Cũng bàn về làm thế nào phá trừ an bài nghiệp bệnh của cựu thế lực
Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở miền Tây nước Mỹ
[MINH HUỆ 28-11-2016] Thời gian gần đây, đôi khi tôi nghe tin có một số đồng tu rơi vào trạng thái nghiệp bệnh thời gian dài, sau cùng thì bất hạnh rời đi. Mặc dù trước khi đồng tu qua đời, đồng tu đó cũng cùng các đồng tu xung quanh phát chính niệm, và học Pháp, v.v… bản thân người đó cũng đã nỗ lực “đương đầu”, nhưng cuối cùng cũng không thể thành công. Tương tự, cũng có các hạng mục gặp ma nạn suốt thời gian dài, các đồng tu cùng phát chính niệm, cố gắng học Pháp, nhưng vẫn không có biến đổi về căn bản.
Nhìn thấy những chuyện này, ngẫm lại bản thân, tôi thấy rằng, tại thời điểm xuất hiện nghiệp bệnh, tôi cũng giống các đồng tu, mặc kệ nó, nhẫn chịu qua thì sẽ tốt thôi, cả khi xuất hiện một số bệnh trạng trước kia chưa từng gặp phải, tôi cũng nghĩ, chỉ cần luyện công nhiều sẽ tốt, tín Sư tín Pháp. Kỳ thực, mỗi khi gặp việc như vậy, trong nội tâm vẫn không tránh khỏi nghĩ rằng: Đây có phải là chuyện tốt không? Hoặc là nói tôi muốn bài trừ cựu thế lực, học Pháp thật tốt, luyện công, phát chính niệm thì sẽ vượt qua. Nhưng ở trong sâu nội tâm tôi phát hiện vẫn có một loại tâm lý “chữa bệnh”, vô tình đem học Pháp, luyện công, phát chính niệm biến thành phương pháp “trị bệnh”, hoặc là cố gắng ép mình “tín Sư tín Pháp”. Kỳ thực, tôi phát hiện trong tiềm thức vẫn có suy nghĩ “có thể xảy ra vấn đề gì không nhỉ?” Có hạng mục có thể trong ma nạn cũng có cùng kiểu tâm lý, lấy học Pháp, luyện công, phát chính niệm trở thành cách thức để giải quyết sự việc, chứ không tìm nguyên nhân ở tâm tính.
Sư phụ giảng:
“Nguyên nhân chư vị không thoải mái chủ yếu là chư vị cứ lo sợ thân thể bản thân mình bị bệnh nào đó.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
“Tâm không chính là gì? Đó là [người mà] họ cứ mãi không tự coi mình là người luyện công.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Như vậy, trước tiên chúng ta nên xem mình là người luyện công. Người luyện công rốt cuộc suy nghĩ vấn đề như thế nào đây? Đầu tiên cần phải hướng nội tìm. Tôi phát hiện tình huống của các đồng tu nói ở trên, và tình huống ở bản thân, ở một mức độ nào đó, chúng ta cầu Sư phụ giúp đỡ chúng ta, giống như mong muốn thần tích xuất hiện, chính là bởi vì bản thân không có trí huệ, cảm thấy không biết làm gì. “Mọi người cùng nhau ‘nỗ lực’ – chỉ cần tín Sư tín Pháp thì nhất định có thể như thế nào đó, không chịu thừa nhận cựu thế lực như thế nào đó.” Những lời này, tôi cảm thấy không có pháp lý ở trong đó, cũng chỉ là lời nói suông mà thôi, thực tế là “miễn cưỡng” bản thân. Có đôi khi vượt quan đều là không đủ trí huệ mà miễn cưỡng như vậy.
Vậy nghĩ lại bản thân mình trong quá trình luyện công, khi mà bản thân rất khó vượt qua tính trì trệ, viện cớ là luyện công không thoải mái, không được gì thì không luyện. Tôi vẫn luôn suy nghĩ, làm thế nào để cải biến loại tâm lý chữa bệnh tiềm ẩn này và có thể chủ động đi luyện công?
Một lần học Pháp, tôi đột nhiên nhận ra, tất cả các sách Đại Pháp mình đều đã đọc, nhưng dường như quyển sách đầu tiên nhất, căn bản nhất lại chưa đọc qua, các công lý yêu cầu cho việc luyện công cần phải xem kỹ, tôi liền đọc sách “Đại viên mãn Pháp”. Lần đầu đọc, tôi phát hiện mình có nhận thức mới, tôi nhận ra rằng có đôi lúc chúng ta cầu xin Sư phụ trợ giúp chứ không để ý rằng bản thân mình cần đề cao nhận thức đối với pháp lý. Sư phụ dạy chúng ta là tu luyện Đại Pháp, nếu như chúng ta thật sự xem mình là người luyện công, vậy thì bản thân những nội dung giảng trong các Pháp lý, Sư phụ [cũng thông qua đó] mà giúp chúng ta tu luyện.
