Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-06-2023] Năm nay, tôi đã hơn 50 tuổi. Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1998. Sau khi tu luyện, những căn bệnh kinh niên của tôi đã biến mất và mối quan hệ trong gia đình đã trở nên hòa thuận.

Chuyển biến quan niệm

Từ khi về nhà chồng, mẹ chồng tôi đã tỏ thái độ không thích tôi ra mặt. Bà thường chê trách, nhiếc móc tôi. Vì không kham nhẫn được trước sự nhiếc móc của mẹ chồng, mà tôi liên tục phản ứng, trong tâm rất khó chịu. Mối quan hệ giữa chúng tôi ngày càng mâu thuẫn, căng thẳng.

Vì tôi không biết nấu ăn ngon nên mỗi khi cả nhà làm cơm, thay vì nấu chính, tôi thường chỉ phụ những việc lặt vặt. Một lần, do cố gắng hoàn thành một số việc nên tôi không kịp ngồi vào bàn ăn cùng mọi người. Mọi người đã sẵn sàng ăn tối, chỉ chờ mỗi tôi. Đúng lúc tôi xong việc và ngồi vào bàn, mẹ chồng tôi liền gọi tôi vào bếp. Phía sau cánh cửa đóng kín, bà mắng mỏ tôi: “Cô xuất thân từ một gia đình có giáo dục, bố mẹ cô dạy bảo cô thế nào? Cô để người lớn phải chờ đợi thế là sao?” Bố mẹ tôi mất đã lâu, những lời nói của bà khiến tôi uất ức không nói lên lời.

Những sự việc như vậy xảy ra thường xuyên. Khi chồng tôi không có mặt, mẹ chồng thường nhiếc móc tôi thậm tệ. Thái độ của bà ảnh hưởng đến cả cách bà đối xử với con trai tôi. Dù cháu là cháu trai duy nhất của bà, là đứa cháu nối dõi tông đường, nhưng bà lại luôn cư xử và nói cay nghiệt với cháu. Ngược lại, bà chiều chuộng cháu ngoại. Tôi biết đây là cách mẹ chồng trả thù tôi.

Để tránh đối đầu trực tiếp với mẹ chồng, tôi đã xúi chồng than phiền với bố chồng cho tôi. Bố chồng tôi rất thiên vị chồng và con trai tôi, vì những lời than phiền này đã dẫn đến những cuộc cãi vã thường xuyên giữa bố mẹ chồng tôi. Mẹ chồng tôi là người sạch sẽ thái quá, nên bà không bao giờ muốn cho tôi ở lại nhà bà. Dù có giúp bà gói sủi cảo qua giao thừa thì tôi vẫn phải về nhà mình ngủ.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi nhận ra rằng trừ bỏ chấp trước người thường và tu Thiện có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, kể cả gia đình tôi. Tôi đã cố gắng cải thiện bản thân về phương diện này.

Năm đó, gia đình tôi chuyển đến nhà mới, bố mẹ chồng tôi cũng chuyển đến sống cùng. Vì bản tính kiêu ngạo và cố chấp nên chồng và bố chồng tôi thường xuyên lớn tiếng tranh cãi. Tôi tìm được việc làm bên ngoài, và vì không muốn về nhà ngay sau giờ làm việc, nên tôi luôn tìm lý do để né tránh mâu thuẫn trong nhà.

Tôi chia sẻ câu chuyện về gia đình mình với một đồng tu. Cô ấy nói: “Chị không nên tìm cách né tránh rắc rối.” Cô ấy nói vậy khiến tôi hướng nội. Những mâu thuẫn này là cơ hội để tôi đề cao trong tu luyện, loại bỏ tâm trách giận và oán hận người thường. Tại sao tôi lại tìm cách né tránh những mâu thuẫn này?

Một hôm, chúng tôi đến nhà em chồng ăn tối, em hỏi: “Mẹ ở nhà chị mấy hôm rồi. Chị đã giúp mẹ tắm rửa chưa?“ Mẹ chồng tôi không nói gì, tôi miễn cưỡng hỏi bà: “Mẹ có muốn đi tắm không?” Mẹ chồng nhìn tôi bằng ánh mắt giận dữ và đáp: “Không!”

