Bài của Phác Tâm, đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[MINH HUỆ, 20-09-2010] Trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010”, Sư phụ đã giảng:

Nhưng tôi mong rằng mọi người sau khi vấp ngã cần tiếp thụ bài học giáo huấn chính diện, không được cứ tiếp thụ giáo huấn phản diện. Tiếp thụ giáo huấn phản diện chính là dùng nhân tâm để xét vấn đề, biến bản thân thành giảo hoạt và viên dung, thế là biến thành xấu rồi. Thế nào là người xấu, tôi từng giảng cho chư vị rồi, những người giảo hoạt kia là người xấu. Người tâm địa lương thiện, không có tư tưởng phức tạp đến thế, ấy là người tốt.

Tôi cảm thấy mình giống như Sư Phụ giảng, không tiếp thụ “bài học chính diện” mà thường xuyên tiếp thụ những “bài học phản diện”; bản thân đã thay đổi thành “giảo hoạt”, “viên dung”, “xảo trá”, “phức tạp”. Từ giờ về sau tôi phải “từ phương diện chính diện [để] nâng cao trí tuệ”, lấy sự chính của suy nghĩ, lấy trí tuệ giảng chân tướng.

Tôi đã từng là một đệ tử Đại Pháp có tư tưởng đơn giản, nhớ lại nhiều năm trước, thời gian đó, tư tưởng của tôi rất thuần khiết, không có những tư tưởng giảo hoạt này của xã hội; tôi và đồng tu phối hợp ăn ý. Khi đó có đồng tu nói có mâu thuẫn giữa các đồng tu trong vùng tôi, tôi còn cảm thấy không thể hiểu được, còn nói với đồng tu “Giữa các đồng tu có điều gì mà không thể trao đổi công khai quan điểm nhỉ? Vì sao không trao đổi câu thông một chút nhỉ?

Khi đó tôi đã từng nói một câu là “Phải nhìn vào những điểm mạnh của đồng tu“, chỉ cần nhìn chỗ tốt của đồng tu thì không tức giận. Tôi và các đồng tu không có mâu thuẫn, hàng ngày đều rất vui vẻ.

Hoàn cảnh sau này đột nhiên phát sinh biến đổi, giống như mọi thứ đều biến hoá. Có lẽ tà ác đã lấy cớ này để phá hoại “Đệ tử Đại Pháp quá thuần khiết, làm sao chứng minh được đệ tử Đại Pháp là từ trong hoàn cảnh phức tạp nhất [mà] đi lên? Phải tạo [ra] những việc phức tạp để khảo nghiệm.” Vốn dĩ đồng tu rất tốt, đột nhiên bộc phát mâu thuẫn phức tạp. Giở trò tâm địa, lợi dụng người khác, tạo ra quan hệ nam nữ v.v…. đủ loại việc lộn xộn, đều xuất hiện. Có những người vì “tình nam nữ” chẳng những không vì bản thân còn bôi nhọ và làm hổ thẹn Đại Pháp; ngược lại ai không theo cô nói, không giúp cô che dấu thì cô đả kích trở lại, tìm khuyết điểm của đồng tu, chỉ cần nắm được tật xấu thì nói khắp nơi, nói bất kể thứ gì về con cái của cô, nói mọi người không hoan nghênh cô, tập thể học Pháp bất hoà với cô… lúc đầu không có mâu thuẫn, thì tạo ra mâu thuẫn xảy đến.

Đã phải phản bức hại, còn phải đề phòng một vài đồng tu cá biệt trong nhóm quấy rối, phá đám phía sau. Những việc xảy ra trước mắt là một việc phức tạp dị thường, cục diện gian nguy.

Tôi giống như lời Sư Phụ đã giảng, đã tiếp nhận “bài học phản diện”, dần dần tôi cũng đã học chữ “tinh khôn”, học “thông minh”. Khi gặp đồng tu có trò tâm địa, tôi sẽ đề phòng cẩn thận; khi đồng tu cần người làm các dự án dùng cách cố ép tôi, tôi học biết miễn cưỡng. Nhìn thấy đồng tu bị bức hại, bị lạnh cóng, muốn lấy áo khoác và găng tay của mình cho đồng tu, nhưng lại lo lắng đồng tu oán giận và tổn thương, sợ lòng tốt lại chuốc lấy phiền hà, cảm thấy chi bằng chỉ nói lời quan cách, ai cũng không thể tìm ra sai sót được.

