Bài viết bởi một đệ tử ở Đài Loan

[MINH HUỆ 23 – 09 – 2009] Ngày 23 tháng 9 năm 2009, Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn đã bế mạc cuộc triển lãm 10 ngày tại thành phố Tam Trọng, Bắc Đài Loan. Nhiều khách đến tham quan đã bày tỏ sự kính trọng đối với tâm đại thiện và đại nhẫn của các học viên Pháp Luân Công. Họ đã lên án cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công tại Trung Quốc và nhiều người nói rằng họ hy vọng cuộc triển lãm này sẽ tới được mọi ngõ ngách của thế giới.

2009-9-23-twsancongarts-01--ss.jpg
Lễ khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn

Ông Trịnh Học Trung, Hiệu trưởng trường PTTH gia thương Cốc Bảo, cho biết đây là lần thứ hai ông đến xem cuộc Triển lãm Nghệ thuật này. Ông Trịnh nói ông rất xúc động bởi những bức tranh sinh động và sâu sắc này. Ông thấy hạnh phúc khi thấy nhiều người đến cuộc triển lãm và rất vui khi biết rằng nhiều người hiểu ra và ủng hộ Pháp Luân Công.

Ông đã khuyên tất cả giáo viên và học sinh của trường đến xem tranh. Ông mong có nhiều người hơn nữa có thể nhận ra bản chất tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và hy vọng rằng sẽ không bao giờ có một thảm kịch giống như cuộc bức hại Pháp Luân Công lại xảy ra nữa.

Bà Trần mới từ Hoa Kỳ về thăm Đài Loan. Bà nói rằng các bức tranh thật sâu sắc. Bà đặc biệt ấn tượng với một số bức tranh nhất định, trong đó có một bức tranh miêu tả các học viên Pháp Luân Công đang tập các bài công pháp trên một khu phố náo nhiệt ở thành phố New York. Trong bức tranh này, mặc dù môi trường xung quanh náo nhiệt, các học viên đã thể hiện sự thanh tịnh và hòa ái. Cô bé trong bức tranh “Cô nhân lệ” [nước mắt của em bé mồ côi] khiến bà Trần cảm thấy phiền muộn và rất thương những đứa trẻ đã bị mất cả cha và mẹ trong cuộc bức hại này.

Bà Trương, một người theo Cơ đốc giáo, nói bà rất thích bức tranh “Học Pháp”. Bà tin rằng nó là tiêu chuẩn cơ bản mà một người nên nhìn lại mình trước khi đổ lỗi cho những người khác. Bà tự hỏi có bao nhiêu tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra mà thế giới chưa biết.

Bức tranh “Cô nhân lệ” khiến cho bà Trương muốn khóc. Bà nói bà sẽ cầu nguyện cho các học viên Pháp Luân Công. Bà tin rằng các học viên mà đã chết trong cuộc bức hại sẽ lên thiên đường và những hành động vì công lý của họ sẽ được báo đáp. Tiểu Tử là sinh viên năm thứ nhất. Cô nói rằng những bức tranh này làm cho cô cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu. Cô đã học cách làm thế nào để tả sự thanh tịnh và thiện tâm. Cô có những cảm nhận sâu sắc về bức tranh “Thệ ước”, trong bức tranh này rất nhiều chúng thần hạ xuống thế tục để độ nhân hồi quy tịnh thổ. Cô tin rằng mọi người đều có thiện niệm.

2009-9-23-twsancongarts-02--ss.jpg
Sinh viên đại học Tiểu Tử và những học sinh trung học

Bà Đái đã bị bất ngờ khi nhìn thấy cô bé trong bức tranh “Thuần chân đích hô hoán” giống con gái của bà. Bà cũng nghĩ rằng gương mặt của người mẹ trong bức tranh “Học Pháp” đẹp phi thường, điềm tĩnh và rất hạnh phúc. Bà Đái rất vui và biết ơn khi nhân được một bản Chuyển Pháp Luân tại buổi triển lãm. Bà nói bà sẽ về nhà và học các bài giảng của Pháp Luân Công.

2009-9-23-twsancongarts-03--ss.jpg
Bà Đái cùng gia đình

Hai chị e gái lớn lên ở Canada vừa tốt nghiệp đại học ở thành phố Toronto. Sau khi xem các bức tranh, cô chị nói rằng rất thích cảm giác thanh bình và tốt đẹp ở trong bức tranh “Thiên nhân hợp nhất”. Cô thường khóc khi xem những bức tranh miêu tả sự bức hại.

Cô em nhận ra sự tàn bạo của ĐCSTQ và nói: “Tôi thấy rất tức giận. Những học viên Pháp Luân Công chẳng làm gì sai cả. Cuộc bức hại này không công bằng và không có cơ sở. Tôi sẽ nói cho những người bạn của tôi những gì mà tôi đã học được hôm nay và tôi hy vọng cuộc bức hại này sẽ sớm kết thúc.Tôi sẽ cầu nguyện cho những con người tốt bụng và vô tội này”.

Ông Trần đã đưa con gái và bạn học cùng trường Tiểu học của cô bé đến xem triển lãm. Con gái của ông thích những bức tranh đến mức mà cô bé đòi cha phải mang đến xem cuộc triển lãm lần tới khi nó lại được tổ chức ở nơi này.

Vì con gái của ông rất thích vẽ tranh, ông Trần thường đưa cô bé đến các cuộc triển lãm nghệ thuật. Ông Trần tin rằng những họa sĩ trong triển lãm Chân Thiện Nhẫn rất chuyên nghiệp và có thể thể hiện được vẻ đẹp chân chính tại những tầng thứ tâm linh. Bông hoa cài trên tóc của cô gái nhỏ trong bức tranh “Thuần chân đích hô hoán” tượng trưng cho hòa bình, hy vọng và sinh mệnh lực. Ông Trần nói rằng người họa sĩ đã biểu đạt nội hàm chính bằng những cách tinh tế. Ông nói rằng ông hy vọng sau này con gái mình có thể học được các kỹ năng như vậy.

Bà Lâm đến từ khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Cách đây 4 năm, bà đã kết hôn với một người Đài Loan. Bà đã đến cuộc triển lãm cùng với mấy người bạn. Sau khi tìm hiểu về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, bà đã hiểu ra bản chất tà ác của ĐCSTQ. Bà luôn nói rằng bà sẽ lên internet và thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên quan của nó.

Bà Lâm cho biết các ngôi miếu ở Trung Quốc đã trở thành những điểm du lịch. Bà cho biết rằng người dân đã không còn tin vào thiện ác nhân quả là thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Bà cảm thấy họ trở lên ích kỷ và không quan tâm đến người khác. Bà thích sống ở Đài Loan hơn, ở đó tự do hơn. Bà Lâm nói về việc ĐCSTQ phát hình phỉ báng Pháp Luân Công trên tivi hàng giờ hồi đầu của cuộc bức hại như thế nào. Bà Lâm nói: “Cuối cùng tôi đã thấy nó quá phiền phức”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/23/208899.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/26/111109.html
Đăng ngày: 29– 09 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share