Bài của một học viên ở tỉnh Hồ Bắc
[MINH HUỆ 08-01-2010]
Tôi là một học viên lâu năm đã bắt đầu tu luyện từ cuối năm 1995. Dưới đây là một vài kinh nghiệm và nhận thức của tôi
Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi rất bất bình với xã hội và tình hình chính trị đương thời. Khi tôi mời bắt đầu tu luyện, chấp trước này vẫn còn hiện diện ở đó. Thậm chí mặc dù Sư Phụ đã ra kinh văn “Tu luyện không phải là làm chính trị” tôi vẫn nghĩ nó không có gì liên quan đến tôi vì tôi không có tham vọng dùng Đại Pháp để tham dự vào chính trị. Suy nghĩ này đã che dấu thái độ bất bình của tôi đối với xã hội và tình hình chính trị hiện tại, và tôi đã không cố gắng loại bỏ chấp trước này. Nhiều năm qua, khi Đại Pháp và các đệ tử Đại Pháp đang bị bức hại một cách tà ác, chấp trước của tôi đã phát triển thành nỗi bất bình cao độ và sự căm thù đối với nguyên tắc chính trị của ĐCSTQ. Tâm bất bình và căm hận của tôi nổi rõ mỗi khi tôi nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại. Tôi không đủ từ bi để cứu độ chúng sinh. Mỗi khi tôi cất lời, tôi chỉ thể hiện ra nỗi bất bình của bản thân, và tất nhiên là kết quả không được tốt. Những người đang nói chuyện với tôi hoặc thay đổi chủ đề, hoặc kiếm cớ bỏ đi hay thậm chí còn kết tội tôi là chống Đảng và tham gia vào chính trị. Do vậy, việc giảng chân tướng của tôi lúc nào cũng không thành công. Qua sai lầm này, tà ác tiếp tục can nhiễu tôi. Điều đó khiến cho tôi rất thất vọng và chán nản, và tôi thậm chí còn muốn từ bỏ nỗ lực giảng chân tướng.
Sau đó tôi phát hiện ra rằng nguồn gốc của nỗi bất bình đối với xã hội và hoàn cảnh chính trị của tôi là tâm tật đố. Trước khi tu luyện, tôi đã gặp nhiều nỗi gian truân trong cuộc đời. Những mục tiêu trong cuộc đời tôi thường gặp phải nỗi thất vọng cay đắng. Trong phân công công tác, tôi bị đối xử không công bằng. và tôi cũng chán hơn nữa về tình trạng sức khỏe không tốt và thiếu sức sống của mình. Tất cả những điều này khiến tôi có tâm phàn nàn và phẫn uất. Rất may là tôi đã đắc Pháp và từ Pháp, tâm bất an của tôi cũng được làm dịu đi phần nào. Không may, tôi bị vu khống và bức hại bởi ĐCSTQ, điều này càng làm thái độ khó chịu của tôi nặng thêm. Lòng căm phẫn của tôi đối với ĐCSTQ và sự cai trị của nó đã ngấm vào tận xương tủy mà tôi vẫn không nhận ra điều đó.
Với tâm thái xáo động của mình, liệu người thường có thể nhận được thông điệp gì từ tôi khi tôi nói về cuộc bức hại với Đại Pháp đây? Với hoàn cảnh ấy, làm thế nào mà tôi có thể xóa bỏ đi những quan niệm bị đầu độc mà ĐCSTQ đã reo rắc trong tâm trí mọi người đây? Làm thế nào mà tôi có thể thức tỉnh thiện lương và lý trí của họ? Câu trả lời là không thể nào. Chỉ với từ bi chúng ta mới có thể cứu độ được con người, chỉ với sức mạnh của từ bi chúng ta mới động được tâm con người và cứu độ họ. Tôi thấy rằng thiếu tâm từ bi là trở ngại lớn nhất của tôi khi cố gắng giảng chân tượng. Nếu tôi không thể dứt bỏ tâm tật đố, làm thế nào tôi có được từ bi đây? Tôi có thể dùng thứ gì để cứu độ con người đây? Tôi phải dứt bỏ chấp trước này ngay lập tức.
