Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Singapore

[MINH HUỆ 23-4-2019] Vào ngày 15 tháng 4 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức buổi mít-tinh tại công viên Hong Lim, Singapore để kỷ niệm 20 năm cuộc thỉnh nguyện lịch sử ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh.

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, tại Bắc Kinh, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công lặng lẽ xếp hàng để thỉnh nguyện ôn hòa trên con phố bên ngoài Văn phòng Khiếu kiện và Kiến nghị Quốc gia (còn gọi là Văn phòng Kháng cáo). Nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan này là nhận các đơn kiến nghị. Các học viên tập trung ở đó để yêu cầu trả tự do cho 45 học viên ở Thiên Tân và yêu cầu quyền tự do tu luyện Pháp Luân Công.

Trước ngày hôm đó, các học viên Pháp Luân Công tại nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc đã bị quấy rối trong khi luyện công vào buổi sáng. Các học viên cũng thấy các bài báo tuyên truyền vu khống môn tu luyện này trên các phương tiện truyền thông quốc gia. Quyền được thực hành tín ngưỡng của các học viên ngày càng bị xâm phạm. Cuộc kháng nghị ôn hòa ngày 25 tháng 4 là cách học viên kêu gọi sự quan tâm trước khả năng xảy ra một chiến dịch bức hại trên toàn quốc. Ngay khi các học viên Thiên Tân được thả ra, cuộc kháng nghị liền chấm dứt và các học viên lặng lẽ rời đi.

Vào ngày hôm đó, thế giới có cái nhìn khác về Trung Quốc. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn một thập kỷ trước đó, việc một cuộc kháng nghị ôn hòa có thể xảy ra ở Trung Quốc và được giải quyết trong cùng một ngày được xem là rất tốt đẹp.

Tuy nhiên, Giang Trạch Dân, bấy giờ là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã quyết tâm xóa bỏ môn tu luyện này. Ông ta tuyên bố cuộc kháng nghị ôn hòa này là cuộc tấn công hội đồng của các học viên Pháp Luân Công vào khu phức hợp trung ương của ĐCSTQ và lấy đó làm cái cớ chủ yếu để phát động chiến dịch bức hại vào tháng 7 năm 1999.

Cuộc bức hại này đã dẫn đến cái chết của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công, làm tan nát hàng triệu gia đình ở Trung Quốc. ĐCSTQ nói rằng sẽ để các học viên được tự do và trả lại tài sản nếu họ từ bỏ đức tin của mình.

Trong tinh thần ngày 25 tháng 4, các học viên trên toàn thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, đã luôn hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn và bắt đầu giảng chân tướng về cuộc bức hại kể từ đó. Cuộc mít-tinh ở Singapore là một ví dụ như vậy.

b20348e5a6495088edc6050a31e755c3.jpg

2f53ab750ff3a1bc0d5161c6ef25f8bb.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp tại công viên Hong Lim vào ngày 15 tháng 4

Khách du lịch: Tinh thần “Ngày 25 tháng 4” cần được tiếp tục duy trì

Jimmy, một giáo viên từ Úc, thấy cuộc mít tinh của các học viên trong khi đang đi tham quan Singapore. Anh nói rằng anh biết Trung Quốc có nhiều vi phạm nhân quyền. Nhưng đây là lần đầu tiên anh nghe nói đến cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Anh cho biết, anh đã tránh không đến Trung Quốc trong chuyến du lịch châu Á sáu tháng của mình. Anh cảm thấy rằng nếu nhiều người Trung Quốc nhận ra và đứng lên phản đối sự tàn bạo của ĐCSTQ thì nó sẽ sụp đổ. Anh nói thêm rằng tinh thần “ngày 25 tháng 4” nên được tiếp tục duy trì.

0181002fed9fe7621dc6b8c65a48dcec.jpg

da588e595ebec90841e0359ad679b51a.jpg

cfcd7cab1f319361a9fd7da27fb7a944.jpg

Khách du lịch và cư dân địa phương dừng lại để trò chuyện với các học viên. Một số đọc thông tin trong các tấm bảng trưng bày, trong khi những người khác chụp ảnh và quay video.

Ahish đã làm việc ở vị trí quản lý bán hàng tại Singapore được ba năm. Anh phản đối việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Vì muốn tìm hiểu thêm về việc này, anh đã lấy một số tờ thông tin.

Nhiều khách du lịch biết ở Singapore rất hiếm khi có kháng nghị nên sự kiện này đã thu hút sự tò mò của họ. Ông Lý đến từ Tây Bắc Trung Quốc nói rằng vợ ông tu luyện Pháp Luân Công. Ban đầu, ông phản đối Pháp Luân Công nhưng ông đã ủng hộ sau khi chứng kiến sức khỏe và nhân sinh quan của vợ mình tốt lên như thế nào. Ông nói: “Nếu các học viên có thể luyện công ngoài trời được như ở đây thì tốt biết bao!”

