Bài viết của một đệ từ từ Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 26-06-2008] Vấn đề giữ tâm bất bất động thường được thảo luận trong những học viên. Chín năm nay, Sư Phụ đã dẫn dắt những đệ tử của Người vượt qua nhiều khảo nghiệm và khổ nạn khi đối mặt với cuộc bức hại ma quỷ. Ngoài sự bảo vệ từ bi mà chúng ta nhận từ Sư Phụ, tâm bất động và niềm tin kiên định vào Sư Phụ và Đại Pháp của chúng ta cũng là lý do mà chúng ta có thể đi đến ngày hôm nay.
Gần đây một vài học viên nhìn nhận một “tâm bất động” có nghĩa là bất kể người khác nói gì, một người cần phải giữ tâm của anh ta bất động. Nói cách khác, khi người khác chỉ ra rằng bạn có một vấn đề, bạn không nên dao động vì điều đó sẽ can nhiễu đến bạn, và sự tu luyện có nghĩa là chỉ tu luyện bản thân.
Thoạt đầu, điều này nghe có vẻ có lý, nhưng nó không phải như vậy khi bạn nghĩ sâu hơn. Một vài học viên thậm trí còn không nhìn vào bên trong khi người khác chỉ ra cho họ những thiếu sót và những vấn đề của họ, bỏ qua việc phù hợp với tiếu chuẩn của Pháp và không đào sâu để tìm ra gốc rễ của những chấp trước của họ. Họ xem như thế là “tâm bất động”.
Hơn nữa, một vài người thậm trí đã trệch khỏi con đường đúng đắn của họ, mà họ vẫn còn giữ “tâm bất động” và không quan tâm. Họ không thanh tịnh trở lại và so sánh hành xử của họ với tiêu chuẩn của Pháp, và thậm trí còn nói rằng tâm của họ sẽ không bị dao động bất kể những điều mà người khác nói về họ có xấu tệ thế nào đi nữa. Họ nghĩ rằng tầng thứ của họ cao khi tâm của họ bất động.
Tuy nhiên theo tôi hiểu, điều mà họ gọi là một “tâm bất động” chỉ là che đậy đi cái tâm thực sự của họ. Họ không chịu động chạm đến những cái tâm con người ẩn sâu của họ, và không muốn nhìn vào bên trong. Điều này thể hiện là họ làm bất kể điều gì họ muốn, bỏ qua những điều mà người khác nói, thậm trí không quan tâm đến.
Họ giữ một “tâm bất động” khi người khác chỉ ra những vấn đề của họ, một “tâm bất động” khi các bạn đồng tu chịu đựng đau khổ từ cuộc bức hại và cần giúp đỡ, một “tâm vẫn bất động” khi chúng sinh đối mặt với sự huỷ diệt. Những điều này có phải là sự thể hiện của chính niệm hay không?
Chúng ta là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Sư Phụ ban cho chúng ta nhiều trách nhiệm hơn, và một tầng thứ cao hơn tương ứng. Chúng ta nên tinh tấn và phấn đấu đến tầng cao hơn trong việc hoàn thành sứ mệnh của chúng ta và thực hiện những lời hứa của mình, và không nên ở mãi một tầng và giữ tâm chúng ta “bất động”. Một trạng thái như vậy phần lớn bị gây ra bởi những chấp trước mạnh mẽ và ẩn sâu. Tôi cảm thấy nó giống như bốn hoặc năm đại giác giả mà Sư Phụ nói đến trong sách Chuyển Pháp Luân. Mặc dù họ thanh tịnh, tĩnh và tĩnh như nước, nhưng sự im lặng của họ có thể gây ra bởi sự thiếu hiểu biết của họ về Chính Pháp vào thời điểm then chốt này khi vũ trụ đang được tái tạo và tất cả chúng sinh phải đồng hoá với Pháp để tiến nhập sang tương lai.
Ý nghĩa thực sự của một “tâm bất động” là niềm tin kiên định của học viên vào Sư Phụ và Đại Pháp, phù hợp với Pháp trong mọi lúc, kiểm soát mọi suy nghĩ ý niệm của mình, và liên tục nhìn vào bên trong và tinh tấn tu luyện bản thân. Là một học viên, khi chúng ta đối mặt với vấn đề và mâu thuẫn xung đột,chúng ta cần phải moi ra những chấp trước và tâm con người của chúng ta với niềm tin kiên định vào Sư Phụ và Đại Pháp bằng chính niệm.
Trên đây là suy nghĩ cá nhân tôi ở tầng thứ của tôi. Vui lòng chỉ ra những gì chưa đúng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/6/26/180929.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/7/12/98911.html
Đăng ngày 2-8-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản