Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Singapo
[MINH HUỆ 29-12-2015] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Singapo cùng với các học viên đến từ Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã tổ chức Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thường niên Singapore vào ngày 27 tháng 12 năm 2015, ngay trước thềm năm mới.
Tại Pháp hội, 23 học viên trong các độ tuổi khác nhau đã chia sẻ việc việc họ đã đề cao như thế nào qua việc tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Bầu không khí hòa ái đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho ông Nguyễn đến từ Việt Nam.
“Đến đây giống như là được trở về nhà, dù chúng tôi không thể trực tiếp gặp mặt Sư phụ,” ông Nguyễn nói.
Sau Pháp hội, những người tham dự đã chụp ảnh tập thể để gửi đến Sư phụ tôn kính, cùng lời chúc năm mới 2016 của họ.
Các học viên tại Pháp hội Singapore
Học viên trẻ: Tuân theo các nguyên lý của Đại Pháp
Các tiểu đệ tử chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình
Sức khỏe của bé Junjun 10 tuổi được cải thiện
Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bé Junjun 10 tuổi khá ốm yếu và thường phải uống thuốc. Hàng tháng em phải đi bác sỹ ít nhất hai lần. Sau mỗi lần khám em được kê nhiều loại thuốc khác nhau. Thuốc thang đã làm em yếu ớt, trông xanh xao và gầy, khiến bố mẹ em rất lo lắng.
Junjun nói: “Cháu ăn không ngon miệng và khó ngủ. Chỉ nhìn thấy thuốc thôi là cháu đã phát khóc và buồn nôn. Sau đó, hễ uống thuốc xong, cháu lại nôn hết thuốc và thức ăn mà cháu vừa ăn.”
Năm lên bảy tuổi, mẹ của Junjun đã ghi tên cho em vào trường Minh Huệ, một ngôi trường do các học viên Đại Pháp điều hành. Đây là sự khởi đầu cho hành trình tu luyện Đại Pháp của em. Sức khỏe của em đã được cải thiện, và em nhanh chóng không còn cần đến thuốc thang.
Em nói: “Ở trường Minh Huệ, cháu đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, và luyện công với các tiểu đệ tử. Điều này đã biến cuộc sống khổ sở của cháu trở nên hạnh phúc.”
Bố của Junjun, không phải là học viên, đã phản đối mạnh mẽ việc Junjun tu luyện Đại Pháp, nhưng sau khi chứng kiến sự cải thiện về sức khỏe của Junjun, ông đã thay đổi thái độ. Ông còn nhắc mẹ Junjun mang theo Chuyển Pháp Luân khi ông đưa cả gia đình đi nghỉ ở Hồng Kông vào tháng trước.
Bé Xuanxuan 7 tuổi chiểu theo nguyên lý của Đại Pháp
Bé Xuanxuan 7 tuổi là một học sinh tiểu học. Em ghi theo học trường Minh Huệ vào năm 2013.
“Cháu thực sự vui mừng được là một học sinh của trường Minh Huệ,” Xuanxuan nói. “Mỗi tuần cháu nhắc mẹ cháu đưa anh em cháu tới trường Minh Huệ… Dần dầu cháu hiểu ra rằng các học viên cần phải tu luyện tâm từ bi và lòng khoan dung. Chúng cháu không được đánh lại khi bị đánh hay bắt nạt. Vì vậy cháu đã cố gắng chiểu theo yêu cầu của Sư phụ.”
Khi bị ai đó bắt nạt ở trường, em đã cố gắng hết sức để vượt qua cơn giận của mình, bởi vì em chỉ muốn đấm vào mặt bạn học sinh đó. Nhưng em nhận ra rằng em tu luyện Đại Pháp và vì thế không nên cư xử như vậy.
Em nói: “Cháu tức giận đến nỗi chạy vào nhà vệ sinh và khóc thật to và cháu cầu xin Sư phụ [Nhà sáng lập Đại Pháp] giúp đỡ. Khóc xong, cháu cảm thấy khá hơn và quay lại lớp học.”
Xuanxuan thường giúp lau dọn lớp học và hỗ trợ các bạn học khi cần.
Thầy giáo của em đã khen ngợi em và em đã giành được giải thưởng người tốt, và cũng nhận được một học bổng.
Học viên trẻ: Trân quý cơ hội tu luyện trong Đại Pháp
Lingxi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng với mẹ khi còn bé. Tuy nhiên, khi lớn lên, với vô số bài vở ở trường và sau đó là áp lực công việc, cùng với mong muốn hưởng thụ cuộc sống và tiện nghi, cô dần dần xa rời việc tu luyện. Cô ít khi đọc các sách Đại Pháp và hiếm khi tham gia học Pháp nhóm hay luyện công tập thể. Khi ở nhà một mình vào buổi tối, cô tự hỏi liệu mình vẫn còn là một học viên hay không.
