Bài viết của Ruyi
[MINH HUỆ 18-06-2008] Mới đây, tôi gặp hai bạn học viên. Một bạn nói rằng mình luôn buồn ngủ khi học Pháp. Một bạn khác nói rằng mình không thể hiểu Pháp một cách lí trí. Anh ấy đọc trang này sang trang khác, nhưng sau đó anh chẳng nhớ nổi mình đã đọc gì nữa. Anh cũng không ngộ ra được điều gì. Đề cập đến vấn đề này, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình trong việc học Pháp gần đây. Đại Pháp rộng lớn và thâm sâu. Hiểu biết cá nhân của tôi có lẽ cũng chưa đạt đến tiêu chuẩn của Pháp. Làm ơn chỉ giáo những gì còn chưa đúng.
Có một thời gian trước kia tôi luôn ở trong trạng thái “vội vã”. Tôi học Pháp vội vã, giảng sự thật vội vã, và cuộc sống của tôi cũng diễn ra vội vã. Kiệt sức cả thể lực lẫn tinh thần, tôi thậm chí cảm thấy tim mình cũng đập nhanh hơn. Rút cuộc, tôi nhận ra thói quen “vội vã” này là một trạng thái không đúng đắn đối với học viên. Làm sao tôi có thể sửa chữa mình đây? Tôi lập tức nhớ lời Sư Phụ, “Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (“Bài trừ can nhiễu”, Tinh tấn yếu chỉ II), tôi biết rằng mình cần phải làm gì.
1) Học Pháp với tư tưởng yên tĩnh. Đến lúc học Pháp, bạn chỉ nên học Pháp. Đến lúc tập công, bạn chỉ nên tập công. Đến lúc giảng sự thật, bạn chỉ nên giảng sự thật. Bạn không nên làm việc này nhưng đầu óc lại nghĩ đến việc khác. Dù bạn đang làm gì, chỉ cần toàn tâm tập trung vào việc đó. Nếu bạn lại tập trung vào rất nhiều thứ trong đầu khi học Pháp thì làm sao những tầng cao hơn tầng cấp Phật, Đạo, Thần có thể giác ngộ cho bạn? Học Pháp trong trạng thái như vậy cũng phản ánh sự thiếu tôn trọng đối với Sư Phụ và Pháp. Hơn thế nữa, những tư tưởng tràn ngập trong tâm trí bạn cũng gây nên nghiệp tư tưởng, và đó chính là can nhiễu. Phương pháp của tôi là niệm Luận Ngữ và “Chủ ý thức phải mạnh” trước khi học, như vậy bên mặt thần của tôi sẽ trở nên sáng suốt khi tôi học Pháp.
2) Loại bỏ mọi loại can nhiễu. Khi mọi việc sẵn sàng, tôi bắt chân theo thế liên hoa và ngồi ngay thẳng (khi chân đau, tôi duỗi chân thư giãn). Một cách nghiêm túc và cẩn trọng, tôi bắt đầu học Pháp. Đôi khi tôi cảm thấy khát, buồn ngủ hay bắt đầu nghĩ đến những thứ này khác. Nhưng dù đó là gì đi nữa, tôi đều coi đó như những can nhiễu và không động tâm. Dù trời có sập, tôi vẫn sẽ kiên trì học Pháp. Tâm tôi vững như đá tảng. Tôi quyết tâm không dao động. Nhanh chóng, tất cả mọi can nhiễu đều bị giải thể bởi Pháp. Tâm trí tôi trở nên sáng suốt. Dần dần, tôi được bao bọc bởi một năng lượng từ bi và ấm áp. Tâm trí tôi trở nên an tĩnh hơn, an tĩnh hơn. Tôi đạt định một cách sâu hơn, sâu hơn. Bạn phải nhớ rằng bất kì can nhiễu nào cũng chỉ là ma huyễn. Bạn không nên có mong muốn tiếp tục nào với nó. Nếu bạn tiếp tục với ý nghĩ nằm xuống khi thấy mệt hoặc chợp mắt thì sẽ rất khó tỉnh dậy khi bạn ngủ mê đi. Người ta cần phải có ý chí và sự chịu đựng mạnh mẽ. Sự gian khổ nhỏ bé này không là gì cả. Chúng ta có một Sư Phụ tuyệt vời đến vậy, một Pháp vĩ đại đến vậy! Nếu chúng ta không biết trân quí thì chúng ta chẳng phải dại dột đánh mất cơ hội của mình hay sao?
3) Bình tâm lại và yên tĩnh đọc sách. Bạn cần nhớ không được theo đuổi tốc độ và số lượng. Thậm chí nếu bạn học một hay hai bài giảng mỗi ngày, đó cũng ổn. Không ai ép buộc bạn. Sau khi học Pháp, bạn sẽ đắc được những gì mình đã giác ngộ. Vấn đề chính là bạn ngộ được bao nhiêu. Khi yên tĩnh và chăm chú học Pháp, tâm trí bạn trở thành không. Và hơn thế nữa, khi bạn học Pháp với trái tim hoặc tâm thái tôn kính Sư Phụ và Pháp, khi Sư Phụ thấy điều đó, Người sẽ giác ngộ cho bạn. Nhưng chúng ta không được học Pháp với chấp trước theo đuổi trạng thái giác ngộ. Giữ trạng thái “không cầu” và để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên, trạng thái không ham muốn không truy cầu là tâm thái đúng đắn nhất mà chúng ta cần có. Khi bạn học Pháp với tâm yên tĩnh và thuần khiết, bạn sẽ cảm động trước lòng từ bi của Sư Phụ và thậm chí trào nước mắt, cảm nhận lòng biết ơn vô biên trước sự cứu độ của Sư Phụ đối với mình. Bạn cũng sẽ cảm nhận sự vô biên và sâu sắc của Đại Pháp và hiểu Pháp từ những tầng cấp khác nhau. Có rất nhiều xúc cảm khó có thể miêu tả được. Đôi khi một luồng năng lượng mạnh mẽ dâng trào, tràn khắp cơ thể tôi. Tôi gần như không thể cưỡng lại sự mạnh mẽ của nó. Tôi cảm thấy như mình rời khỏi cơ thể và bay lên những tầng mây! Đôi khi, lòng biết ơn đối với Sư Phụ trào lên từ thân thể tôi, từ tầng này đến tầng khác của sinh mệnh. Tôi may mắn biết bao được Sư Phụ chọn, đắc Pháp trong thế giới tầm thường này vào thời mạt Pháp, trở thành đệ tử của Sư Phụ, một lạp tử của Đại Pháp. Tôi thường tự nhủ, “Có một Sư Phụ như vậy, một Đại Pháp như vậy, tôi còn cần gì nữa!”
Với những bạn học viên mà dường như chưa thể đắc Pháp vì còn chịu can nhiễu và với những bạn chưa thể tập trung thật sự vào học Pháp tốt, tôi rất hy vọng các bạn trở nên sáng suốt trong vấn đề này. Các bạn phải nhận thức được sự may mắn của mình khi bước đến một núi vàng. Đừng đứng đó với hai bàn tay trắng. Một cơ hội hằng bao đời bạn có thể lỡ! Bây giờ là lúc nghiêm túc nghĩ về điều này. Khi bạn bước đi trên con đường tu luyện, bạn phải bước đi với quyết tâm và đừng để phải hối tiếc chút nào sau này. Đường tu không phải là thứ bạn cứ lẫn lộn rồi mà có thể đạt đến Viên Mãn. Sóng lớn cuốn cát đi. Chỉ có vàng thực sự còn lại!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/6/18/180496.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/8/5/99536.html
Đăng ngày 6-8-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản