Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-12-2017] Đây là lần thứ 3 các quan chức chính quyền Trung Quốc bác bỏ đơn kiện của một người mẹ đối với những kẻ đã bắt giam, tra tấn và kết án phi pháp con gái bà. Cùng lúc đó, chính phủ Canada, quốc gia nơi người con gái trở thành công dân từ năm 2007, cũng đang không ngừng nỗ lực đàm phán để đòi quyền tự do cho cô.

Con gái bị bắt giữ và kết án phi pháp

Bà Tôn Thiến, 51 tuổi, người sáng lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Sinh học Leadman tại Bắc Kinh, đã được Tạp chí Hồ Nhuận của Trung Quốc vinh danh là doanh nhân giàu có tiêu biểu trong các năm 2012 và 2016. Khi sự nghiệp ngày càng thành công, thì sức khỏe của bà Tôn ngày càng giảm sút. Bà từng bị bệnh tim, gan và trầm cảm. Bà đã thử nhiều phương pháp trị liệu khác nhau, nhưng chúng đều không mang lại kết quả.

2017-12-19-minghui-beijing-sunsqian-1--ss.jpg

Bà Tôn

Mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi vào năm 2014 khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần hiện đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp kể từ năm 1999.

Việc kiên định tu luyện Pháp Luân Công đã khiến bà phải chịu cảnh lao lý. Bà bị bắt tại nhà riêng vào ngày 19 tháng 2 năm 2017 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Vào ngày 18 tháng 5, một nhân viên công vụ của lãnh sự quán Canada tới Trại tạm giam sS 1 Bắc Kinh thăm bà thì mới hay tin bà liên tục bị tra tấn kể từ ngày bị bắt giữ. Ngày 20 tháng 6 vừa qua, thời báo Globe and Mail, một trong những tờ báo lớn nhất của Canada đã đưa tin về việc bà bị tra tấn trong bài viết có tiêu đề: “Công dân Canada bị bắt giữ vì đức tin hiện đang bị giam cầm trong một nhà tù ở Trung Quốc.”

Ngay sau đó, bà Tôn bị cáo buộc vi phạm Điều 300 của Bộ luật Hình sự Trung Quốc, trong đó tuyên bố rằng bất cứ ai sử dụng tà giáo để ngăn cản việc thi hành pháp luật sẽ bị trừng phạt với mức án cao nhất có thể. Luật sư của bà lập luận rằng, không có một văn bản pháp luật nào khẳng định Pháp Luân Công là “tà giáo” và rằng công tố viên của vụ án đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ đối với thân chủ của mình.

Đơn kiện của người mẹ 3 lần bị trả lại trong vòng 5 tháng

Mẹ của bà Tôn đã từng 3 lần gửi đơn kiện trại tạm giam Số 1 Bắc Kinh vì đã tra tấn con gái bà, cùng với Hác Chí Cương (giám đốc Sở cảnh sát Bắc Kinh) và Trương Hân (công tố viên Viện kiểm sát quận Triều Dương) đã buộc tội con gái bà mà không dựa trên cơ sở pháp lý nào; nhưng cả 3 lần đều bị từ chối.

2017-12-19-minghui-beijing-sunsqian-2--ss.jpg

Mẹ của bà Tôn

Người mẹ gần 80 tuổi, đã phải di chuyển hàng trăm km từ quê nhà của mình ở thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông đến Bắc Kinh để nộp đơn kiện. Bà nộp đơn lần đầu vào ngày 31 tháng 5 và lần thứ hai vào ngày 11 tháng 9.

Mới đây, bà đã cùng một người con gái khác của mình tới Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 12. Họ đến thẳng Văn phòng Chi nhánh Số 1 thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Bắc Kinh. Tại đây, nhân viên lễ tân chỉ để một luật sư nội bộ tiếp chuyện họ.

