Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 08-10-2019] Mỗi lần viết bài về tu luyện, tôi đều cảm thấy một áp lực vô hình. Bởi vì, tôi thấy nếu không thể ở trong trạng thái tâm thuần tịnh hết sức để viết, không ở trong Pháp mà viết, thì đó chính là chịu chi phối của quan niệm con người mà bất kính với Pháp, là thể hiện sự không có trách nhiệm.

Gần một năm nay, tôi trải nghiệm được sự chuyển biến rõ rệt về tư duy tu luyện. Sự chuyển biến này giúp tôi cải biến những nhận thức và lý giải trước kia về Đại Pháp và Sư tôn, giúp tôi vứt bỏ triệt để loại tư duy cố hữu, cứng ngắc về tu luyện đã hình thành trong suốt một thời gian dài.

Sư tôn đã giảng:

“Trên thiên thượng không có lôgic tư duy của con người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York 2003)

Dù cho vào thời hòa bình hay trong giai đoạn Đại Pháp bị tà ác bức hại, tôi đều bị một loại tư duy logic trong tu luyện (thoạt nhìn có vẻ như tinh tấn) ngăn trở, hoặc là do nhận thức giới hạn về Pháp trong thời gian dài hình thành loại quan niệm ngồi đáy giếng quan sát bầu trời. Tôi bị quan niệm như thế chi phối nhận thức đối với Pháp, vậy mà còn cảm giác bản thân lúc nào cũng tinh tấn. Hiện tại nhìn lại, những suy nghĩ đó đều là sai lầm.

Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi từng hy vọng trong những năm cuộc đời có thể tìm được phương pháp lý giải tất cả mọi điều trên thế gian, để biết được thế giới lạ lẫm mà mênh mông vô biên này, từ đó tìm ra con đường giải thoát khỏi luân hồi của sinh mệnh. Vậy nên, trong quá trình đó, tôi đã hình thành một thói quen tư duy mạnh mẽ dựa trên logic của con người, và tôi vẫn luôn cố gắng gia cường chúng. Thuận theo tu luyện đề cao lên, thói quen đó cũng tăng lên, thậm chí hình thành một lối tư duy khoa học cứng nhắc, dù chúng có biểu hiện ra một mặt thiện, nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến kiểu tư duy logic chủ yếu của tôi khi suy nghĩ và nhận thức Pháp trong các thời kỳ các nhau. Hình thức tư duy logic này phát triển lên, tiến nhập cả vào trong tu luyện Đại Pháp, gần 20 năm qua tôi không hề nhận ra điều đó, càng không nói tới làm thế nào vứt bỏ nó đi. Nó dùng cách cực kỳ vi quan ẩn giấu tận sâu trong sinh mệnh tôi, gây ảnh hưởng và cản trở chính niệm của tôi với Đại Pháp và khởi tác dụng can nhiễu cực lớn. Trên biểu hiện chính là: khi tu luyện tôi vô cùng coi trọng việc lý giải các Pháp lý, có thể lý giải thì tiếp thụ, không thể lý giải thì dù biết cần phải chiểu theo Pháp Sư phụ giảng mà làm, nhưng lại tiếp thu bị động, cũng là thụ động dùng tư duy logic con người đo lường Đại Pháp.

Về căn bản mà nói, loại hình thức tư duy cứng nhắc đặt trong tương quan với Đại Pháp vô biên, thì cái gọi là tư duy logic, ở tầng diện con người có thể giúp tôi nhận thức Pháp một cách lý tính, nhưng lại ngăn trở tôi nhìn được nội hàm của Pháp lý Đại Pháp cao thâm hơn, thậm chí ở một mức độ nào đó còn khiến tôi không thể thoát khỏi cái lý của con người. Do ảnh hưởng của loại tư duy logic đó, quá trình tôi đồng hóa Đại Pháp vô điều kiện càng ngày càng giảm đi, vì thế một số chấp trước căn bản chỉ là bị ẩn giấu đi, chứ không chủ động trừ bỏ chúng, không chủ động đồng hóa Đại Pháp. Đến nay nhìn lại, cách tư duy đó quả thực là bất kính với Đại Pháp. Một sinh mệnh trong khi tu luyện sao có thể dùng tư duy hạn hẹp để đo lường và hình dung Đại Pháp vô biên vô tế? Càng không thể dùng cảm nhận hữu hạn của con người để lý giải Sư tôn vĩ đại.