Một khía cạnh khác của tâm uất hận ẩn giấu đối với xã hội là việc coi bản thân quá cao, coi khinh người khác và cho rằng bản thân mình luôn đúng. Người chủ của tôi đã từng là người cầm đầu của băng đảng mafia, nên ông ta rất độc đoán, bạo ngược, tự cho mình là trung tâm và cố chấp. Tôi vừa sợ lại vừa căm thù ông ta. Tôi rất khó chịu với ông ta. Ở bề mặt, tôi không than phiền và tỏ ra tốt với ông ta, nhưng trong tâm tôi căm ghét ông ta. Tôi thường phát ra ý niệm xấu về phía ông ta. Mặc dù, ông ta tỏ vẻ rất tôn trọng tôi, do những suy nghĩ và cảm xúc kín đáo của tôi, nhưng bên trong ông ta cũng rất bất bình với tôi. Ông ta đối nghịch với Đại Pháp và đã một lần trợ giúp ĐCSTQ bức hại tôi. Nhưng, một lần khác, ông ta lại bảo vệ tôi nhưng trong tâm tôi vẫn căm ghét ông ta. Sư Phụ đã vài lần điểm hóa cho tôi qua lời của các đồng tu nhưng tôi chỉ xử lý vấn đề của mình ở bề mặt. Tôi không thực sự nhận ra chấp trước của mình và do đó không thể gỡ bỏ nó từ gốc rễ. Vấn đề này cũng dẫn đến việc môi trường làm việc của tôi trở nên tồi tệ. Cùng lúc, tà ác cũng khiến cho ông chủ của tôi trở nên ngày một tệ. Vào một ngày tháng 7 năm 2009, ông ta giữ tôi ở nhà cả một ngày. Hôm đó, tôi đã hòan tòan nhận ra tâm đố kỵ của mình và quyết định sẽ nổ lực hết sức để gỡ bỏ nó. Mỗi khi tâm đồ kỵ của tôi nổi lên bề mặt, tôi lại đẩy lùi nó và gỡ bỏ nó, và kể từ đó tâm đố kỵ của tôi trở nên ngày một yếu hơn. Giờ đây tôi có thể bắt đầu cảm thấy từ bi một cách mơ hồ với ông chủ của tôi. Tôi nghĩ tôi không nên căm ghét ông ta mà tôi nên dốc lòng cứu độ ông ta.
Tôi có tâm tự kỷ lớn và luôn coi thường người khác. Vợ tôi là một đồng tu và tôi luôn cảm thấy rằng tôi học Pháp tốt hơn cô ấy. Vì vậy, tôi thường có thái độ coi thường cô ấy. Vì lẽ đó, bất cứ khi nào cô ấy chỉ ra thiếu sót của tôi, tôi không bao giờ coi trọng điều đó. Tôi lại thường bắt đầu tranh cãi với cô ấy khi cô ấy chỉ ra cho tôi thấy điều gì. Chỉ sau khi đã tranh cãi, tôi mới nhìn vào trong. Tôi luôn là như vậy – tu luyện tâm tính một cách bị động và chưa tỉnh lại khi chưa bị một cú vả vào mặt. Với chấp trước vào tự ngã, hư danh và lòng tự trọng, tôi không thể chấp nhận được những lời phê bình, và tôi sẽ nhảy dựng lên khi bị phê bình. Đặc biệt là tôi không thể tiếp nhận được những lời phê bình từ vợ tôi. Vì lẽ đó, giữa chúng tôi không ngừng xảy ra mâu thuẫn. Sau khi kinh văn “Giảng Pháp ở Los Angeles” của Sư Phụ được phát hành, tôi nhận ra được chấp trước này, tuy vậy, tôi vẫn không hết lòng tu luyện bản thân và vấn đề cố hữu của tôi vẫn còn đó. Tôi vẫn không chấp nhận được những lời phê bình. Mãi tới khi Sư Phụ ra kinh văn “Giảng Pháp tại Mahattan” tôi mới quyết tâm loại bỏ thói quen xấu này. Gần đây, vợ tôi đổ lên đầu tôi nhiều lời phê bình. Tôi nhận thức được rõ rằng những lời phê bình của cô ấy là nhắm vào việc không thể nghe lời khó nghe của tôi. Tôi đã hai lần tiếp nhận phê bình mà không cãi lộn lại với cô ấy, nhưng trong tâm tôi vẫn cảm thấy không thoải mái và ngượng ngịu.
Tôi hiểu ra rằng việc không thích nghe phê bình của tôi cũng là do tâm tật đố của tôi gây ra. Nó khiến tôi thiển cận và bảo thủ cũng như thiếu nhẫn. Tại sao tôi lại phải tranh cãi lại mỗi khi bị xúc phạm và đáp lại một cách hằn học không có một chút từ bi nào? Một vị thần liệu có quan tâm đến những điều mà con người nói về ông ta không? Nếu con người nói ông ta tốt hay xấu, ông ta sẽ không để để tâm chút nào và cũng không cảm thấy phiền muộn. Tôi cần phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này và cố gắng đề cao nhanh chóng, và tôi phải hoàn toàn loại bỏ tâm không thể nghe lời phê bình.
Đây là một vài thể ngộ cá nhân của tôi. Các đồng tu, xin hãy vui lòng chỉ ra những gì chưa đúng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/8/215902.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/26/114141.html
Đăng ngày 03-01-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.