Luật sư nói rằng Viện Kiểm sát sẽ không tiếp nhận đơn kiện chống lại cảnh sát và công tố viên, đồng thời yêu cầu người nhà bà Tôn đến làm việc tại Văn phòng Kháng cáo thuộc Sở Cảnh sát Bắc Kinh.

Vào chiều ngày hôm đó, hai người phụ nữ đã tới Văn phòng Kháng cáo thuộc Sở Cảnh sát Bắc Kinh. Nhân viên ở đó trả lời rằng họ chỉ thụ lý một phần đơn kiện liên quan tới trại tạm giam Số 1 Bắc Kinh, còn phần đơn kiện liên quan tới cảnh sát và công tố viên thì họ không tiếp nhận.

Sau đó, họ lại tới Văn phòng Kháng cáo của Hội đồng nhân dân thành phố Bắc Kinh nhưng lại bị chuyển trở về Văn phòng Kháng cáo Công an Bắc Kinh.

Vào ngày hôm sau, họ lại tiếp tục đến Văn phòng chi nhánh Số 2 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Bắc Kinh, sau khi nghe tin vụ án của bà Tôn có thể được xét xử tại đó. Tuy nhiên, chi nhánh số 2 trả lời rằng, họ chỉ có trách nhiệm thụ lý đơn khiếu nại sau khi có phán quyết cuối cùng của tòa án. Vụ án của bà Tôn vẫn đang trong quá trình xét xử.

Mẹ và chị gái của bà Tôn quay trở về nhà mà không được cơ quan chức năng nào thụ lý hồ sơ khởi kiện của họ.

Luật sư bị ép phải rút khỏi quyền đại diện cho bà Tôn

Bà Tôn đã phải tìm một luật sư mới để thay cho các luật sư đã từ bỏ vụ kiện của bà kể từ khi bà bị bắt giữ hơn 10 tháng trước. Luật sư Cao Thừa Tài, luật sư Hoàng Hán Trung, và luật sư Hùng Đông Mai đã buộc phải từ bỏ quyền đại diện của mình cho bà Tôn sau khi họ bị các cơ quan chính quyền tư pháp địa phương nơi họ sinh sống đe dọa.

Hiện tại, bà Tôn đã tìm được một luật sư mới sẵn sàng bảo vệ bà trước tòa. Mẹ của bà cũng đang tìm kiếm một luật sư khác để hỗ trợ việc khởi kiện những kẻ đã bức hại bà Tôn.

Canada tiếp tục nỗ lực nhằm giải cứu bà Tôn

Vụ án của bà Tôn đã thu hút sự quan tâm rộng rãi trên toàn đất nước Canada, nơi quyền tự do tín ngưỡng của con người được tôn trọng.

Hơn 10 tháng qua, các học viên Pháp Luân Công ở Canada đã tổ chức các buổi kháng nghị và thu thập chữ ký thỉnh nguyện nhằm kêu gọi giải cứu bà Tôn ngay lập tức.

Hoa hậu Thế giới Canada 2015, cô Anastasia Lin, cũng đã tích cực tham gia vào nỗ lực giải cứu bà. Cô kêu gọi Thủ tướng Justin Trudeau “làm tất cả mọi thứ trong quyền lực của mình” để đảm bảo việc bà Tôn được trả tự do. Vào ngày 19 tháng 6, tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva, cô đã nêu lên trường hợp của bà Tôn, cũng như tình hình cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên diện rộng tại Trung Quốc.

Nhiều chính trị gia Canada cũng bày tỏ mối quan ngại của mình.

Lãnh đạo Đảng Xanh, bà Elizabeth May cho biết: “Việc chính quyền Trung Quốc đối xử tàn nhẫn với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, là một sự xâm phạm nghiêm trọng về nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và cũng giống như hầu hết các nghị sĩ trong nghị viện – Tôi biết rằng, bất cứ khi nào vấn đề này được nêu ra, chúng tôi đều nhận được sự ủng hộ to lớn từ tất cả các Đảng trong Hạ viện.”