Khi trở về nhà, tôi cảm thấy có gì đó không ổn. Phải chăng tôi lại cố né tránh gánh nặng này nữa? Mẹ chồng thể trạng yếu nên bà không thể tắm nếu không có người giúp đỡ. Nếu tôi vẫn không làm việc này, tôi sẽ bị tai tiếng trong dịp đón Tết tới đây. Tôi cúi đầu, nhẹ nhàng dỗ dành mẹ chồng: “Mẹ, con giúp mẹ tắm được không?” Không tin vào tai mình, mẹ chồng nhìn tôi với vẻ hoài nghi.

Cuối cùng, bà cũng đồng ý. Tôi gội đầu cho bà, đợi bà ngâm mình xong tôi mới tắm cho bà. Mẹ chồng tôi rầy la không ngớt, “Cô có giặt quần áo cho tôi tử tế đâu”, v.v. Bà xoi mói tôi đủ điều, rồi thốt lên: “Cô làm gì cũng không bằng con gái tôi!” Tôi vẫn im lặng, nhưng nghĩ bụng: “Bà thật khó chiều lòng. Tôi thậm chí còn chưa tắm cho mẹ mình”. Vừa có ý nghĩ này, tôi chợt nhận ra: Đây là tâm oán hận! Tôi kiên quyết bài trừ ý niệm bất thiện này.

Gánh nặng lo toan cho nhà chồng thường đổ lên vai các chị em chồng tôi. Phần đóng góp của tôi cho việc chuẩn bị đón Tết của gia đình là dọn dẹp nhà bếp, nhà vệ sinh và chăm sóc mảnh vườn trồng rau nhỏ của gia đình. Tôi là người đóng góp ít nhất mỗi năm. Mẹ chồng tôi đã giúp tôi đề cao tâm tính. Làm sao tôi có thể nghĩ xấu về bà được? Khi nhận ra điều này, tôi thầm cảm ơn bà đã cho tôi cơ hội đề cao này.

Sau khi bình tĩnh lại, những lần tắm sau cho mẹ chồng, tôi đã để tâm hơn. Tôi hỏi: “Mẹ có bị đau không? Con xoa bóp như thế này có ổn không?” Cuối cùng, khi tôi đang rửa chân cho bà, mẹ chồng tôi hài lòng nói: “Đây là lần tắm thoải mái nhất. Người mẹ lúc nào cũng bị căng cứng, nhưng lần này lại thấy thư giãn, cứ như bao nhiêu thứ xấu đã được gột rửa. Nhẹ nhõm quá!” Vừa nói, mẹ chồng vừa cười với tôi.

Vì lo bà bị cảm, tôi vội giúp bà mặc áo choàng tắm. Khi chúng tôi bước ra khỏi phòng tắm, tôi nhận thấy sự tĩnh lặng bất thường tràn ngập phòng khách. Không phải chồng tôi và bố chồng tôi đang ngồi uống trà trong phòng khách sao? Tôi nhìn qua và thấy ba cặp mắt đang nhìn chúng tôi với vẻ ngạc nhiên, lo lắng và tò mò. Bạn của chồng tôi ghé chơi lúc nào mà tôi không biết. Mặc cho sự căng thẳng trong nhà, mẹ chồng và tôi vẫn nói cười – điều chưa từng xảy ra trước đây.

Tôi đỡ mẹ chồng lên giường nằm nghỉ rồi xuống bếp gọt hoa quả. Mẹ chồng dựa vào vòng tay của tôi một cách thoải mái, bà ăn trái cây tôi đút cho bà, từng miếng một. Nắm lấy cơ hội, tôi gợi ý bà xem đĩa DVD Thần Vận. Trước đây, mẹ chồng tôi luôn từ chối những đề nghị của tôi. Thế mà, hôm nay, bà đã đồng ý và xem buổi biểu diễn một hồi lâu. Nhìn khuôn mặt nhăn nheo với nụ cười rạng rỡ của mẹ, tôi cảm động đến trào nước mắt. Nếu tôi không nghiêm khắc tuân thủ các Pháp lý, tôi đã không cứu được sinh mệnh của bà.

Đột nhiên, mẹ chồng tôi ngừng ăn và hỏi tôi: “Sao con không ăn?” Bà nhìn thấy khi tôi nói dối rằng tôi không thích trái cây. Mẹ chồng nói: “Con tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn, vậy con không được nói dối!” Tôi á khẩu. Mẹ chồng tôi nói tiếp: “Mẹ không mù. Con đã thay đổi rất nhiều trong những năm qua kể từ khi con bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Hồi trước, mẹ không muốn con chăm sóc mẹ trong những năm cuối đời. Khi con mới về làm dâu, mẹ thầm nghĩ: ‘Thật bất hạnh khi có đứa con dâu như vậy!’ Mẹ chưa bao giờ mơ mình được hưởng phúc phận này. Nếu không có Pháp Luân Đại Pháp, con sẽ không thể có tâm thiện như thế với mẹ.”