Trong nhiều dịp giảng Pháp, Sư tôn đã nhắc nhở chúng ta: “Tu luyện là nghiêm túc” (Minh thị, Tinh tấn yếu chỉ), nhưng tôi vẫn bị tư duy logic dưỡng thành qua các tầng thứ khác nhau trong tu luyện của bản thân mê hoặc, khiến tôi coi trọng không đúng mực. Điều đó cho thấy nhận thức Đại Pháp có một lỗ hổng lớn.

Sư phụ đã giảng rõ:

“Tu luyện là nghiêm túc; không được hàm hồ [dù chỉ là] nửa điểm. Ôm giữ các chủng các dạng tư tưởng bất thuần mà đọc bộ Pháp này, cuốn sách này, thì không thấy được gì cả; điều gì cũng không đắc được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009)

Tôi thấy rằng dùng tư duy logic con người đi tìm tòi nghiên cứu khía cạnh tri thức mà nói, là có đạo lý nhất định, nhưng cứ dùng hình thức tư duy logic đó để nhận thức Đại Pháp, thì đó là trở ngại cho người tu luyện, cũng là vô cùng nguy hiểm. Vì vậy hôm nay quay lại nhìn, ý thức được ra điểm đó, tôi đột nhiên phát hiện, bản thân bao năm qua giống như chưa tu luyện, nhận thức về Đại Pháp và lý giải về Sư tôn càng chỉ mới dừng ở tầng diện của con người.

Chúng ta hiểu rõ người tu luyện không thể hình thành tư duy quan niệm cố hữu, thậm chí cần phải phá vỡ các nguyên lý dung nhập vào xương cốt con người hàng trăm nghìn năm. Nếu không phải là tu luyện trong Đại Pháp, nếu không phải là Sư tôn từ bi, cơ bản là tôi sẽ không thể nhận ra bản thân vẫn đang dùng quan niệm tư duy logic ẩn giấu sâu trong đại não để nhận thức Pháp. Nếu tiếp tục bị chủng quan niệm đó chi phối, tôi sẽ càng ngày càng giống như triết gia trong người thường, đó quả thật là một sự việc đáng sợ!

Từ khi Đại Pháp bị Trung Cộng bức hại, để giảm thiểu tổn thất, dù cho tham gia việc thứ ba, hay là bảo vệ bản thân khỏi bức hại, tôi đã dùng rất nhiều kỹ xảo và sự thông minh người thường, kỳ thực chứng minh cũng có hiệu quả tức thời, nhưng thói quen tư duy đó dễ trở thành vỏ bọc che đậy quan niệm ẩn giấu vi quan không dễ phát hiện ra.

Khi bức hại thời đầu, tôi cùng 20 đồng tu đều cùng bị bức hại. Trong trại tạm giam, đối diện với tra tấn về thể xác và áp lực tinh thần liên tiếp của cảnh sát, tôi dựa vào “manh mối” cảnh sát nắm giữ, thuận theo cách suy nghĩ của họ đảo ngược lại cái gọi là “tình tiết vụ án” mà tôi cho rằng không có lậu, cuối cùng gây khó khăn và khiến cảnh sát phải ngừng tra hỏi thêm. Tôi không bán đứng đồng tu, ít nhất khiến cảnh sát không tìm được cái gọi là ‘“manh mối” giá trị nào cả. Nhưng so với những đồng tu nói lời chính nghĩa cáo buộc cảnh sát tà ác, hoặc một mực giữ im lặng khi bị phỏng vấn, tôi phát hiện ra ở bản thân mình có rất nhiều nhân tâm. Tư duy logic đó mặc dù làm giảm nhẹ mức độ tôi bị bức hại, nhưng đó là do tâm sợ hãi khiến cho bất đắc dĩ phải làm vậy. Nếu lúc ấy tôi có thể ở trong cuộc bức hại nhận thức ra chỗ thiếu sót này, có thể trực triếp trừ bỏ tâm sợ hãi từ căn bản, đó mới thực sự là từ trong tâm nhận thức được uy lực của Đại Pháp và đạt được trạng thái luôn ở trong Pháp.

