Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-12-2022] Gần đây, tôi đã có một cuộc trò chuyện khá lâu với bốn cảnh sát và viên chức chính quyền ở một quán trà. Đây hoá ra lại là một cơ hội tốt để họ hiểu chân tướng cũng như biết tới một học viên Pháp Luân Công ở phương diện cá nhân.

Nhân viên chính quyền di chuyển hàng ngàn dặm để sách nhiễu

Một hôm cha tôi gọi điện thoại tới và nói rằng có năm cảnh sát và viên chức chính quyền đã đến gặp cha mẹ tôi. Những người này muốn tới gặp tôi nhưng hiện tôi đang làm việc ở một thành phố khác và không còn cư trú ở quê nhà. Tuy nhiên cha tôi đã đồng ý là vài ngày nữa sẽ đưa họ tới gặp tôi.

Lúc ấy tôi đã lập tức từ chối gặp họ, nhưng cha tôi không đồng ý vì những người này sẵn sàng di chuyển hàng ngàn dặm xa để gặp tôi. Thấy tôi cương quyết, ông đã nhờ chị tôi lái xe chở ông và mẹ tôi đi suốt đêm đến nơi tôi ở để thuyết phục tôi.

Ngày hôm sau, lòng tôi rối bời và tâm tôi bị nỗi sợ hãi chiếm lĩnh. Tôi chỉ vừa mới được trả tự do khỏi nhà tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Vào ngày tôi được thả, một nhóm người đã chặn tôi lại và toan đưa tôi đến nhà tù để “nói chuyện”. Dù âm mưu của họ bất thành do sự kháng cự của gia đình tôi nhưng sau đó họ đã thường xuyên gọi cho cha mẹ tôi khiến cha mẹ tôi bị áp lực tinh thần to lớn. Tôi nhớ rằng cha tôi cảm thấy chán nản sau mỗi cuộc gọi của họ và bầu không khí u ám bao trùm cả gia đình.

Tôi biết rằng sợ hãi không giải quyết được vấn đề. Vì không có sự lựa chọn nào khác, tôi quyết định sẽ đối mặt với những nhân viên chính quyền đó. Tôi biết hết thẩy đều là do Sư phụ quản.

Thế là, như đã hứa, cha và tôi đã đi gặp bốn người họ trong một quán trà. Trong suốt quá trình tương tác của chúng tôi, bầu không khí vẫn tương đối thoải mái.

Mặc dù họ cố thuyết phục tôi từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng tôi vẫn có thể dẫn dắt cuộc trò chuyện kéo dài ba tiếng đồng hồ, và cuối cùng có thể nói với họ chi tiết chân tướng cuộc bức hại.

Tóm tắt cuộc trò chuyện

Tôi muốn chia sẻ một số trích đoạn trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, chủ yếu là giữa tôi và người dẫn đầu họ Trần.

Sau khi chào hỏi nhau, một người trong số họ nói: “Chúng ta không phải là kẻ thù, đúng không?” Tôi vừa cười vừa đáp: “Làm sao mà các vị lại là kẻ thù của tôi được? Tôi không có kẻ thù. Các vị đến đây rồi thì các vị đều là bằng hữu của tôi”. Trong tâm tôi thật sự không hề coi họ là kẻ thù và cũng không cảm thấy phiền phức với sự xuất hiện của họ. Tôi luôn giữ thái độ hòa nhã trong suốt cuộc trò chuyện.

Họ nói rằng họ đến tìm tôi là vì một bài viết mô tả chi tiết những bức hại mà tôi đã trải qua. Gần đây, bài viết đó đã được đăng tải trên một website ở hải ngoại và họ muốn xác minh rằng có phải là tôi đã viết và gửi cho website đó không. Tôi nói với họ rằng tôi thậm chí còn không biết website này chứ đừng nói đến chuyện tôi đã gửi bất kỳ bài viết nào cho trang đó.