Là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi phải biết nghĩ cho người khác và quan tâm đến người khác. Giờ đây, tôi đã trở thành một vị khách được chào đón ở nhà mẹ chồng. Chúng tôi cùng ngủ trên một chiếc giường, và bà luôn để ý xem tôi đắp chăn đủ ấm để không bị lạnh chưa. Sau đó, chúng tôi trò chuyện cho đến khi chìm vào giấc ngủ.

Biết nghĩ cho chị chồng

Thực ra, chị chồng tôi là người lo toan mọi việc nhà chồng. Chị rất tốt với con trai tôi và không bao giờ tính toán chi li chuyện tiền bạc. Tôi rất cảm kích trước sự trợ giúp của chị, nhưng cũng phải nói rằng, chị hay nói nặng với mọi người xung quanh và hay đưa chuyện.

Để tránh mâu thuẫn, tôi thường cố ý tránh mặt chị. Trong ba năm, mỗi lần tôi đến nhà chồng giúp dọn dẹp chuẩn bị đón Tết, tôi đều hỏi mẹ chồng: “Khi nào chị về ăn Tết?” Sau đó, tôi sẽ tính toán sao cho có thể trở về nhà trước khi chị đến. Không ngờ năm 2020, chị chồng về nhà sớm hơn dự kiến, thế là tôi hết đường thoát thân.

Vì bố chồng tôi thiên vị con trai tôi nên chị hay tỵ. Chị tranh cãi với bố chồng tôi ngay trong bữa ăn, không ai chịu nhường ai. Trong cuộc xung đột giữa họ, tôi đã quên hướng nội. Một mâu thuẫn lớn như vậy chắc hẳn là do tôi có tâm tranh đấu để được bố chồng ưu ái.

Trước tiên, tôi cố gắng giúp bố chồng bình tĩnh lại, rồi tôi miễn cưỡng vào bếp làm dịu cơn giận của chị chồng. Chị lớn tiếng như hét lên: “Nhìn chồng cô kìa! Cậu ấy không đóng góp gì cho gia đình này. Tôi với em gái tôi phải làm đến kiệt sức, nhưng lợi ích của cả nhà lại chỉ thuộc về chồng con cô!” Chị tiếp tục mắng mỏ tôi không ngớt. Chồng chị cố gắng can thiệp nhưng vô ích. Anh chỉ có thể an ủi tôi: “Đừng giận. Chị em đang trong thời kỳ mãn kinh. Tôi trả lời: “Không sao đâu, em không trách chị đâu ạ.”

Mẹ chồng đã gần 80 tuổi, bà đứng nép sang một bên và quan sát cuộc tranh cãi của chúng tôi với biểu hiện hết sức mâu thuẫn. Tôi cảm thấy hoàn cảnh của bà thật tội. Một bên là con gái hiếu thảo, bên kia là con dâu giúp bà công việc ruộng vườn, còn là người tâm tình thân thiết của bà. Bà đứng về phía ai? Bà thật bối rối.

Hướng nội, tôi thấy tôi có tâm oán hận chị chồng bởi chị luôn muốn được khen ngợi vì những đóng góp của chị. Tôi xem thường chị, mặc dù chị là người có địa vị và có học thức, nhưng cách hành xử lại thua xa tôi – một kẻ chỉ mới tốt nghiệp trung học cơ sở. Tôi biết khổ nạn này được an bài để tôi có thể đề cao tâm tính, cũng là nguyên nhân vì bé tránh chị một thời gian dài. Chẳng phải chị đang khiến những chấp trước của tôi lộ ra sao? Tôi quyết định chuyển biến quan niệm và đặt mình vào vị trí của chị.

