy sự tu luyện của tôi tiến triển tốt, mặc dù tôi còn xa mới đáp ứng được những tiêu chuẩn của Đại Pháp. Tôi cũng đã nghĩ rằng tôi cần phải tự yêu cầu bản thân làm tốt, và cảm thấy rằng tôi có một sự thông hiểu nhất định về Pháp. Khi tôi ở cùng với các bạn đồng tu, tôi thường nhìn thấy vấn đề của họ. Tôi nghĩ rằng tôi nên giúp đỡ các bạn đồng tu thăng tiến, và tôi nên tử tế và quan tâm đến người khác.

Tuy nhiên, trong một vài tháng gần đây, tôi rất thất vọng về sự tu luyện của mình. Qua việc liên tục học Pháp và nhìn vào bên trong, tôi đã tìm ra một vài vấn đề ở bản thân. Nhưng sau một vài ngày thoải mái, tôi lại cảm thấy tôi vẫn không tìm thấy nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề của tôi. Qúa trình này lặp lại nhiều lần. Do vậy, gần đây, tôi cảm thấy hoang mang bối rối. Tôi đã bắt đầu tu luyện cách đây khá lâu. Tôi biết tôi có nhiều thiếu sót, nhưng tôi vẫn không biết chính xác vấn đề nằm ở chỗ nào. Sáng nay tập công, tôi đã nhận ra tôi nên chú ý tới vấn đề đã tồn tại từ lâu này. Phần lớn thời gian, là tôi nghĩ về những yếu điểm, thiếu sót của các bạn đồng tu.

Tôi đã nghĩ tôi biết mình phải làm gì: tôi nên nói chuyện với các học viên nếu tôi nhận thấy họ có vấn đề; Tôi cảm thấy những vấn đề đó nên được chỉnh sửa lại đúng lúc. Chính bản thân tôi trong thời gian gần đây cũng đã tinh tấn rất nhanh bằng việc nhìn vào bên trong. Tôi cũng nên dành thời gian để chia sẻ kinh nghiệm với họ để họ có thể tinh tấn. Tôi gần như luôn rơi vào loại suy nghĩ này, khi phát chính niệm, học Pháp, hoặc trong bất kỳ lúc nào khác. Tại sao tôi lại quá để ý vào những thiếu sót của người khác? Tôi có thực sự làm điều đó vì để tốt cho người khác không? Nó không hoàn toàn vì lợi ích của người khác bởi vì cũng có những suy nghĩ, tư tưởng ích kỷ và chấp trước ích kỷ ở trong đó. Nó được viết rất rõ ràng trong lần giảng được xuất bản gần đây của Sư Phụ: “Giảng Pháp tại Pháp Hội NewYork.” Tôi đã đọc nó nhiều lần và biết tôi nên nhìn vào bên trong bản thân mình, nhưng tôi vẫn còn lưỡng lự dè dặt. Vấn đề của tôi là tôi đã không buông bỏ chấp trước để ý đến những chấp trước của người khác.

Tôi thấy hổ thẹn vì tôi đã không ngộ ra điều này từ trước đến giờ. Khi tôi thấy những vấn đề của người khác ở đâu, đó thực sự là chỗ mà tôi cần tinh tấn bản thân mình. Nếu khi đó một người có thể nhìn vào bên trong, thì nó là một cơ hội tốt để tiến lên trong tu luyện. Không có gì ngạc nhiên khi các bạn đồng tu có vẻ như không thay đổi nhiều, mặc dù thường chỉ ra vấn đề của họ. Đôi khi, tôi tu sửa bản thân mình đúng lúc, nên sau đó tôi đã không nhìn thấy những vấn đề của các bạn đồng tu nữa. Giờ đây, khi tôi nhớ lại thời gian mà tôi hay để ý đến những thiếu sót của người khác, thì chính bản thân tôi cũng có những vấn đề đó. Chỉ là chúng biểu hiện dưới những hình thức khác, không thể dễ dàng nhận ra, và được ẩn nấp rất sâu. Tất nhiên, tôi không có ý là chúng ta không thể nhắc nhở người khác. Điều then chốt là phải tu luyện bản thân.
Trên đây là một vài hiểu biết gần đây của tôi. Rất mong được góp ý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/7/26/182790.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/8/10/99677.html
Đăng ngày 13-8-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share