Sau đó họ yêu cầu tôi viết một bảm cam đoan, cam kết ba điều:

“Một là, xác nhận rằng chị đã không viết bài viết đó và chưa từng truy cập website đó. Điều này cũng bảo đảm rằng chị sẽ không truy cập nó trong tương lai hay đăng tải bài viết nào trên đó. Hai là, cảm kết rằng chị sẽ không tham gia vào bất kỳ thứ gì liên quan đến Pháp Luân Công…”

Tôi ngắt lời họ: “Ngay cả án tù cũng không thể khiến tôi từ bỏ đức tin, tôi không thể thực hiện điều thứ hai. Tôi cũng sẽ không làm theo yêu cầu đầu tiên vì tôi không làm gì sai cả.”

Họ liên tục yêu cầu tôi viết cam kết dù tôi đã thẳng thừng từ chối. Tôi nhận ra đây là mục đích chính cho chuyến đi của họ.

Tôi nhận ra nếu cứ dây dưa tiếp thì chúng tôi không đi đến đâu cả, vậy nên tôi đã đưa ra cho họ hai yêu cầu: “Thứ nhất, tôi đề nghị toà án quận và toà trung cấp thành phố huỷ bỏ phán quyết của tôi và trắng án cho tôi. Thứ hai, tôi yêu cầu được bồi thường vì tôi bị phán sai, chịu án oan”. Tôi yêu cầu họ phản ánh lại hai yêu cầu của tôi lên cấp trên của họ.

Khi họ đề cập đến vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn, tôi nói rằng nó là do chính quyền dàn dựng. Trần ngay lập tức phá lên cười. Tôi không thể tin rằng sau nhiều năm như vậy mà vẫn có người trong chính quyền không biết sự thật này.

Tôi giải thích rằng Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế Liên Hợp Quốc đã công khai chỉ ra trước phái đoàn Trung Quốc rằng vụ tự thiên Thiên An Môn là trò lừa bịp do Đảng Cộng sản Trung Quốc một tay đạo diễn. Lúc đó phái đoàn Trung Quốc không bác bỏ cáo buộc này.

Tôi cũng chỉ ra điểm bất thường trong vụ tự thiêu, đó là Vương Tiến Đông, một trong những người bị cáo buộc tự thiêu. Làm thế nào mà quần áo ấm mùa đông của anh ta lại bị cháy nghiêm trọng hở thịt bên trong, nhưng chai nhựa Sprite đặt giữa hai chân anh ta vẫn không hề gì. Tóc và lông mày của Vương cũng còn nguyên vẹn.

Trần quắc mắc nhưng không phản bác gì và liền đổi chủ đề.

Họ hỏi tôi tại sao lại kiên trì tu luyện Pháp Luân Công. Tôi nói với họ rằng Pháp Luân Công là một công pháp tốt và tôi được thụ ích gì từ môn tập. Tôi miêu tả sức khoẻ và đạo đức của mình được đề cao sau khi tu luyện như thế nào, nhấn mạnh sự thật rằng tôi chưa bao giờ biển thủ một xu nào trong những năm tôi phụ trách hàng trăm triệu đô la Mỹ của công ty.

Họ đồng ý rằng tôi là một người tốt. Nhưng sau đó họ nghĩ rằng điều đó không liên quan gì đến Pháp Luân Công vì nhiều người cũng là người tốt như cha mẹ tôi và bản thân họ.

Tôi nói với họ: “Tôi biết các vị đều là người tốt và có thể giữ vững tâm tính của mình. Nhưng đối với tôi mà nói, tất cả là vì tôi tu luyện Pháp Luân Công nên tôi mới có thể làm được những điều đó để thành một người tốt. Nếu như không có tín ngưỡng của mình ước thúc, tôi có lẽ đã không thể kiên trì nhiều thập niên qua.”