Tôi chân thành nói với chị: “Chị ơi, đó là lỗi của chúng em. Chúng em sẽ làm bất cứ điều gì, chỉ mong chị bớt giận. Chị đã phó xuất rất nhiều cho gia đình mình. Năm chị nhập viện, chúng em cảm thấy như trời sập xuống, không ai biết phải làm sao. Gia đình này không thể tồn tại nếu không có sự lo toan của chị. Chị đừng trách mình nữa, kẻo lại ảnh hưởng tới sức khỏe. Em lo cho huyết áp của chị. Chị cứ đánh em mấy cái đi cho bớt giận?” Ngạc nhiên thay, chị không quát tháo nữa, cơn giận cũng lắng dần xuống.

Chồng tôi sức khỏe yếu nên không để tâm đến việc gia đình. Chị dâu tôi buộc phải lo những chuyện lớn trong nhà thay anh ấy. Vậy mà bố chồng tôi vẫn thiên vị chồng và con trai tôi, cứ thích lấy tiền tiết kiệm của gia đình cho chồng con tôi. Tôi từng cố gắng thuyết phục bố chồng: “Bố à, bố đừng làm vậy. Sự thiên vị của bố sẽ làm ảnh hưởng mối quan hệ của chúng con với chị em chồng.“ Nhưng lời nói của tôi chẳng thấm tháp gì. Bố chồng và chồng tôi đều không chịu nghe. May mắn thay, con trai tôi hiểu chuyện nên không nhận tiền của ông nội nữa. Gia đình tôi được thiên vị cho tiền bao nhiêu nhiều năm như vậy, làm sao chị chồng tôi có thể chấp nhận được?

Bằng giọng nói bình tĩnh hơn, chị chồng hỏi: “Mấy năm nay chẳng phải lúc nào em cũng né tránh chị sao? Chị muốn gặp em để nói chuyện mà không gặp được. Chị làm việc vất vả, lo toan tiền bạc cho cái nhà này, thế mà bố lại lấy tiền của chị đem đỡ cho con trai xây nhà.”

Tôi trả lời: “Em sợ chị giận. Nếu vì giận mà ảnh hưởng tới sức khỏe thì ai lo cho chị? Em đã mắc sai lầm bao nhiêu năm qua. Em chưa bao giờ để tâm tới những khó khăn mà chị phải gánh chịu.” Thực ra, chị chồng tôi không hề có ý tranh giành số tiền tiết kiệm của bố chồng tôi. Chị chỉ muốn mọi người nhận ra rằng chị bị bố đối xử bất công. Khi chị cần một người biết lắng nghe, động viên chị thì tôi lại ích kỷ né tránh chị. Tôi sợ phải đối mặt với những lời chỉ trích và đổ lỗi của chị. Tôi không đạt tiêu chuẩn người tu luyện vì không dung nhẫn, không biết hướng nội khi gặp vấn đề. Tôi chân thành xin lỗi chị, và chị không còn bất bình nữa.

Khi bắt đầu xảy ra cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, chị chồng tôi lo sợ cho sự an toàn của gia đình nên cố tình không hiểu việc chứng thực Pháp của tôi, thậm chí còn tìm cách mở thư điện tử của tôi. Chị một mực từ chối nghe tôi giảng chân tướng. Năm nay, con trai tôi từ Thượng Hải về đón Tết sau nhiều năm xa nhà, cháu xoa bóp và rửa chân cho ông nội, bôi thuốc vào chỗ chân đau cho ông, giúp bà rửa chén bát, lau bếp và trò chuyện với mọi người. Phong thái lịch sự, tốt bụng và có văn hóa của cháu đã gây ấn tượng với ông bà và bác cả.

Trong bữa liên hoan gia đình, bố chồng tôi tự hào nói: “Cháu trai tôi được nuôi dạy tử tế là nhờ có mẹ là học viên Pháp Luân Đại Pháp. Đại Pháp đã dạy cho con dâu những giá trị đạo đức quan trọng, nhờ thế mà cháu trai mới được thế này.” Bố chồng tôi vẫn tự hào về con trai tôi và nói với mọi người mà ông gặp: “Chân Thiện Nhẫn hảo. Chân-Thiện-Nhẫn ban phước cho cháu trai tôi.

Chị chồng tôi hết lời khen ngợi con trai tôi, cũng không còn phản đối các việc Đại Pháp của tôi như trước nữa.

Pháp Luân Đại Pháp thật thần kỳ! Hướng nội quả là Pháp bảo! Cảm tạ Sư tôn! Cảm ân Đại Pháp!

(Bài chọn lọc nhân dịp kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24 trên Minh Huệ)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/6/3/460948.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/8/209784.html

Đăng ngày 02-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share