Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Bắc, Đài Loan

[MINH HUỆ 17-12-2015] Con xin kính chào Sư phụ!

Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi rất hân hạnh có cơ hội đến đây để chia sẻ kinh nghiệm 13 năm tu luyện của tôi. Tôi đắc Pháp vào năm 2002. Tại thời điểm đó tôi chỉ là một sinh viên ở trường đại học. Sau tám năm tu luyện, tôi may mắn có được cơ hội làm việc ở Tân Đường Nhân và sau đó là Đại Kỷ Nguyên. Và sau đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm 13 năm tu luyện của mình.

Từ công việc bình thường đến làm việc toàn thời gian trong ngành truyền thông

Khi tôi đắc Pháp vào năm 2002. Thông qua học Pháp, tôi nhận ra được tầm quan trọng của việc giảng chân tướng của đệ tử Đại Pháp. Cho nên, trong nhiều năm, bên cạnh việc học tập và công việc hàng ngày, tâm tôi luôn trăn trở. Tôi liên tục nghĩ về việc tôi sẽ giúp Sư phụ Chính Pháp như thế nào? Làm sao để chấm dứt cuộc bức hại này? Làm thế nào để cứu nhiều người hơn nữa trên diện rộng? Làm sao để giảm thiểu gánh nặng cho các học viên ở Trung Quốc Đại lục? Tôi có thể làm gì? Thệ nguyện của tôi là gì? Làm thế nào để sử dụng khả năng của tôi tốt nhất? Tôi cũng đã tham gia nhiều hạng mục giảng chân tướng như thiết lập một câu lạc bộ Đại Pháp ở trường, tổ chức cắm trại sinh viên Đại Pháp, bảo trì các máy tính của học viên, giảng chân tướng trên Internet, gọi điện thoại, hay ở điểm du lịch… Thậm chí tôi còn đến các điểm du lịch ở Hồng Kông để giảng chân tướng trong tuần trăng mật 7 ngày của mình. Nói theo cách của người thường, “tu luyện, hồng Pháp, giảng chân tướng” đã trở thành “sở thích” trong những lúc rảnh rỗi của tôi.

Công việc đầu tiên của tôi sau khi rời quân ngũ vào năm 2008 là một nhân viên kinh doanh ở công ty mậu dịch quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều người nghĩ rằng công việc này có triển vọng. Sau khi làm việc hai năm, tôi đã khá thành thục trong công việc và mọi việc cũng trôi chảy hơn. Tôi cảm thấy tôi có thể dự đoán được tiền đồ của mình và mọi thứ đều trong tầm kiểm soát. Tôi sớm được đề bạt lên làm phó phòng.

Bên cạnh đó, tôi vẫn hỗ trợ Tân Đường Nhân ở vị trí phát thanh viên và kỹ thuật viên sau khi tan sở hoặc vào cuối tuần, dù công việc hàng ngày của tôi rất bận rộn. Tôi thực sự cảm nhận mình không có đủ thời gian để cống hiến hơn nữa cho công việc giảng chân tướng ở Tân Đường Nhân. Như trong công việc hàng ngày của tôi, tôi thấy cấp trên và đồng nghiệp đều giành thời gian cho việc gặp gỡ và phát triển các mối quan hệ xã hội, hay học thêm một hoặc nhiều ngôn ngữ nữa vào buổi tối sau khi tan làm.

Ở thời điểm đó, khi tôi học đến bài Giảng Pháp tại Hội Nghị Đại Kỷ Nguyên [2009], Sư phụ giảng:

Nếu lấy việc giảng chân tướng và việc làm kênh thông tin của đệ tử Đại Pháp hợp lại làm một, thế chẳng phải bớt phần thời gian phải chia tải ra không? Hơn nữa vừa giải quyết vấn đề cuộc sống, giải quyết vấn đề công tác xã hội người thường, làm thế quá hay vậy sao không làm? Tôi cảm thấy [xu] thế ấy là tất yếu.”

Tôi rất vui khi đọc đến đoạn này. Đây chính là sự ưu tiên cho những đệ tử có điều kiện làm việc toàn thời gian. Tôi không biết đó có phải là thệ nguyện của mình không, nhưng tôi nghĩ đây chính là một cơ hội tốt. Chính vì thế, tôi đã nghỉ công việc người thường của mình để đến làm việc cho Tân Đường Nhân vào đầu năm 2010. Đến năm 2014 thì tôi chuyển sang Đại Kỷ Nguyên khi hai công ty tái cơ cấu để sáp nhập lại.

Đây thực sự là một cơ hội tốt mà Sư phụ cấp cho các đệ tử để chứng thực Pháp khi chúng ta có thể dành toàn thời gian để làm truyền thông. Nếu chúng ta có thể kết hợp lại “công việc, sở thích, khát vọng, và những mục tiêu trong cuộc sống”, thì thành tựu và hiệu suất của chúng ta còn tăng lên gấp nhiều lần. Đúng như mong đợi khi tôi làm việc trong ngành truyền thông, tôi không còn cảm thấy mệt mỏi khi làm việc đến rất muộn, thay vào đó tôi lại thấy rất thoải mái.

Đột phá vấn đề không thể dậy sớm để luyện công

Tôi đã tu luyện Đại Pháp được 13 năm, nhưng tôi vẫn chưa thể kiên định hoàn thành toàn bộ các bài công hàng ngày tại điểm luyện công cho đến tận năm nay. Thật xấu hổ khi nói đó nên là bài tập về nhà cơ bản nhất của các học viên, nhưng đó lại là một bước đột phá lớn trên con đường tu luyện của tôi. Nhân đây, tôi muốn chia sẻ cách tôi đã vượt qua quan ải này.

Là một học viên, luyện công là một phần của tu luyện Đại Pháp và chúng ta phải luyện các bài công hàng ngày. Nếu chúng ta không luyện công vào buổi sáng, thì sau một ngày làm việc vất vả, chúng ta có thể kết thúc ngày đó và không thể hoàn thành các bài công pháp. Vì thế, hoàn thành cả năm bài công pháp vào buổi sáng chính là cách tốt nhất. Luyện công ở bên ngoài không chỉ có tác dụng hồng Pháp mà còn có mục đích khuyến khích bản thân đi ra ngoài. Nếu tôi luyện công ở nhà, tôi có thể buồn ngủ hoặc thiếu quyết tâm. Sư phụ đã giảng Pháp lý về “thân, khẩu, ý” trong phần Tu khẩu trong sách Chuyển Pháp Luân. Thể ngộ của tôi là để đạt được điều nào đó, chúng ta cần phải thay đổi từ tâm. Nếu chúng ta có quan điểm đúng đắn về việc này, thì chúng ta sẽ có hành động đúng. Nếu chúng ta không coi trọng việc luyện công, thì sẽ khó dậy sớm để luyện công. Mặt khác, không hoàn thành năm bài công mỗi ngày có nghĩa là tôi không coi trọng việc luyện công.

Sau khi bắt đầu dậy sớm để luyện công, tôi lại gặp phải một vấn đề khác. Tôi thường ngủ gục dễ dàng và điều này rất nghiêm trọng khi luyện công. Khi tôi luyện tĩnh công, tôi thậm chí còn không nghe thấy giọng Sư phụ bảo thay đổi động tác và thế là tôi vô thức thay đổi tư thế. Để giải quyết vấn đề này, ban đầu lúc trên đường đến điểm luyện công, tôi cố gắng khởi động chân tay nhiều hơn trong lúc đi bộ hoặc hô lớn một số khẩu hiệu để làm tinh thần phấn chấn, nhưng đều không hiệu quả. Sau đó tôi nhận ra, để gia trì bản thân, cách tốt nhất là phát chính niệm. Khẩu quyết, động tác, và niệm đầu phát chính niệm chính là để thi triển Phật Pháp thần thông. Đây là điều chân chính nhất và không gì chân chính hơn. Vì thế sau đó, tôi liên tục phát chính niệm khi trên đường đến điểm luyện công để loại bỏ mọi can nhiễu khiến tôi buồn ngủ. Quả nhiên trạng thái buồn ngủ của tôi được cải thiện và đây là một đột phá lớn khác. Tôi không đủ tín tâm khi phát chính niệm và chẳng trách mà nó không khởi được tác dụng rõ ràng.

Sư phụ giảng trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 2015:

“Hiện giờ dám làm thì đều là những gì? Đều là những loại côn trùng, những vi trùng loạn bát nháo, đều là những thứ đó. Phát chính niệm là phi thường hữu dụng! Hễ diệt liền diệt từng mảng từng mảng, nhưng mà chúng nhiều lắm, vũ trụ to lớn nhường này, những thứ đó, hơn nữa vũ trụ rất nhiều tầng thứ, chư vị diệt xong, chỉ không lâu sau, thời gian không lâu, chúng lại thẩm thấu sang đây; chúng lại tới, chư vị lại diệt. Chính là không ngừng phát chính niệm như thế, cần kiên trì một quãng thời gian, thì mới thấy hiệu quả rõ ràng.”

Giờ thì tôi đã hiểu cao hơn rằng phát chính niệm vốn dĩ có hiệu quả rất tốt và tôi phải tin tưởng vào điều đó. Do ngộ tính kém và thiếu chính tín, thật xấu hổ khi đến tận hôm nay tôi mới ngộ ra tầng Pháp lý này.

Quản lý thời gian cũng cần “Chân-Thiện-Nhẫn”

Tôi có rất nhiều việc mỗi ngày và thường phải liên quan đến Internet, đặc biệt là mạng xã hội sau này đã trở thành xu hướng. Có rất nhiều thông tin thú vị trên những trang mạng này. Điều này cũng khiến tôi dễ bị phân tâm và quên đi những việc tôi phải làm.

Bên cạnh đó, cũng bởi công nghệ phát triển nên nó đã tạo ra rất nhiều thứ khiến người ta bị phân tâm dễ dàng như phần mềm chat, tuy nhiên tôi lại phải dùng chúng cho công việc. Tôi dùng ba loại phần mềm tin nhắn tức thời và chín hòm thư điện tử. Điều này khiến tôi làm việc không hiệu quả. Tôi liên tục bị phân tâm và điều này can nhiễu lớn đến công việc của tôi.

Tôi chiểu theo Pháp để nhìn nhận vấn đề này. Để quản lý thời gian tốt không thể đạt được bằng bất kỳ phương pháp hay công cụ nào. Quản lý thời gian chính là một vấn đề về tâm tính. Một hôm khi tôi học Luận Ngữ, có đoạn viết:

“Đại Pháp còn tạo ra thời gian, không gian, đa dạng chủng loại sinh mệnh cũng như vạn sự vạn vật, không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót. Đây là thể hiện cụ thể tại các tầng thứ khác nhau của đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp”

Tôi nhận ra thời gian cũng được Đại Pháp tạo ra. Nếu bạn phù hợp với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” thì bạn có thể làm tốt việc quản lý thời gian của mình.

Áp dụng nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” trong việc quản lý thời gian, Chân có nghĩa là phải chân thực đối mặt với hiệu quả công việc hàng ngày. Nghiêm chỉnh ghi lại việc sử dụng thời gian hàng ngày như thế nào. Vào cuối ngày, cố gắng nghĩ xem những phần nào chưa quản lý tốt. Phần nào cần cải thiện? Đừng trốn tránh việc đối diện với vấn đề của mình.

Thiện có nghĩa là ghi nhớ từng giây rằng mỗi giây phút hiện nay đều là Sư phụ kéo dài thêm cho đệ tử Đại Pháp và chúng sinh. Chúng ta không thể lãng phí từng giây phút nào và đây là thể hiện của từ bi đối với chúng sinh. Lãng phí thời gian không phải là từ bi, như lời Sư phụ giảng trong Giảng Pháp tại thành phố Chicago [2005]:

“Còn trong lịch sử dẫu đã trải qua thời gian lâu dài đến đâu, Tam giới được tạo thành qua thời gian lâu dài đến đâu, các chúng sinh tới đây nhiều tới đâu, thì [họ] đều đang trông chờ vào thời khắc này của cả một lịch sử lâu dài đằng đẵng.”

Với Nhẫn, có nghĩa là xem chúng ta có thể chống lại những cám dỗ và làm theo thời gian biểu định sẵn hay không. Khi tôi gặp phải khó khăn trong công việc, tôi sẽ buồn bực và không thể không giải tỏa bằng việc xem các website khác hay đọc email và tin nhắn. Điều đó có nghĩa là tôi không hành Nhẫn tốt. Sự khác biệt chỉ trong một lần gõ phím. Nếu không chú ý, sẽ dễ bị phân tâm.

Do đó, đề cao tâm tính là cách quản lý thời gian tốt nhất.