Họ nhấn mạnh rằng tu luyện Pháp Luân Công hiện là phạm pháp và yêu cầu tôi dừng lại. Tôi nói rõ với họ: “Không có luật nào ở Trung Quốc cấm người dân tu luyện Pháp Luân Công, và Pháp Luân Công luôn luôn hợp pháp ở Trung Quốc. Nhiều luật sư ở Trung Quốc đã biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công trong thập niên qua, giống như một vị luật sư nổi tiếng trong tỉnh của chúng tôi, người đã biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công từ năm 2015.”

Trần hỏi: “Ông ấy đã thắng vụ nào chưa?”

Tôi nói trước mắt thì chưa nhưng bổ sung rằng: “Nhưng hôm qua chưa thành công không có nghĩa là ngày mai sẽ không thành công! Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào ông ấy.”

Họ vẫn im lặng.

Tôi nói với họ rằng tôi liên tục bị sách nhiễu sau khi được thả khỏi nhà tù. Sau khi tôi về nhà được một ngày, người của cộng đồng dân cư địa phương đã đến sách nhiễu và ghi hình tôi. Tôi bị chặn lại ở ga xe lửa khi trên đường về quê và hành lý của tôi bị lục soát một cách vô cớ.

Tôi cũng yêu cầu họ dừng gọi điện cho cha tôi vì nó khiến ông ấy bị áp lực tinh thần. Họ chỉ ra: “Chúng tôi luôn thân thiện với ông ấy. Chị có thể hỏi ông ấy để kiểm chứng.”

Tôi nói: “Điều ấy tôi biết. Cha tôi nói rằng thái độ của các vị là tốt, nhưng mục đích gọi đến thì đủ để khiến ông ấy bị áp lực. Cha tôi đã lớn tuổi rồi, không thể chịu được áp lực như vậy từ các vị đâu.”

Khi nói về đời tư, họ hỏi tôi tại sao tôi vẫn độc thân dù ưa nhìn. Tôi trả lời rằng tôi không muốn có thêm một người vì sự an toàn của tôi mà phải sống trong lo sợ hãi.

Họ ngạc nhiên trước câu trả lời của tôi và liếc mắt nhìn nhau. Một người nói: “Cô ấy thật thông minh.” Tôi nói: “Tôi biết rõ cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc tàn bạo thế nào. Vì tôi đã chọn con đường không dễ dàng này, tại sao tôi lại phải khiến thêm một người nữa phải vì tôi mà phập phồng lo sợ.”

Trước khi rời đi, họ nói rằng họ đã có một cuộc trò chuyện hữu ích với tôi và muốn giữ liên lạc. Tôi trả lời rằng tôi sẽ luôn chào đón họ như bạn bè, còn nếu họ đến vì cái mà họ gọi là “công việc” kia, thì tôi không hoan nghênh.

Tôi nói: “Tôi tin rằng cha mẹ tôi cũng muốn tôi trở thành một người tốt với nhân phẩm cao thượng, tôi kiên trì tu luyện Pháp Luân Công vì bản thân tôi đã được thụ ích từ pháp môn. Ví dụ, hãy nói về việc chúng ta là bạn bè, và các vị giúp tôi khi tôi gặp rắc rối. Nhưng một ngày nọ các vị bị vu khống và mọi người xung quanh đều nói các vị đã làm điều xấu. Trong trường hợp đó, các vị có muốn tôi vì để bản thân yên ổn mà giậu đổ bìm leo mà nói lời dối trá về các vị giống như bao người khác, hay các vị muốn tôi nói ra sự thật?”

“Mặc dù tôi vì vậy mà phải chịu bất công, nhưng tôi nghĩ các vị nhất định muốn tôi nói ra sự thật. Còn tôi, từ góc độ báo ân đức với bạn bè, tôi thấy mình nhất định phải nói sự thật. Người Trung Quốc chúng ta có câu: ‘Nhận ơn một giọt nước, trả ơn cả dòng sông.’ Đây là đạo lý làm người cơ bản nhất.”

