Bài viết của một học viên Phương Tây

[MINH HUỆ 23-12-2019] Là người Phương Tây, tôi lo lắng không biết có bao nhiêu học viên dám nói lên sự thật rằng văn hoá Đảng và tính ích kỷ đã huỷ hoại chỉnh thể các học viên. Họ viết các bài chia sẻ để hối lỗi, và khi họ thành thật hướng nội thì những lời dạy từ bi của Sư phụ cho phép họ nhận thức rằng họ đang cứu chúng sinh trong vũ trụ, và rằng những ảnh hưởng do những sai lầm của họ không phải là không thể thay đổi, nếu họ tu luyện tốt, họ có thể vãn hồi.

Với nhận thức này biểu hiện tại các tầng thứ khác nhau, chúng ta biết rằng mình phải tiêu diệt cựu thế lực bằng cách triển hiện Pháp thông qua những hành động của mình, và chứng thực Pháp.

Vào một ngày nọ, khi tôi học Pháp đến đoạn giảng về vấn đề ăn thịt, tôi có nhận thức rằng chúng ta tu luyện tại các tầng thứ khác nhau thì làm sao chúng ta có thể bị văn hoá Đảng lợi dụng và gây rắc rối trong chỉnh thể.

Sư phụ giảng:

“Chư vị học Pháp một thời gian lâu rồi, [nhưng] chúng tôi không hề yêu cầu mọi người không ăn thịt.” (Chuyển Pháp Luân)

“Chúng tôi tại đây không yêu cầu chư vị làm thế; tuy nhiên chúng tôi cũng giảng về nó. Vậy chúng tôi giảng thế nào? Bởi vì công pháp của chúng tôi là công pháp ‘Pháp luyện người’. Công pháp Pháp luyện người [này], chính là một số trạng thái sẽ từ công, từ Pháp thể hiện ra. Trong quá trình tu luyện các tầng khác nhau sẽ thể hiện ra các trạng thái khác nhau.” (Chuyển Pháp Luân)

“Không phải vì người ta khống chế chư vị hoặc chư vị tự khống chế bản thân là không được ăn,” (Chuyển Pháp Luân)

Theo nhận thức hiện tại của tôi, cách mà các trạng thái khác nhau của chúng ta biểu hiện ra mang lại một loại tình huống. Chân lý đối với một người tu luyện tại tầng thứ nào đó là tuyệt đối đúng với người đó mãi cho đến khi anh ta tu lên đến tầng thứ cao hơn, vì nó biểu hiện trong thực tế của anh ta, thậm chí cả trên cơ thể.

Điều này có nghĩa là mặc dù chúng ta tu cùng một bộ Pháp, nhưng những gì là chân lý biểu hiện trong thực tế của chúng ta, và có thể khiến chúng ta đề cao, rất riêng và có thể là rất khác nhau giữa mọi người.

Tôi nghĩ văn hoá Đảng sử dụng góc độ tuyệt đối đó để tạo ra gián cách giữa các học viên với nhau, thay vì trân quý nhau, văn hoá đó tạo điều kiện cho chúng ta xem thường những người không chia sẻ thể ngộ của họ.

Ví dụ, người đạt đến tầng thứ mà không thể ăn được thịt (ăn vào sẽ bị nôn) có thể xem thường những người ăn được thịt và tin rằng mình đang ở tầng thứ cao hơn.

Một ví dụ điển hình mà tôi để ý thấy đó là xu hướng xem thường người khác biểu hiện ở mọi khía cạnh trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này giới hạn sự tương tác giữa các học viên ở phía bề mặt con người của họ và buộc họ phải tương tác với nhau dựa trên phần mà họ chưa tu xong.

Theo thể ngộ của tôi, đây là một thiếu sót khiến chúng ta không thể trân quý những khác biệt tồn tại trong vũ trụ. Thái độ này có thể liên quan đến tâm tật đố. Có phải Sư phụ đến đây để Chính Pháp với tâm nguyện cứu độ tất cả chúng sinh vì Ngài nghĩ rằng các sinh mệnh của vũ trụ phong phú mới là giàu có thật sự?

Hơn nữa, tất cả những khác biệt trong nhận thức của chúng ta là biểu hiện của Pháp triển hiện ra cho người tu luyện chúng ta. Chẳng phải đó cũng là điều thần thánh, và là thứ mà chúng ta nên xem là nguồn lực vô cùng lớn sao?

Tôi nghĩ việc tất cả chúng ta đều có những quan điểm khác nhau là nguồn lực lớn để đánh bại cựu thế lực, vì tất cả những trạng thái khác nhau này đều mang chứa chân lý đến từ Pháp. Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể chấp nhận những khác biệt của người khác và phát huy điểm mạnh của họ thay vì cố gắng áp đặt quan điểm của mình?