Trở thành nhân vật xuất chúng trong thế giới hiện tại

Làm việc trong ngành truyền thông cũng là bộ phận của chứng thực Pháp và cũng là hạng mục chứng thực Pháp chủ yếu của tôi. Tôi hiểu rõ rằng rất quan trọng khi hỗ trợ truyền thông ở mọi khía cạnh để họ có thể giúp nhiều người hơn biết sự thật thông qua Đại Kỷ Nguyên hay Tân Đường Nhân. Làm việc tại đây cũng giống như đang làm việc tại công ty bình thường khác, những vị trí khác nhau yêu cầu những loại kỹ năng khác nhau.

Một hôm, tôi nhớ lại đoạn kinh văn trong bài Gửi Pháp hội Stockholm tại Châu Âu [2005], Sư phụ giảng:

“Hết thảy những gì trên thế gian đều đã vì Chính Pháp mà được khai sáng; các đệ tử Đại Pháp chính là những nhân vật xuất chúng của thời nay, [mà] các giới chúng sinh từ xưa tới nay đều đang trông đợi. Hãy cứu và thu [thập] những chúng sinh mà chư vị cần cứu độ. Hãy chính niệm chính hành, giải thể hết thảy chướng ngại, truyền rộng chân tướng, ‘Thần tại nhân trung’.”

Tôi không biết chắc ý nghĩa của “nhân vật xuất chúng” là gì, vì thế tôi đã tra từ điển và tìm ra nó nghĩa là những người có ảnh hưởng rất lớn của thời đại. Đứng từ quan điểm của người thường, họ được gọi là bậc thầy. Kể từ lúc tôi phụ trách mảng marketing trong kênh truyền thông, tôi nhận ra rằng tôi cần đạt đến trình độ và năng lực của “một chuyên gia marketing” trong xã hội người thường để tôi có thể hỗ trợ tốt hơn cho kênh truyền thông. Nhưng làm thế nào tôi có thể trở thành hay thậm chí vượt xa “những chuyên gia marketing”?

Tôi chợt nhận ra điều đó không khó chút nào. Tôi có thể học từ các bài viết của họ. Nhận thức này đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi. Tôi từng cảm nhận rằng tôi không cần bỏ thời gian để đọc những kiến thức người thường vì tôi thậm chí còn không có đủ thời gian để học Pháp và luyện công, làm sao tôi có thể có thời gian để học các kỹ năng của người thường? Nhưng tôi nhận ra rằng việc nghiên cứu sách của những chuyên gia này để giúp cho việc giảng chân tướng và chứng thực Đại Pháp là cần thiết và nó phù hợp với lý của xã hội người thường. Tuy nhiên, học các kiến thức này cần phải phù hợp với những nhu cầu, không phải là bỏ toàn bộ thời gian cho những việc này. Trong khi đó tôi cũng cần học Pháp tốt và luyện công. Khi tôi đặt mình ở đúng vị trí, tôi nhận ra Đại Pháp đã khai mở trí huệ của tôi. Do đó tôi có thể học mọi thứ và lĩnh hội rất nhanh. Tôi đã nảy ra nhiều ý tưởng và phương pháp mới và sau đó áp dụng vào công việc thực tế. Nhiều ý tưởng trực tiếp hoặc gián tiếp có những tác động tích cực đến kênh truyền thông.

Kết luận

Không có đường tắt trong tu luyện, phương pháp tốt nhất và cũng dễ nhất để loại bỏ mọi can nhiễu chính là học Pháp và làm tốt ba việc. Khi tôi gặp can nhiễu và không chứng thực Pháp tốt thì đó là do tôi không học Pháp tốt. Can nhiễu lớn nhất từ cựu thế lực đối với tôi thường khiến tôi không học Pháp tốt, buồn ngủ trong lúc học Pháp, hay quá bận không có thời gian học Pháp. Điều này rất dễ hiểu nhưng tôi thường bỏ qua nó. Tôi tự động viên mình rằng sẽ phải học Pháp tốt hơn từ bây giờ.

Trên đây là những hiểu biết của cá nhân tôi. Xin các đồng tu từ bi chỉ rõ nếu có điều gì không đúng.

Cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ tại Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan năm 2015)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/17/320583.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/24/154215.html

Đăng ngày 12-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share