[MINH HUỆ 31-01-2010]

Trong một thời gian khá dài, tôi đã coi việc học Pháp như một công việc và không thể thực sự có Pháp trong tâm. Nhóm học Pháp chung đối với tôi chỉ như một hình thức và tâm trí tôi thì luôn trôi dạt tận đâu trong khi nghe các học viên khác đọc Pháp. Khi buổi học Pháp chung kết thúc, tôi không cảm thấy mình đã học được bất kỳ điều gì cả. Tôi trở nên lo lắng. Một vài ngày trước, một học viên lớn tuổi vốn không biết chữ nhiều đến học Pháp chung với nhóm chúng tôi. Tôi đã nhận thấy mình có rất nhiều chấp trước mà bản thân thậm chí không nhận ra đã có nó trước đây. Mà Người học viên đó đọc rất nhiều. Nói thật lòng, thì bà đọc rất khó khăn, và về cơ bản thì bà chỉ là khó nhọc để đọc to từng chữ một. Tuy vậy, không hiểu sao tôi lại hết sức chú tâm khi lắng nghe bà đọc. Dù những học viên khác đọc rất lưu loát, nhưng tôi không cảm thấy thoải mái như khi nghe người học viên lớn tuổi kia đọc. Tại sao lại thế?

Người học viên đó đã đặt toàn tâm mình vào việc đọc Pháp và bà đáp ứng đúng tiêu chuẩn về tôn Sư kính Pháp. Sau khi buông bỏ các nhân tâm của mình và tập trung vào học hai đoạn Pháp, tôi lập tức cảm nhận được trường năng lượng và không còn cảm giác buồn ngủ chút nào nữa. Sau đó, tôi tiếp tục hướng nội và nhận ra rằng tôi có chấp trước về thời gian khi học Pháp và cảm thấy bồn chồn. Tôi luôn muốn thực hiện công việc chỉ trong một khung thời gian định sẵn. Tôi có chấp trước về thể hiện bản thân, vì tôi luôn tự coi mình là người có học thức. Tôi học Pháp tốt, đọc chuẩn và tôi muốn chứng thực bản thân mình. Tôi coi Đại Pháp chỉ như những học thuyết nơi người thường. Tôi đã nghĩ “Tôi đã học Pháp tốt”, và tự coi bản thân là giỏi hơn những người khác. Tôi cũng chấp trước vào làm việc trong xã hội người thường và khi học Pháp, tâm trí tôi không tỉnh táo vì tôi luôn nghĩ về những điều lặt nhặt trong cuộc sống hàng ngày, và tất cả các loại suy nghĩ liên tục xuất hiện trong đầu tôi. Nó khiến tôi khó mà trở nên yên tĩnh được. Sau khi từ bỏ những chấp trước này và học Pháp trong trạng thái “thân thần hợp nhất”, tôi bắt đầu cảm nhận được sự mỹ diệu của việc học Pháp.

Ngoài ra, một vài học viên cũng chấp trước vào việc “giữ thể diện”. Họ nghĩ rằng họ không thể đọc tốt và luôn sợ đọc sai từ. Họ chỉ chú trọng vào việc đọc lưu loát nhưng lại không thể tiếp thu những gì họ đang đọc do quá căng thẳng. Trên thực tế, điều này cũng là thể hiện của sự vị kỷ. Trong khi tu luyện thì chúng ta cần phải trở nên vô ngã, giống như Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân.

Niệm Phật hiệu thì người ta phải niệm một cách nhất tâm bất loạn, trong tâm không suy nghĩ gì cả, niệm đến mức các bộ phận khác trong đại não đều tê liệt, không còn biết gì nữa, một niệm thay vạn niệm; từng chữ từng chữ “A Di Đà Phật” đều có thể hiển hiện trước mắt

Tôi hy vọng những kinh nghiệm trên có thể hữu ích đối với một số đồng tu cũng có những vấn đề tương tự như vậy.

Viết ngày 12-01-2010.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/13/216190.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/31/114265.html
Đăng ngày 09-02-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share