Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Thượng Hải, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-11-2017] Ngày 12 tháng 10 năm 2017, ông Lưu Thuận Minh ở khu Mẫn Hành, Thượng Hải đã bị bắt và hiện đang bị giam giữ tại Trại giam Mẫn Hành.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Lưu – một cựu nhân viên tại Bệnh viện Mã Kiều bị giam giữ kể từ khi chính quyền Cộng sản bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Ông Lưu đã bị sách nhiễu, bị giám sát và bị giam giữ nhiều lần tại đồn cảnh sát.

Ông Lưu bị giam giữ hai lần tại trung tâm tẩy não, hai lần tại trại giam và bị kết án bốn năm hai tháng tù giam.

Ông đã bị tra tấn đến gần chết.

Những lần bị giam giữ và bị bức hại trước đây

Ngày 30 tháng 6 năm 2002, ông Lưu bị bắt. Các nhân viên của Sở Cảnh sát Mã Kiều, ủy ban khu phố và nơi ông làm việc đã giam ông tại Trung tâm Tẩy não Thanh Phổ hai tháng. Trong thời gian đó, ông Lưu bị cưỡng bức lấy máu và bị trói vào “giường sắt”.

Ngày 9 tháng 5 năm 2003, ông Lưu lại bị các nhân viên của Phòng 610 bắt giữ. Tại đồn cảnh sát, một nhân viên đã túm tóc ông Lưu và vừa kéo ông đi vòng quanh, vừa đánh ông. Hắn ta cũng buộc ông Lưu phải ngồi xổm trong một thời gian dài.

Một đêm ở trong trại giam, hai cảnh sát nam đã đánh ông và còng hai tay ông ra sau lưng sau khi tuyên bố mỉa mai rằng ông đã không ngồi đúng tư thế. Họ nói với ông rằng họ sẽ ngừng đánh ông nếu ông ngồi xổm, nhưng ông Lưu đã từ chối.

Khi ông Lưu quay trở lại phòng giam, một tù nhân khác nói: “Chúng tôi đã bàn và thống nhất rằng, nếu các [học viên] Pháp Luân Công mà bị đưa vào phòng biệt giam, chúng tôi sẽ tuyệt thực để bảo vệ họ.” Ông Lưu đã rất cảm động khi nghe được điều đó.

Tra tấn trong tù

Ba năm rưỡi sau khi ông Lưu bị kết án, ông đã bị chuyển tới Nhà tù Đề Lam Kiều. Ngày đầu tiên, một tù nhân đã đưa ông Lưu tới phòng trực của lính canh và nói với ông hãy khai báo về bản thân tại cửa. Ông Lưu đã từ chối và nói rằng ông không phải là một tù nhân vì ông không vi phạm pháp luật.

Khi ông đi vào phòng và đặt chiếc ghế của mình xuống đất, một tên lính canh đã đá chiếc ghế đi chỗ khác trước khi bảo ông ngồi xổm. Khi ông Lưu từ chối hợp tác, lính canh đã lấy ra một dùi cui điện. Sau đó, ông Lưu bị khóa vào một phòng nhỏ và bị ép buộc phải ngồi xổm hơn 10 giờ mỗi ngày trong 10 ngày liên tục.

Trong tù, ông Lưu bị buộc phải làm những công việc nặng nhọc và ăn cơm mốc. Có một thời gian, ông Lưu không được phép mua các nhu yếu phẩm hàng ngày. Thỉnh thoảng ông cũng không được phép uống nước. Đôi khi, hai tù nhân còn giám sát ông cả ngày và thường xuyên cấm ông ngủ.

Ông Lưu đã bị buộc phải ngồi trên một ghế nhựa nhỏ trong một thời gian dài với lưng thẳng, chân chụm vào nhau, hai tay để lên đầu gối, và mắt nhìn thẳng về phía trước. Ông cũng không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
2004-10-18-jms1.jpg

Minh họa tra tấn: Ngồi trên ghế nhựa nhỏ

Kiểu tra tấn này đã khiến da mông của ông Lưu bị thối; máu trộn với da bị thối khiến ông vô cùng đau đớn khi ngồi. Giấy vệ sinh ông nhét trong đồ lót của mình đã nhanh chóng bị ngấm mủ. Tuy nhiên ông Lưu vẫn bị buộc phải đứng nhiều ngày với trán, mũi, bụng và ngón chân tựa vào tường.

Khi cảnh sát tra tấn ông Lưu, họ bật ti vi suốt thời gian tra tấn để che giấu những âm thanh phát ra. Sau khi bị đánh nhiều lần, xương sườn của ông Lưu đã bị gẫy. Chân của ông bị bầm tím to như chiếc thùng đựng nước.

Lại bị bắt trong kỳ Thế vận hội

Ngày 24 tháng 4 năm 2008, khi Thế vận hội được tổ chức tại Trung Quốc, ông Lưu lại bị bắt tại nơi làm việc và bị giam giữ trong trại tạm giam.

Một cảnh sát đã nói với ông, “Vợ ông vừa đến để đưa tiền và quần áo. Bà ấy nói rằng ông là người thật thà và tốt bụng và hy vọng rằng chúng tôi không đánh ông.”

Tại thời điểm đó, ông Lưu đã bị các tù nhân đánh và đấm vì ông từ chối ngồi xổm và ăn kiểu của chó. Tuy nhiên cảnh sát nói với vợ ông rằng họ sẽ không đánh ông.

Sau đó 20 ngày, ông Lưu bị chuyển đến Trung tâm Tẩy não Thanh Phố. Tất cả ông Lưu đã bị giam giữ tại trại giam và trung tâm tẩy não sáu tháng và năm ngày.

Gia đình của ông Lưu

Trước đây, ông Lưu từng là một người sống rất ích kỷ. Nhưng từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, ông đã thay đổi cách hành xử của mình và bắt đầu biết nghĩ cho người khác.

Một lần cha của ông nói, “Trong bốn người con của tôi , đứa thứ hai (ông Lưu) đã luôn luôn khiến mọi người phải lo lắng. Nhưng hiện tại, nó là đứa mà tôi yên tâm nhất.”

Mẹ của ông Lưu gần 90 tuổi đã đã bị liệt năm năm và cần sự chăm sóc của ông Lưu. Bà thức giấc 10 lần một tối, hy vọng rằng con trai của mình sẽ sớm trở về.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/23/357017.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/1/166597.html

Đăng ngày 10-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share