Sau khi vứt bỏ được quan niệm tư duy logic người thường hình thành trong quá trình nhận thức Pháp, tôi đã có được lĩnh ngộ hoàn toàn mới về nội hàm của Đại Pháp, tôi càng cảm nhận rõ hơn: con người thế gian vĩnh viễn không có lời nào có thể đủ hình dung được sự từ bi vô cùng to lớn của Sư tôn vĩ đại; giống như từ bản nguyên của sinh mệnh tự nhiên sinh ra sự kính ngưỡng vô biên với Đại Pháp và Sư tôn, giống như toàn thể những gì đại biểu đằng sau tôi được cứu độ, toàn bộ sinh mệnh có thể được thành tựu, hiện tại chỉ có sự cảm ân với Đại Pháp và Sư tôn tối cao, ngoài đó ra, mọi thứ đều không quan trọng… Đó là do sự kính ngưỡng từ trong tâm, càng tăng thêm kiên định chính niệm tu luyện của tôi trong hoàn cảnh áp lực trước cuộc bức hại tại Trung Quốc Đại Lục vẫn chưa kết thúc, cũng khiến tôi càng ý thức rõ hơn sự quý báu của thời gian trước khi đại kiếp tới. Tôi có thể lý giải rằng Sư tôn kéo dài thời gian kết thúc bức hại, là thể hiện trang nghiêm của sự từ bi hồng đại dành cho chúng sinh.

Tôi chỉ cảm thấy mỗi ngày tu luyện và tiếp tục tham gia Chính Pháp, chỉ cần có sự chân thành kính ngưỡng Sư tôn vô hạn, là hoàn toàn có thể nhận được sự gia trì thần thánh vô cùng từ nội hàm Đại Pháp, cảm giác thần thánh này khiến tôi có được tín niệm kiên định và dũng khí vượt qua tất cả cản trở nơi con người thế gian, được ban cho năng lực và trí huệ vĩnh viễn không hết; có thể tín tâm mười phần, sáng tạo thật nhiều kỳ tích của đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp tại nhân gian. Tất cả những điều này, nếu dùng phương pháp tư duy logic con người phân tích và suy diễn thì không cách nào có thể chứng thực và mô tả được.

Sư tôn đã giảng:

“Nhân loại đối với biểu hiện của Đại Pháp tại thế gian có thể thể hiện ra sự thành kính và tôn trọng thích đáng, thì sẽ mang đến hạnh phúc hay vinh diệu cho người, dân tộc hoặc quốc gia.” (Luận Ngữ)

Xác thực, sau khi tôi vứt bỏ quan niệm tư duy logic con người, mới có thể chuyển biến hoàn toàn thái độ tu luyện trở nên chân thành và kính ngưỡng với Sư tôn tối cao và Đại Pháp; khi nhận thức hoàn toàn mới về Đại Pháp, lại một lần nữa cải biến bản thân từ căn bản, quy chính và làm mới lại trạng thái sinh mệnh bản thân để hoàn thành quá trình sứ mệnh trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh.

Giờ đây nhìn lại, tôi nhận thấy trước đây bản thân không thực sự kính Sư kính Pháp. Trước đây, tôi cảm giác chỉ cần tôn trọng Sư phụ từ trong tâm, còn trên hình thức có thể tương đối, không cần quá để ý. Vì thích ứng với tình huống cảnh sát tà ác có thể ập tới nhà bất kỳ lúc nào, có một khoảng thời gian dài tôi không đặt Pháp tượng của Sư tôn ở nhà để thờ cúng, cho rằng đó là hành động có suy xét khía cạnh an toàn. Nhưng giờ đây tôi đã thờ ảnh Pháp thân của Sư phụ ở phòng khách, hơn nữa cũng đề nghị người nhà không tu luyện cần thành tâm dâng hương, để họ luôn luôn thể hiện kính ý với Sư tôn. Vài lần con gái tôi bị sốt cao, mẹ cháu lo lắng sốt ruột, đòi đưa cháu đi viện. Tôi bảo vợ bình tĩnh buông tâm, dâng hương cầu Sư phụ. Kỳ tích đều triển hiện, không cần uống thuốc, tiêm thuốc, con gái tới ngày thứ hai khỏi hoàn toàn, có thể đi họp ở trường học. Cháu ngoại tôi thường bị sốt, cứ sốt lại phải đi viện, cháu nghe chuyện con gái tôi xong cảm thán: Đây thực sự là kỳ tích!