Tôi dần ngộ ra rằng vì tôi làm việc với rất nhiều nghệ sĩ và người lập dị trong xã hội người thường. Bất kể thiếu sót cá nhân nào của họ và cách họ biểu hiện ra thực tế rằng chúng ta đang ở giai đoạn cuối thời kỳ diệt của vũ trụ, tôi ý thức rõ ràng rằng sự chân thật của họ là điều đáng trân quý vì bạn có thể thấy cái tâm muốn hướng thiện và muốn hành động theo những gì họ tin là chân lý của họ.

Tôi không thể không chỉ ra rằng trong vấn đề này, thậm chí có những người thường còn hành động tốt hơn một số đồng tu.

Khi họ chia sẻ với tôi sự giàu có bên trong của họ, họ không hề đề phòng mà chỉ muốn tôi lắng nghe chân thành và trân trọng những gì họ đã nhận thức được trên con đường của họ để đáp lại. Họ không cố gắng áp đặt bất cứ điều gì, và không cảm thấy bị đe dọa nếu có ai đó gặp những vấn đề tương tự mà lựa chọn một con đường khác và đến những nhận thức khác.

Những cuộc thảo luận như vậy trở thành chia sẻ chân thành, chứ không phải là hai người đang cố gắng tranh đấu với nhau xem thể ngộ của ai hay hơn và áp đặt nó lên người khác.

Về chấp trước ăn thịt, Sư phụ giảng:

“Không phải vì người ta khống chế chư vị hoặc chư vị tự khống chế bản thân là không được ăn,” (Chuyển Pháp Luân)

Đoạn Pháp này giúp tôi nhận thức ra rằng thái độ áp đặt thể ngộ của mình lên người khác là trái ngược với hình thức tu luyện của chúng ta, vì cách mà Pháp biểu lộ cho ta thấy điều chúng ta không nên làm đến từ nội tâm của chúng ta chứ không phải do gò ép từ bên ngoài. Ngược lại, khi cựu thế lực nhìn thấy chấp trước nào đó của chúng ta, chúng sẽ bức hại chúng ta bằng cách đổ vào tư tưởng của chúng ta “thể ngộ” nào đó. Tôi không thể không chỉ ra có điểm tương đồng với việc một số học viên đã dùng văn hoá Đảng để áp đặt thể ngộ của mình, vì nó giống như họ muốn áp đặt từ bên ngoài thay vì cách mà Pháp vận hành, từ bên trong.

Theo nhận thức của tôi, hầu hết những căng thẳng trong quan hệ hay giao tiếp giữa mọi người cản trở việc phối hợp có nguyên nhân do cách tiếp cận theo kiểu áp đặt nhận thức này, vì nó cũng gây tác dụng khiến mọi người cảnh giác lẫn nhau.

Theo kinh nghiệm của tôi, bất cứ khi nào chúng ta tương tác với một học viên khác, có khả năng quan điểm của học viên kia có thể giúp chúng ta đề cao và ngược lại. Cách chúng ta chia sẻ là quan trọng vì chúng ta là con người và vẫn có tình, nếu chúng ta không xem thường người khác, thì rất dễ để chúng ta chia sẻ và thấy được chỗ thiếu sót của mình, thấy được những điểm mạnh của người khác mà chúng ta nên tu, cư xử làm gương cho người khác.

Có thể một số học viên sẽ cho rằng dù gì đi nữa cũng cần loại bỏ tình, vì vậy không cần phải chú ý đến vấn đề này, nhưng tôi nghĩ rằng đó chỉ là lấy cớ để che đậy cái tình của chính họ. Vì tình có thể biểu hiện ra theo hình thức mong muốn mình đúng cũng như trong tâm tranh đấu, một số học viên có thể quá sợ hãi để có thể nhìn vào chấp trước của họ.

Sư phụ nói rằng chúng ta sẽ vẫn còn tình mãi cho đến bước cuối cùng của tu luyện. Theo nhận thức của tôi, điều đó có nghĩa là chúng ta nên nhận thức rằng chúng ta là người đang tu luyện, và điều đó ảnh hưởng đến cách chúng ta nên cân nhắc cũng như nhìn nhận các học viên khác như thế nào.

Nếu tất cả chúng ta là người đang tu luyện, thay vì xem thường người khác, chẳng phải chúng ta nên nhận thức rằng điều chúng ta làm là khó và trân quý lẫn nhau, chia sẻ theo cách chúng ta thực sự nhìn ra điểm mạnh của các đồng tu, và khích lệ lẫn nhau làm tốt hơn thông qua cách tiếp cận tích cực sao?

Theo nhận thức hữu hạn của mình, tôi nghĩ đó là điều Sư phụ hy vọng ở chúng ta.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/23/181200.html

Đăng ngày 29-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share