Nghiệp bệnh cùng với các loại ma nạn là do các linh thể tại các không gian khác gây ra, theo Trung y mà xét thì là do mạch trong thân thể không thông, như vậy chư vị có tin tưởng khi luyện công sẽ có uy lực cường đại của Sư phụ đả thông tầng tầng kinh mạch trong thân thể không? Nếu như tin tưởng, cũng theo đó mà làm, thì tôi cho rằng đây là biểu hiện của “tín Sư tín Pháp”. Chúng ta thông qua tu tâm luyện công, rốt cuộc đả thông kinh mạch bị ứ tắc, nghiệp bệnh bề mặt dĩ nhiên cũng không thể tồn tại, đây cũng là thực sự chứng thực Pháp. Vậy linh thể tạo thành nghiệp bệnh ở không gian khác, cho dù là cựu thế lực an bài, hay là chủ nợ đến đòi nợ, hay là các phó nguyên thần gì gì đó, các loại như thế xem ra đều không có quan trọng. Trong nội tâm chỉ cần có Pháp, chúng ta không cần suy nghĩ do ai gây nên, bởi thông qua tu luyện cũng có thể đả thông kinh mạch tại đó, dựa vào trí tuệ cùng gia trì của Sư phụ. Mạch lạc đả thông, dĩ nhiên thân thể bên này phải khỏe mạnh. Hơn nữa theo lý giải của tôi thì chư vị tu luyện tầng thứ đề cao rồi, cũng sẽ xuất hiện công năng tương ứng, có thể giải quyết vấn đề này, như vậy phát chính niệm mới có tác dụng.
Nhưng nếu vào lúc không hiểu thấu đạo lý này, tôi phát hiện dễ dàng biểu hiện tâm người thường, thời điểm “tội nghiệp” gây khó dễ thì cầu Sư phụ hỗ trợ, hoặc khi luyện công thì nghĩ: “Mình cứ kiên trì một chút, liệu có thể tốt lên không?”, dù thế nào vẫn không thể thoát ra khỏi tâm lý trị bệnh.
Cho nên tôi nghĩ “tín Sư tín Pháp” căn bản ở chỗ học hiểu pháp lý và tin tưởng pháp lý sẽ khởi tác dụng trên thân thể mình, hơn nữa sau này trong tu luyện, trong chứng thực Pháp nhất định sẽ thực sự khởi được tác dụng, quá trình này ngày càng hiển hiện ra khiến bản thân ngày càng tin tưởng Đại Pháp, từ đó đồng thời nội tâm cũng bình tĩnh ổn định hơn. Tôi cho rằng khi đó không cần cầu Sư phụ, chỉ cần chúng ta làm việc dựa trên Pháp, không cần chư vị suy nghĩ, cơ chế pháp lý, pháp thân Sư phụ sẽ tự nhiên giúp chư vị giải quyết những vấn đề này. Tôi nhớ Sư phụ đã từng giảng:
“Tất nhiên không chỉ Pháp Luân, chúng tôi cần phải cấp lên thân thể chư vị rất nhiều cơ năng, cơ chế, liên quan chặt chẽ với Pháp Luân [và] chúng tự động vận chuyển, tự động diễn hoá. Vậy nên công này hoàn toàn tự động chuyển hoá liên tục con người ta, nó hình thành nên một loại “công luyện người”, cũng gọi là “Pháp luyện người”.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Vì thế khi nhận thức được điều này, tôi liền quên đi chuyện chữa bệnh, lúc luyện công nghĩ rằng đây không phải vấn đề “bệnh”. Tôi cũng nhớ đến Sư phụ đã nhấn mạnh giảng:
“Tịnh hóa thân thể chỉ hạn cuộc cho những ai đến học công chân chính, những ai đến học Pháp chân chính” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Như vậy những ai đến học công chân chính rốt cuộc cần phải nghĩ gì trong khi tu luyện, sao lại có thể vì thân thể thoải mái hay không thoải mái mà lo lắng, lần học Pháp này quả thực tôi đã tìm được đáp án.
Cho nên khi chúng ta nói rằng cựu thế lực hung hăng quấy nhiễu như thế nào, hay khi hạng mục có ma nạn lớn thế nào lại còn gây khó khăn trường kỳ, chúng ta cần phải quay trở về ước nguyện ban đầu nhất, vì điều gì mà tu luyện, Đại Pháp là gì, luyện công là luyện cái gì. Thông thường là do chúng ta quên Đại Pháp là gì, quên vì sao mà mình tu luyện nên từng chút từng chút một dồn tích các ma nạn lại.
