Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-10-2019] Kể từ năm 2017, một bên ngực phải của tôi xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh. Vào thời điểm đó, tôi nghĩ rằng quá trình tu luyện của bản thân xuất hiện rất nhiều vấn đề, một trong số đó là việc ham mê mua sắm trên mạng. Hơn một năm sau, sức khoẻ của tôi vẫn không hồi phục về trạng thái bình thường.

Gần đây, trong những cuộc chia sẻ cùng đồng tu sau buổi học Pháp tôi mới phát hiện ra bản thân tồn tại nhân tâm vô cùng kiên cố – tâm oán hận. Nó đã dung hợp vào lối suy nghĩ và định hình vào cử chỉ, ngôn hành của tôi. Tôi phát hiện ra tâm oán hận này bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa tôi và gia đình nhà chồng.

Trong nhiều năm qua, việc sống hoà hợp với gia đình nhà chồng luôn là thử thách khó khăn nhất của tôi. Mẹ chồng tôi đã qua đời nhiều năm trước nên chị dâu cả sau đó trở thành chủ gia đình. Chị ấy là một người vô cùng mạnh mẽ, khi nói chuyện thì luôn lớn tiếng ồn ào. Em chồng và bác cả là người hay gian dối còn bố chồng tôi thì không biết phân rõ đúng sai, không có chính kiến; con gái nói gì nghe đó nên người nhà chồng nhiều lần đem bố chồng ra để gây khó dễ cho vợ chồng tôi.

Cuối năm ngoái, người nhà chồng giao cho tôi một việc vô cùng khó giải quyết khiến tâm tôi không thể buông nhẹ xuống được. Một đồng tu khác hỏi tôi có oán giận họ không. Tôi nói: “Có chứ, tôi đã hận họ hơn 20 năm nay rồi; bạn không hỏi thì tôi cũng thật không nhận ra bản thân mình có tâm oán hận”.

Hơn 20 năm qua, tôi luôn đáp ứng hầu hết những yêu cầu hết sức vô lý từ người nhà chồng. Mặc dù trên bề mặt tôi luôn nhẫn nhưng tâm tính không được đề cao lên. Hơn nữa, trong tâm tôi luôn tràn ngập sự oán hận, bằng mặt mà không bằng lòng, ngay cả việc nghĩ đến họ thôi tôi cũng không muốn. Tôi cảm thấy họ là những người vô trách nhiệm nhất trên thế giới này.

Sau khi được đồng tu đưa ra vấn đề, có thời gian là tôi sẽ thanh trừ hết thảy những tâm oán hận đối với người nhà chồng. Tôi nói với đồng tu rằng: Oán hận trong tôi tích tụ quá sâu, tôi sẽ dần dần buông bỏ chúng! Trong quá trình tôi hướng nội thanh trừ tâm oán hận, đồng tu cũng đồng thời giúp tôi thanh lý những can nhiễu từ bên ngoài. Mấy ngày sau, vấn đề nan giải mà nhà chồng giao cho đã được giải quyết.

Vấn đề đó đã kéo dài hơn nửa năm, vậy mà trong thời gian ngắn đã có thể giải quyết xong. Lúc đầu, tôi có chút không tin, đồng tu nói với tôi: “Là Sư phụ đã nhìn thấy chị biết hướng nội và muốn xả bỏ loại tâm oán hận đó nên Ngài đã hoá giải vấn đề đó cho chị“. Hôm nay, tôi muốn nhân cơ hội này để nhìn nhận thật kỹ lưỡng tâm oán hận của bản thân:

Tâm oán giận có nghĩa là bạn cảm thấy căm phẫn đối với ai đó hoặc chuyện gì đó. Ví dụ: trong những vấn đề giữa người với người, khi tổn hại đến lợi ích của cá nhân, khi động chạm đến chuyện tình cảm, hay khi khiến bản thân mất mặt thì sẽ hình thành những tư tưởng phụ diện; gốc rễ của nó chính là tâm tật đố.

Vậy thì, tôi tự hỏi tâm oán hận của bản thân được hình thành như thế nào? Đứng từ những yếu tố nội tại mà xét, một mặt tôi là người sống nội tâm, rụt rè và nhút nhát. Lúc gặp chuyện thay vì trút giận ra bên ngoài thì sẽ nhẫn nhịn nhưng trong tâm lại thấy ủy khuất, bất bình và oán hận. Mặt khác, bản thân vẫn còn chất chứa nhiều tâm người thường, suy nghĩ cứng nhắc. Trước mỗi sự việc đều phân định đúng sai, công bằng hay không công bằng. Nhiều lần không thể đứng từ góc độ của người tu luyện để nhận định những mối nhân duyên với con người thế gian. Kết quả là tổ hợp kết thành rất nhiều oán hận.