Tôi dương dương tự đắc cho rằng, nếu không vì đồng tu đã nổi lên một số tâm địa, khiến cho tôi bị một số thiệt thòi, thì tôi sao học những “bài học” (phản diện) này nhỉ. Tôi đề phòng một số những người như thế này, kinh nghiệm ứng phó người khác trở thành kinh nghiệm nhân sinh quý giá của tôi.

Tôi ngoan cố cho rằng, người giảo hoạt, người sẽ vì bản thân mà biện giải, người sẽ vì bản thân mà nói, sẽ được nhiều lợi ích; người đần độn, người không biết nói, thì nói không ra lời. Thế là, tôi cố học “tinh ranh”, học “thông minh”, thời gian làm việc đã tích lũy kinh nghiệm trên, tư tưởng cũng biến đổi càng ngày càng phức tạp.

Sư Phụ giảng:

“Thực ra bất kể cá nhân chư vị thông minh thế nào, giảo hoạt ra sao, thì kết cục cũng như thế. Bảo người này thật ngốc, chư vị cho rằng họ thật ngốc, họ thật đơn thuần, người kia thật giảo hoạt, bất kể chư vị bước đi như thế nào trên con đường nhân sinh này, thì kết cục cũng như thế thôi; nhất định không phải vì sự giảo hoạt của con người mà phát sinh biến hoá nào cả, cũng nhất định không phải vì họ đơn thuần mà có thay đổi gì. Giảo hoạt chỉ có thể khiến tự mình trở nên xấu đi, khi tạo nghiệp lại càng khiến người ta trượt xuống; hoàn cảnh chung quanh và bản thân sau khi trở nên căng thẳng sẽ khiến nhân tâm trở nên phức tạp hơn, tư tưởng phức tạp hơn chỉ có thể biến bản thân trở nên xấu tệ hơn thôi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ Quốc năm 2007)

Sư phụ dường như hoàn toàn biết ý nghĩ của tôi, đã chỉ ra ý nghĩ sai lầm của tôi. Tôi không có lời nào có thể nói được nữa.

Tôi đã xem VCD giảng chân tướng và xem cuộc phỏng vấn MC người Tây phương Lâm Lý Thiện (tên tiếng anh là Leeshai Lemish)- người dẫn chương trình Thần Vận, MC người Hoa hỏi anh Leeshai Lemish: “Vì sao anh tham gia đoàn Nghệ Thuật Thần Vận?” Anh Leeshai Lemish nói “Ngoài được ăn các món ăn Trung Quốc ra, thì tôi còn có thể học tiếng Trung…” MC người Hoa không nhịn được cười thành tiếng, trong tâm tôi cũng cười (đương nhiên là cười trong ý nghĩ, là cười xúc động), người Trung Quốc đều có thể hiểu vì sao cười— cảm thấy người Tây phương thật sự là rất đơn giản, chỉ có người Tây phương mới trả lời gia nhập Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận là vì có thể ăn món ăn Trung Quốc, người Trung Quốc nhất định sẽ không trả lời như vậy, người Trung Quốc sẽ nói một đống lớn lý do hoa lệ và quan cách. Văn hóa đảng đầu độc người Trung Quốc, tư duy và thói quen đó hoàn toàn khác với người xã hội phương Tây bình thường, đã biến dị rất lợi hại, tư tưởng mỗi người đều biến đổi cực kỳ phức tạp, quá tinh ranh, lời nói vòng vo, người người đều không chịu thua thiệt, cho rằng nhiều tâm địa, không chịu thiệt thòi là việc tốt, những quan điểm bất hảo này xem như là của mình.

Sau khi học kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010“, tôi biết được cần phải thay đổi cách xử sự và quan niệm hình thành trong mối quan hệ giữa con người, dùng nhiều thiện để nhìn vấn đề, không dùng oán giận để xét vấn đề; không làm một người “chỉ có nói, không đi làm”, mà làm người “làm đến nơi đến chốn” để cứu người.

Trên đây là những gì từ học Pháp mà tôi ngộ được, kính mong các đồng tu góp ý.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/20/229874.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/6/120456.html
Đăng ngày: 13-10-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share