Ông Irwin Cotler, nghị sỹ Quốc hội, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đang đóng vai trò là cố vấn pháp lý của bà Tôn. Ông cho biết: “Bà Tôn Thiến đã bị bắt giữ một cách tùy tiện, bị giam cầm bất hợp pháp, bị tra tấn trong trại giam, bị tước bỏ các quyền cơ bản liên quan đến tự do tín ngưỡng, ngôn luận và tự do giao tiếp.”

“Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc tôn trọng luật pháp của chính nước họ, ngừng và chấm dứt tất cả các hành động bức hại và truy tố, đồng thời trả tự do vô điều kiện cho bà Tôn Thiến và để bà quay trở về đoàn tụ với gia đình ở Canada.”

2017-11-11-rescue-sun-qian_02--ss.jpg

Ông Irwin Cotler

Nghị sỹ Đảng Bảo Thủ, ông Scott Reid đã viết một lá thư gửi Thủ tướng Trudeau kêu gọi Thủ tướng đề cập vấn đề này với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức tại Việt Nam, theo cách “truyền thống” mà ông Reid đã từng thực hiện đối với Thủ tướng Jean Chrétien khi ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 15 năm trước.

2017-11-11-rescue-sun-qian_01--ss.jpg

Ông Scott Reid

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, bà Chrystia Freeland cho biết, bà sẽ dành sự quan tâm đặc biệt tới trường hợp của bà Tôn: “Theo quan điểm của tôi, một công dân Canada bị giam giữ ở nước ngoài là một điều không thể chấp nhận được, và đó cũng là trách nhiệm của từng thành viên trong chính phủ”, bà tiếp tục: “Tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm này thuộc về mình.”

2017-12-19-minghui-beijing-sunsqian-4--ss.jpg

Bà Chrystia Freeland

Ông Omar Alghabra, thư ký Bộ trưởng Ngoại giao cho biết, vụ án của bà Tôn mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và chính phủ Canada cần phải kiên quyết đề cập vấn đề vi phạm nhân quyền này tới chính phủ Trung Quốc. Ông hứa rằng chính phủ Canada sẽ tiếp tục những nỗ lực của mình cho tới khi bà Tôn được trả tự do.

Theo báo cáo mới nhất, thủ tướng Justin Trudeau cho biết, ông đã đề cập vụ việc của bà Tôn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường trong chuyến công du của ông tới Trung Quốc từ ngày 3-7 tháng 12 vừa qua.

Các báo cáo liên quan:

Một nữ doanh nhân Canada bị ngược đãi trong trại tạm giam Bắc Kinh, luật sư không được gặp mặt thân chủ

Thời báo Globe and Mail: Một công dân Canada bị giam cầm và tra tấn ở Trung Quốc vì đức tin của mình

Canada: Các Nghị sỹ Quốc hội thúc giục Thủ tướng yêu cầu trả tự do cho học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Trung Quốc

Các bài báo của “Newspaper of Record” tại Canada ghi nhận một trường hợp công dân nước này bị bắt giữ ở Bắc Kinh chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Hai Nghị sỹ Quốc hội Canada gửi thư tới Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao kêu gọi giải cứu bà Tôn Thiến

Các nghị sỹ Canada tìm cách hối thúc Trung Quốc phóng thích học viên Pháp Luân Công người Canada

Các nhà lập pháp Canada kêu gọi Thủ tướng nước này hỗ trợ giải cứu các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Các quan chức cấp cao Canada quan ngại về trường hợp một công dân bị giam giữ và bị ngược đãi ở Bắc Kinh vì đức tin của mình

Canada: Các học viên Pháp Luân Công tổ chức mít tinh kêu gọi sự trợ giúp của Thủ tướng để giải cứu người thân

Tiếp tục nỗ lực giải cứu công dân Canada và người thân của họ bị giam giữ tại Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công

Canada: Biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc yêu cầu thả công dân Canada đang bị cầm tù ở Trung Quốc


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/20/358103.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/23/166847.html

Đăng ngày  13-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Đăng ngày 31-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share