Đứng từ góc độ các yếu tố bên ngoài mà xét, vì tà đảng reo rắt những lý luận oán hận bao bọc lấy môi trường sống xung quanh nên đã vô tri vô giác mà thấm nhuần vào tiềm thức của tôi. Thậm chí, hành vi của tôi còn bất giác bị chi phối bởi những nhân tố thù hận.

Cá nhân tôi cho rằng, đôi chút trách cứ là sự “phàn nàn” còn nghiêm trọng hơn là tâm “oán giận”, và đỉnh điểm là “hận”. “Phàn nàn” bản thân hay với các đồng tu là biểu hiện phổ biến nhưng thường không dễ gây chú ý đến mọi người. Đôi khi nó không thể diễn đạt bằng ngôn từ, và có thể cảm nhận được chúng từ những biểu hiện của cảm xúc. Ví dụ: “Tại sao anh có thể làm như vậy chứ?”, “Tại sao anh không thảo luận việc này với em?” v.v.

Trong tâm của rất nhiều đồng tu đều tồn tại ít hoặc nhiều “tâm oán hận”. Tuy nhiên, loại tâm chấp trước này thường chỉ biểu hiện ra khi bản thân gặp vấn đề. Lúc đó mới có thể cảm nhận rõ được loại tâm này; biểu hiện của “tâm oán hận” đối với đồng tu lại vô cùng khác biệt. Nhiều năm trước, tôi đã thấy đồng tu A phát sinh loại tình huống này: Khi nói về sự oán hận của bản thân đối với đồng tu B, thì biểu hiện của đồng tu A vô cùng kích động, thậm chí còn mong rằng học viên này sao không bị xe đâm hoặc bị cảnh sát bắt giữ. Lúc đó, tôi còn nghĩ rằng biểu hiện của cô ấy còn không bằng cả người thường.

Nhưng tại sao lại để tôi nhìn thấy điều này? Có lẽ là vì bản thân tôi cũng ẩn giấu những nhân tố tà ác này, chỉ có điều chúng chưa được thể hiện ra ngoài. Từ góc độ tu luyện mà nói, nếu chúng ta không loại bỏ tâm oán hận thì về cơ bản không được tính là một người tốt. Bất luận là biểu hiện bề ngoài có thiện đến đâu thì đó cũng chỉ là “giả thiện” mà thôi.

Từ góc độ thể ngộ cá nhân mà xét, sự oán giận của các đồng tu có tính sát thương rất mạnh. Vị đồng tu A hận đồng tu B không bị bắt cóc đó ngược lại sau này bản thân lại bị tà ác bắt cóc. Còn vị học viên bị đồng tu A nói những lời không bằng cả người thường ấy sau đó đã bị trầm cảm. Bởi vì, những lời độc ác này được nói ra từ miệng của đệ tử Đại Pháp nên cựu thế lực lại càng có cái cớ để bức hại những đồng tu này. Đồng thời, vị học viên nói những lời độc ác cũng tạo ra nghiệp lực rất lớn cho bản thân. Oán hận, thật sự như một con dao làm tổn hại đến chỉnh thể.

Từ góc độ cứu độ chúng sinh mà xét, nếu tâm oán hận không vứt bỏ thì sẽ khuyết đi sức mạnh của lòng từ bi. Khi giảng chân tướng, bất luận biểu hiện có thiện đến đâu, ngôn từ có hay đến mấy cũng khó mà lay động được con người thế gian.

Mặc dù các đệ tử Đại Pháp đang tầng tầng nhảy xuất ra khỏi luân hồi, và trong quá trình đó đã tích luỹ không ít những tâm oán hận. Nhưng thân là sinh mệnh được Đại Pháp tạo thành, là sinh mệnh được ký thác bởi vô lượng chúng sinh thì “tâm oán hận” nhất định phải xả bỏ. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể mang tấm lòng thiện lương thánh khiết để đối đãi với bản thân, với đồng tu, và với chúng sinh!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/19/391398.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/28/180878.html

Đăng ngày 19-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share