Khi một cặp vợ chồng đến từ Latvia hỏi vì sao mà các học viên bị bức hại, họ được cho biết rằng, “Pháp Luân Công nhanh chóng trở nên hết sức phổ biến vì nó dạy con người trở nên lương thiện và chân thật. Lãnh đạo của ĐCSTQ lúc đó đã ganh tị với sự phổ biến của Pháp Luân Công.”

Đôi vợ chồng này nói rằng thời kỳ cộng sản kiểm soát Latvia thì họ còn là những đứa trẻ, nên họ hiểu được Đảng Cộng Sản Trung Quốc áp bức và khống chế con người như thế nào. Họ lấy tài liệu tin và hỏi han về các bài công pháp.

Các học viên hồi tưởng về “ngày 25 tháng 4”

Ông Tôn là một trong những học viên đã đi thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Ông cho biết: “Điều khiến tôi ấn tượng nhất đó chính là khung cảnh yên bình và hào hùng”. Sống ở Bắc Kinh cả đời, ông đã tận mắt chứng kiến những chiến dịch của ĐCSTQ và hiểu rõ sự khủng bố của ĐCSTQ khi nó nhắm vào những nhóm người nhất định.

“Vào năm 1999, tôi đã 60 tuổi”, ông Tôn nhớ lại, “và tôi đã tu luyện Pháp Luân Công được khoảng năm năm rồi”. Ông kể rằng ông đã rất bình bĩnh và không lo sợ trên đường đến Văn phòng Kháng cáo. “Tôi đã quyết định đến Văn phòng Kháng cáo. Tôi đã thấy hàng ngàn học viên có mặt ở đó vào buổi sáng hôm đó. Dù chúng tôi rất đông, nhưng chúng tôi rất lịch sự và trật tự. Chúng tôi thậm chí không xả rác. Có một vài cảnh sát. Họ dường như rất thoải mái, họ hút thuốc và nói chuyện với nhau.”

Ông ấy nói thêm: “Tôi cảm thấy rất bình yên. Bầu không khí hôm đó thật ôn hòa và trang nghiêm. Tôi không sợ chút nào.” Khi được biết rằng các học viên ở Thiên Tân đã được thả ra, ông đã cùng mọi người rời khỏi nơi đó.

Trước khi đến Singapore, ông Tôn đã bị cầm tù ở Trung Quốc. “Đại Pháp (một tên gọi khác của Pháp Luân Công) đã giúp tôi trở thành một người tốt hơn. Sức khỏe và hạnh phúc của tôi là do Đại Pháp đã ban cho tôi. Sao tôi lại không tu luyện được đây? Tôi đã đọc được những lời dạy của Sư phụ Lý, đó chính là kim chỉ nam của tôi. Lời Sư phụ giảng chính là chân lý.”

Vào tháng 4 năm 1999, cô Cao đang học tại Singapore. Các học viên ở Singapore đã lên kế hoạch giảng rõ chân tướng cho các tờ báo lớn. Họ đã mang một bản kiến nghị đến văn phòng đại sứ quán Trung Quốc và tới văn phòng chính phủ Singapore để cung cấp thông tin cơ bản về Pháp Luân Công.

Cô Cao nhớ lại: “Tôi rất lo cho các học viên tại Trung Quốc. Tôi biết rất rõ ĐCSTQ đã bức hại dân chúng như thế nào trong nhiều thập kỷ qua. Tôi đã bị sốc trước sự kiện này. Các cuộc kháng nghị ôn hòa rất là hiếm ở Trung Quốc, đặc biệt là sau Vụ Thảm sát Thiên An Môn.”

Cô Cao đã được chứng kiến sự tái hiện của sự kiện thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 được tổ chức bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore. Các học viên cảm thấy phải làm điều gì đó. “Thật là rất cảm động khi thấy rất nhiều học viên ở đó. Một số người đến từ Bắc Kinh, Hà Nam hoặc Sơn Đông. Một số đang học tại Singapore; một số chỉ đến tham quan. Và có một số ít đến từ Malaysia.“

Nhớ lại ngày hôm đó, cô Cao nói: “Lúc đó, chúng tôi không biết sẽ có cuộc bức hại có tổ chức sẽ bắt đầu vài tháng sau đó và kéo dài hơn 20 năm. Trong suốt những tháng năm này, các học viên đã giữ vững đức tin của họ. Tôi cảm thấy đây là một sự kiện tuyệt vời và hiếm hoi trong lịch sử nhân loại.

Tôi nghĩ rằng cuộc kháng nghị ‘ngày 25 tháng 4’ đã làm cảm động lương tâm người dân Trung Quốc và toàn thế giới. Bất cứ điều gì đã diễn ra trong 20 năm này, dù tốt hay xấu, đều sẽ được ghi lại thành lịch sử.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/21/385365.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/23/176597.html

Đăng ngày 26-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share