Nói đến đây, tôi để ý thấy biểu cảm phức tạp trên khuôn mặt của Trần. Tôi có thể cảm thấy ông ấy rất chấn động, điều mà tôi không ngờ tới. Sau đó ông ấy nói: “Giờ chị có thể đi được rồi.”

Tôi ngạc nhiên khi nghe vậy vì tôi đã nhiều lần nói với họ rằng tôi cần quay lại làm việc gấp nhưng họ đều nói rằng chưa xong câu chuyện, muốn tôi ở lại một lát nữa, khiến tôi không thể rời đi. Thế nhưng lúc này ông ấy lại chủ động bảo tôi rời đi.

Vì thế tôi nói: “Được rồi! Tôi đi luôn nha!”

Trần bật cười bảo tôi: “Chị nói nghe không cương quyết lắm. Chị phải nói to lên là ‘Tôi đi đây! Sau đó nhấc chân bước ra khỏi cửa và không ngảnh lại. Dứt khoát đi ra ngoài chứ!”

Tôi ngạc nhiên và chợt hiểu ra gì đó, bèn dõng dạc và kiên quyết nói: “Tôi đi đây!”

“Chưa, chưa đủ kiên quyết! Phải kiên quyết giống như chị thật sự muốn thế!”

Tôi hắng giọng nói to hơn: “Tôi đi đây!”

Trần nói với vẻ hài lòng: “Tốt lắm.”

Trần bảo cấp dưới tiễn tôi đến cửa quán trà.

Phần kết

Mặc dù phải ngồi tù oan sai vài năm nhưng tôi không oán hận những nhân viên chính quyền thực thi pháp luật đã đưa tôi vào đó. Thay vào đó tôi cảm thấy họ thật đáng thương.

Tôi nhớ đến Lâm, người đã dẫn theo chục người đến nhà tôi để bắt tôi và lấy đi tài sản của tôi. Anh ta và một cảnh sát khác cầm hai tay tôi khiêng xuống cầu thang khi tôi hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Tuy nhiên, khi nhìn thoáng qua gương mặt của Lâm, tôi thấy anh ta đang run rẩy và nét mặt biến dạng. Tại đồn công an, tôi nói rằng Pháp Luân Công là hợp pháp và nhân viên công vụ nào làm sai phải thì pải chịu trách nhiệm suốt đời.

Lần thứ hai, anh ta đến gặp tôi một mình. Anh ta với vẻ mặt buồn rười rượi nói với tôi rằng bản thân không muốn bắt tôi và việc anh ta bắt tôi là trái với ý muốn. Anh ta cho nói tên của người cấp trên đã ra lệnh cho anh ta. Anh ta nói rằng ngưỡng mộ tính cách của tôi và muốn có một người bạn như tôi nhưng lại sợ cấp trên biết rằng anh ta làm bạn với một học viên Pháp Luân Công.

Sau khi được ra tù, tôi đến gặp Lâm để lấy lại những tài sản đã bị tịch thu. Anh ta liên tục bao biện cho hành động của mình và lập lại rằng đồng nghiệp đã ra lệnh cho anh ta bắt tôi.

Tôi nhận ra rằng những người thực thi pháp luật này có thể cảm thấy khổ tâm vì phải bức hại người tốt chỉ vì miếng cơm manh áo. Họ ở vào vị đáng thương nhất vì họ phải trả giá cho tội lỗi của mình trong tương lai.

Về lý do tại sao Trần bị sốc khi nghe những gì tôi nói ở phần cuối buổi nói chuyện, tôi nghĩ rằng có quá ít người đáng tin cậy xung quanh ông ấy. Suy cho cùng, ai mà không muốn xung quanh mình là những người có đạo đức tốt.

Cha tôi, người tham gia cuộc nói chuyện với Trần, sau đó cũng đã thay đổi thái độ đối với tôi. Ông không còn cằn nhằn hay ngăn cản tôi làm việc Đại Pháp nữa.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/3/451937.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/10/206111.html

Đăng ngày 02-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share