Trong người thường có một câu nói: “Quyền bất ly thủ, khúc bất ly khẩu” (Nắm đấm không rời tay, khúc nhạc không rời miệng, ý nói rèn luyện thật nhiều thì kỹ năng càng thành thạo), cho dù những nghệ sĩ diễn tấu, nhà điêu khắc, nhà tạo hình mỹ thuật rất giỏi đều cần phải mỗi ngày luyện tập các kiến thức cơ bản tẻ nhạt làm cơ sở. Vậy nếu chúng ta không có kiến thức cơ bản vững chắc, đương nhiên đủ loại vấn đề gặp phải đều không thể giải quyết được, ngược lại còn có thể khiến cho người thường không hiểu, không thể hoàn thành sứ mệnh của mình. Sư phụ giảng rất rõ ràng:
“Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ.” (Luận Ngữ)
Mọi loại vấn đề của chúng ta trước trí huệ của Sáng Thế Chủ đều không còn là vấn đề, chỉ xem chúng ta có muốn chọn Đại Pháp hay chọn quan niệm của mình.
Đây là một nhận thức mà tôi có được: bài trừ chấp trước người thường không thể dùng phương thức người thường mà áp chế, nhất định phải có một pháp lý ở cảnh giới rất cao để thay thế đi cái nhận thức người thường kia. Tôi hiểu rằng đối mặt với mọi loại tình huống, không thể dùng các lý do và đáp án trong Pháp mà chư vị đã học được, đã ngộ đến, để bài trừ chấp trước con người. Đôi khi tôi ngồi xuống tĩnh tâm, khi các loại suy nghĩ phụ diện quá nhiều, xem chúng là một sợi dây thừng rối loạn, tự nói với mình từ trong đó mà nhảy ra, không bị dính mắc ở trong đó.
Tuy nhiên, ví như trừ bỏ tâm tật đố, tâm muốn cải biến người khác, vân vân. Chính vì đã hiểu rõ lời Sư phụ giảng: “Ai ai cũng như nhau. Kỳ thực làm sao mà như nhau được?” (Chuyển Pháp Luân) Thực sự khiến ta có thể khắc chế và dần dần buông bỏ tâm tật đố và tâm muốn người khác nghe theo mình, thì thực sự phải hiểu rõ, vốn lẽ thời điểm vũ trụ tạo ra con người đều không giống nhau. Trong lúc làm hạng mục, cần nghĩ có thể nhận ra đặc điểm của mỗi người, ai có ưu điểm gì thì kết hợp điều phối, như vậy sẽ giảm bớt rất nhiều mâu thuẫn phát sinh, mình cũng dễ thở hơn rất nhiều, bởi không còn nghĩ làm sao để khống chế người khác, nên càng dễ nhìn thấy điểm mạnh của người khác.
Sở dĩ tôi nhận thức được “tín Sư tín Pháp” không phải là hễ gặp khổ nạn không biết làm thế nào thì lại cầu Sư phụ, mà cần phải là bình thường học Pháp cho tốt, học hiểu rõ Pháp lý liền chiểu theo Pháp lý mà làm. Sự phụ cũng giảng:
“Chư vị nếu muốn tu luyện, khiến thân thể chư vị cải biến, khiến chư vị tu xuất ra tất cả Phật Pháp thần thông, khiến cho tầng thứ của chư vị không ngừng đề cao, bao gồm tất cả những gì đắc được sau khi viên mãn, tôi đều đã dung [nhập] vào trong Pháp lý này.” (Giảng Pháp tại Hội giao lưu Quốc tế tại Bắc Kinh 1996)
Bởi vì bản thân chúng ta có lúc qua loa đại khái, không muốn động não suy nghĩ – không thích động não, không muốn tiên tha hậu ngã, không chăm chú học hiểu pháp lý v.v.. cần phải đối chiếu Pháp giảng của Sư phụ với tâm an dật, các loại tâm. Nếu luôn có thể làm vậy, kỳ thực không cần cầu Sư phụ, Sư phụ sẽ giúp đỡ, cơ chế của Pháp lý cũng sẽ làm thế. Gây khó khăn lâu dài, nhất định là chưa minh tỏ Pháp lý, làm việc không phù hợp với Pháp lý, thậm chí không hợp với lẽ thường, do đó Sư phụ không cách nào trợ giúp, khi đó chỉ có thể “miễn cưỡng”, nhưng chịu cái khổ đó cũng không có nghĩa là đề cao.
Trên đây là nhận thức tại tầng thứ của cá nhân tôi, nếu có gì không đúng, xin đồng tu chỉ bảo. Cảm ơn các đồng tu!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/28/338196.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/6/160235.html
Đăng ngày 10-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.