Thật không dễ dàng để cô quay lại tu luyện Đại Pháp. Cô gặp phải can nhiễu nghiêm trọng của nghiệp tư tưởng bất kể khi nào cô đọc các sách Đại Pháp. Cô cũng có những tư tưởng bất hảo và nghi ngờ Sư phụ. Điều này tạo ra một số khảo nghiệm tâm tính. Tuy nhiên cô vẫn liên tục bài trừ những niệm đầu bất chính và trở nên quyết tâm làm tốt mọi việc mà học viên nên làm. Cô đã học các sách Đại Pháp, phát chính niệm và nói với mọi người về môn tu luyện.
Cô đã trở thành người thực tu tinh tấn sau khi xem biểu diễn Thần Vận ở Nhật Bản vào tháng Tư.
“Tôi đã tham gia nhiều hơn vào các hạng mục chứng thực Pháp,” cô nói. “Mặc dù tôi đã rất mệt sau một ngày làm việc, tôi vẫn cảm thấy tràn đầy năng lượng và vui vẻ khi bắt đầu một hạng mục giảng chân tướng Đại Pháp. Tôi thường phải thức đến sáng để làm bố cục cho các tài liệu giảng chân tướng, và cảm thấy tỉnh táo khi đi đến điểm du lịch để luyện công vào buổi sáng. Bây giờ tôi cảm thấy khỏe, dù chỉ ngủ ba bốn tiếng.
Cô tiếp tục: “Mặc dù còn trẻ, chúng ta không thể lãng phí thời gian của mình. Chúng ta không được chìm đắm trong cám dỗ của xã hội người thường. Chẳng phải chúng ta nên kiên định hơn trong tu luyện, và chủ động tham gia nhiều hơn vào các hạng mục chứng thực Pháp hay sao?”
Học viên cao niên: Trực tiếp nói chuyện với các du khách Trung Quốc về Đại Pháp
Một học viên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình
Bà Tang thường nói chuyện với du khách Trung Quốc tại nhà ga xe lửa và các điểm du lịch. Bà khuyến khích và giúp họ thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.
Bà đã gặp đủ mọi hạng người, thậm chí một số người còn la hét và chửi mắng bà. Bà chưa bao giờ bỏ cuộc và đã cố gắng làm tốt với tâm từ bi. Bà đứng trên phương diện của người khác để giải thích khi gặp những người có địa vị và tuổi tác khác nhau, và rất linh hoạt trong cách tiếp cận để giảng chân tướng về Đại Pháp.
Bà cảm thấy để nói chuyện với du khách Trung Quốc ở các điểm du lịch thì khó khăn hơn. Bà cần phải nói thật nhanh để ngăn ngừa sự can nhiễu của những hướng dẫn viên du lịch, và cũng cần phản ứng nhanh, vì một số du khách không muốn những người khác biết rằng họ đang thoái ĐCSTQ. Bà đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm đăng trên trang web Minh Huệ, chép lại và ghi nhớ những thông tin mà bà có thể dùng trong nỗ lực giảng chân tướng của mình.
Có lần bà gặp ba du khách Trung Quốc cao niên đã về hưu vốn là các quan chức chính phủ. Tất cả họ đều là Đảng viên. Bà Tang kiên nhẫn giải thích rằng ĐCSTQ đã đến ngày tàn, và họ sẽ không muốn là thành viên của nó khi nó không còn nắm quyền nữa. Một người đã thoái Đảng và sau đó giúp thuyết phục bạn mình và du khách kia cùng thoái ĐCSTQ.
Học viên mới: Đề cao trong tu luyện Đại Pháp
Các học viên mới đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sau khi nghe được thông tin từ bạn bè và họ hàng hoặc biết về môn tu luyện trên Internet. Tâm tính họ đã được ma luyện và đề cao, và họ nhanh chóng tham gia vào nỗ lực giảng chân tướng.
Cô Xu, người bắt đầu tu luyện Đại Pháp hai năm trước, nói: “Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi chấp trước mạnh mẽ vào danh và lợi, và tôi đã sống một cuộc sống đầy căng thẳng xuất phát từ chấp trước này. Sau khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp và biết được ý nghĩa chân chính của sinh mệnh, tôi nhận ra rằng tôi phải buông bỏ chấp trước vào danh, lợi ích cá nhân và cảm xúc con người để trở về với bản nguyên sinh mệnh của mình. Dù tôi hiểu được nguyên lý này, việc buông bỏ các chấp trước không phải là điều dễ dàng.”
Cô Xu và chồng từng sở hữu một chuỗi cung ứng hải sản, nhưng phải đóng cửa vì nhu cầu thấp. Họ quay sang bán satay, món gà nướng tẩm gia vị và được phủ nước sốt lạc tại một cửa hàng ở khu trung tâm ẩm thực. Tuy nhiên, từ chỗ là những nhà kinh doanh, địa vị xã hội của họ bị hạ xuống thành người bán hàng rong đã khiến cho cô và chồng thấy cay đắng, và họ luôn tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn. Chồng cô Xu đã đăng ký tham gia cuộc thi nấu ăn trên truyền hình. Cô nghĩ rằng nếu chồng cô giành giải vô địch, nó sẽ giúp quảng bá cửa hàng của họ.