Tôi thể hội sâu sắc rằng vào thời kỳ Chính Pháp, chỉ có thái độ đối với Sư tôn và Đại Pháp mới là vị trí hàng đầu. Sư tôn giảng:

“Nếu so với Chính Pháp thì hết thảy mọi thứ đều không đáng kể, đều không đáng để so sánh; tình huống tu luyện cá nhân, là hoàn toàn không thể sánh với Chính Pháp được. Bất kể là tầng của cựu thế lực cao đến mấy, hễ mà không sắp xếp cho chính quan hệ này thì gặp nguy hiểm ngay, sẽ bị đào thải trong Chính Pháp vũ trụ; vì thế mà vô số các sinh mệnh bị đánh hạ đều từ các tầng rất cao.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)

Người thường và sinh mệnh các giới có thái độ tốt hay xấu với Đại Pháp sẽ quyết định việc lưu lại hay bỏ đi của các sinh mệnh đó. Với người tu luyện, tôi thấy rằng cũng như vậy, cho dù tầng thứ cao đến đâu, ngộ tính tốt thế nào, đều cần đặt tâm kính Sư kính Pháp ở vị trí số một, mới có thể bớt đi đường vòng trong quá trình trợ Sư chính Pháp.

Nhưng có không ít đồng tu nhận thức về phương diện này giống tôi trước đây, không nhận thức rõ quan niệm biến dị ẩn giấu ở vi quan. Bên cạnh tôi có nhiều đồng tu, trong quá trình làm việc thứ ba, biểu hiện thì đặt Sư tôn và Đại Pháp ở vị trí hàng đầu, nhưng do nhận thức về Pháp không đủ, biểu hiện thực chất thường là đặt bản thân lên hàng đầu. Có một đồng tu trong chia sẻ tâm đắc thể hội nói rằng một lần anh ấy thấy một con mèo rất đáng thương, trên mặt và thân nó đầy thương tích, liền phát nguyện nói: Để ta cứu người, nghiệp lực trên người người để ta chịu! Quả nhiên tới ngày thứ hai, trên thân và mặt anh ấy có triệu chứng y như con mèo. Anh ấy nói đã thay con mèo gánh chịu nghiệp lực, cứu được nó rồi! Trên bề mặt đồng tu này nói rằng đã sinh ra tâm từ bi trong tu luyện, nhưng sau khi nghe trong tâm tôi thấy rất khó chịu.

Sư tôn giảng:

“Tuy nhiên, có một vấn đề, ấy là nếu chư vị không tôn kính đối với Sư phụ, thì chiểu theo [Pháp] lý của vũ trụ thì đó là sai; như thế cựu thế lực sẽ vì vậy dùi vào chỗ sơ hở để huỷ hại chư vị; chúng đã tìm được lý do lớn nhất để huỷ hại chư vị; bởi vì chúng nhìn thấy được toàn bộ quá trình tôi độ chư vị.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Nếu như không phải Sư phụ thay chúng ta chịu phần lớn nghiệp lực, lôi chúng ta từ địa ngục lên tẩy tịnh, chúng ta sẽ khiến cho tất cả chúng sinh sớm cùng với lịch sử giải thể mà bị tiêu hủy, chúng ta có tài đức gì mà thay các sinh mệnh khác chịu nghiệp lực, mà giải cứu những sinh mệnh đó? Nếu thực sự thể hiện ra có thể cứu độ được sinh mệnh, đó cũng nhất định là Sư tôn chịu thay nghiệp lực cho.

Tu luyện là vô cùng nghiêm túc, tôi kể ví dụ trên chính là muốn nói, đồng tu đó về mặt ngôn từ không đặt Sư phụ lên vị trí số một, có lẽ anh ấy không ý thức được vấn đề đó, nhưng tôi thấy điểm thiếu sót này rất có thể bị cựu thế lực dùi vào gây nên phiền phức không đáng có.

Trên đây là thể hội tu luyện cá nhân, có điểm nào không thích hợp, xin các đồng tu từ bi chỉ giúp! Hợp thập


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/10/8/394238.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/28/180510.html

Đăng ngày 01-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share