Nhiều vị giám khảo và khán giả đã ủng hộ chồng cô, và có vẻ như anh ấy sẽ ôm trọn danh hiệu này. Nhưng kết quả chung cuộc anh ấy chỉ đứng thứ hai. Tâm cô bị tổn thương, và cô đã bị trầm cảm nặng. Cô đã không học Pháp hay luyện công. Với sự giúp đỡ và khích lệ của các đồng tu, cô nhận ra là Sư phụ đã dùng cuộc thi nấu ăn này để loại bỏ chấp trước vào danh lợi của cô.
Với những giọt nước mắt trên khuôn mặt, cô Xu nói: “Sư phụ, con đã sai, con muốn tiếp tục tu luyện Đại Pháp. Trong tương lai, con chắc chắn sẽ học Pháp và hướng nội thường xuyên hơn.”
Học viên Việt Nam: Tạo lập một môi trường Đại Pháp
Học viên Việt Nam Yu Xin (hóa danh) không tham dự Pháp hội. Anh đã gửi bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện đến Pháp hội và chia sẻ rằng Pháp Luân Đại Pháp đã được phổ truyền rộng rãi ở Việt Nam.
Năm 2001, qua một người bạn Yu Xin biết được rằng mọi người trong vùng của anh đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Anh trở nên tò mò và đã lên mạng tìm kiếm thêm thông tin. Sau đó anh đã tham gia một nhóm học Pháp và điểm luyện công, và trở thành một học viên.
Ban đầu anh không muốn những người khác biết rằng mình đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng những cuộc trao đổi với các học viên khác đã giải khai những nút thắt trong tâm anh. Họ đã gặp những người quan tâm đến môn tu luyện, và thay nhau giảng chân tướng cho những người đó. Anh có thể giải đáp thỏa đáng các thắc mắc của họ bởi vì anh đã có những khúc mắc tương tự khi mới bắt đầu tu luyện. Vì vậy, nhờ sự an bài tỉ mỉ của Sư phụ, nhiều người đã bước vào tu luyện Đại Pháp và nhiều điểm luyện công mới và nhóm học Pháp mới đã được mở ra.
Các học viên tham dự Pháp hội: Được khích lệ và thụ ích
Ông Trương một học viên lâu năm nói rằng tham dự Pháp hội khiến ông cảm thấy mình được tịnh hóa và ông được thụ ích rất nhiều. Ông nói: “Khi so sánh với các đồng tu, tôi có thể nhìn thấy thiếu sót của mình. Tôi đã biết được mình không đáp ứng tiêu chuẩn của Pháp ở điểm nào trong cuộc sống hàng ngày. Tôi cảm thấy như thể là mình vừa mới biết được thế nào là tu luyện.”
Sau khi nghe các học viên khác chia sẻ kinh nghiệm, ông Lý nói rằng ông hy vọng sẽ trở nên tinh tấn hơn và tham gia nhiều hạng mục hơn. Ông cảm thấy rằng thời gian có thể được điều chỉnh. Một số đồng tu chỉ cần ngủ ba bốn tiếng mỗi ngày, nhưng ông cần đến năm tiếng. Giờ thì ông nhận ra rằng miễn là ông điều chỉnh thời gian của mình cho tốt, ông có thể tham gia nhiều hơn vào các hạng mục Đại Pháp.
Anh Du từ Việt Nam nói rằng họ có những áp lực ở Việt Nam so với môi trường ở Singapore. Anh thực sự hy vọng rằng môi trường của họ sẽ trở nên nới lỏng hơn khi họ làm tốt hơn.
Ông Hong, tu luyện đã 20 năm, nói rằng sự tinh tấn của các học viên bắt đầu tu luyện Đại Pháp muộn hơn ông đã làm ông thấy ấn tượng. Ông cảm thấy mình đã dần dần buông lơi sau khi rời khỏi Trung Quốc. Giờ đây ông quyết tâm tu luyện tinh tấn, như thuở ban đầu.
Anh Tạ, người bắt đầu tu luyện Đại Pháp được sáu tháng, cùng với bạn mình là anh Hoàng mới bắt đầu tu luyện Đại Pháp chỉ một tháng, đã cùng đi dự Pháp hội. Cả hai đều nói những gì các học viên chia sẻ thật là tuyệt! Họ nói có một khoảng cách lớn giữa họ và các học viên khác.
Cô Xiahua, người đọc một bài chia sẻ thay mặt một học viên Việt Nam, nói rằng cô bị ấn tượng bởi chính niệm mạnh mẽ của học viên này, đặc biệt là vì anh ấy tu luyện trong một môi trường ít thoải mái hơn.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/29/-321275.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/30/154334.html
Đăng ngày 21-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.