[MINH HUỆ 16-1-2015] Con xin kính chào Sư Phụ tôn kính!
Xin chào các đồng tu!
Tôi là một học viên người Việt, hiện đang làm việc tại Singapore. Dưới đây là một chút thể ngộ trong 1 năm tu luyện vừa qua, xin được viết ra chia sẻ cùng các đồng tu.
Nhận thức về việc học Pháp
Gần đây tôi trải nghiệm được việc học Pháp một cách thực chất, thực sự dùng phía bản tính để nhận thức Pháp chứ không phải là dùng phía con người để lý giải nữa. Có một lần trên tàu điện đọc Chuyển Pháp Luân, thì dường như có một giọng nói nói với tôi rằng: “Học Pháp không phải để củng cố nhận thức hiện tại của bản thân.” Tôi thấy rằng trước đây tôi rất hay dùng phần con người để học Pháp và lý giải Pháp theo cách của con người. Do vậy mặc dù tôi có thể học thuộc Pháp nhưng những nội hàm tiếp thu được thì không nhiều.
Ngoài ra tôi nhận ra rằng vì tư tưởng chỉ đạo hành động, nên một bộ lý niệm trong đầu chúng ta sẽ quyết định các hành động của chúng ta. Các lý niệm này rất nhiều và đa số là không diễn đạt được thành ngôn ngữ của con người. Các lý niệm này cũng chính là các quan niệm. Nhiều khi bằng chia sẻ rất khó đột phá nó. Khi học Pháp, nếu thực sự dùng phía bản tính để nhận thức thì nội hàm của Pháp ở các tầng khác nhau có thể phá vỡ những quan niệm ấy. Sư Phụ giảng: “Đắc Pháp lý có thể pháp mê” (Thánh giả – Tinh tấn yếu chỉ)
Sau khi nhận thức ra điểm này, tôi thấy mình học Pháp còn tốt hơn lúc đầu đắc Pháp. Dương như lúc đó mới bắt đầu thực sự tu luyện. Lần đầu tiên tôi thực sự cảm thấy thích học Pháp, cứ muốn đọc mãi. Trong 2 ngày đọc hết 5 bài trong cuốn Chuyển Pháp Luân và thấy hiệu quả rất tốt.
Cân bằng quan hệ giữa công việc và tu luyện
Trong công việc tôi từng gặp một rắc rối lớn. Vì sức ép từ sếp và sự đòi hỏi quá đáng của khách hàng, tôi sinh ra tâm oán hận với họ. Tôi chỉ muốn nhanh chóng làm xong việc rồi về nhà làm việc Đại Pháp. Tôi cũng nghĩ rằng chỉ tập trung làm tốt công việc mà để ảnh hưởng đến việc Đại Pháp là mắc bẫy của cựu thế lực. Cũng may là giai đoạn đó cũng là lúc tôi mới biết cách dùng phía bản tính để nhận thức Pháp. Tôi học Pháp rất nhiều vào thời gian đó. Học trên tàu điện, học khi đang đi bộ, giờ ăn trưa ăn xong tôi cũng học Pháp.
Đột nhiên một hôm tôi thấy rằng dù sao thì mình cũng nên đối xử tốt với họ, dù sao cũng nên làm tốt công việc. Tôi nên mang cái tâm muốn làm tốt công việc, chứ không phải là cái tâm chỉ muốn làm nhanh. Nếu như thực sự dụng tâm muốn làm cho tốt, thì tự nhiên nó sẽ nhanh. Hơn nữa trước đây tôi chưa nghĩ đến rằng, nếu như tôi không làm tốt công việc, thì chẳng phải công ty và khách hàng của tôi phải chịu tổn thất sao? Tôi không nên cứ một mực cho rằng họ đang bức hại tôi, can nhiễu tôi làm các việc chứng thực Pháp.
Sau này tôi nhận ra rằng, dù là can nhiễu của cựu thế lực hay là khảo nghiệm của Sư Phụ, thì dùng chính niệm để đối đãi là không sai, cái tâm muốn làm tốt công việc là không hề sai. Từ đó công việc của tôi trở nên khá bình ổn, mặc dù vẫn khá bận, tôi cũng hay được sếp khen.
Công việc của tôi có áp lực khá cao, là vị trí tư vấn phần mềm (application consultant). Khách hàng chỉ tìm đến mình khi họ gặp sự cố phải giải quyết. Khi đó đương nhiên là rất không nhẫn nại, nói nhiều lời khó nghe. Trong công việc thì ngày nào tôi cũng có cơ hội đề cao tâm tính. Qua học Pháp tôi cảm thấy rằng nên cảm ơn hoàn cảnh này, tận dụng nó để đề cao tâm tính.
Do tâm tính đề cao nên hạng mục dịch thuật của tôi cũng được làm tốt hơn. Tốc độ dịch nhanh hơn trước nhiều. Tôi nhận ra rằng vì hạng mục của tôi là dịch thuật, nên không có mâu thuẫn, không có cơ hội đề cao tâm tính, nên mâu thuẫn sẽ phát sinh trong công việc. Tôi cần phải nắm lấy cơ hội đề cao tâm tính này, không thể cứ mãi coi nó là can nhiễu.
Buông bỏ tự ngã
Tháng 4 năm vừa rồi tôi về thăm nhà tại Việt Nam và có đến tham gia nhóm học Pháp ở địa phương. Sau buổi học Pháp tôi cảm thấy mình có gì không đúng nên hỏi một đồng tu thân thiết trong nhóm học Pháp xem tôi có gì bất thường không. Đồng tu đó nói là “Em hay nói chen ngang”. Tôi nghĩ, đúng rồi, tôi đúng là có vấn đề này thật, tôi không biết tôn trọng đối phương, không biết tập trung lắng nghe người khác nói, toàn là muốn nói lời của mình. Nhưng không biết làm sao để sửa. Tôi bèn chia sẻ chuyện này với một đồng tu khác, bạn ấy nói: “Cậu biết được để sửa là có tiến bộ rồi đấy!”. Nhưng sửa như thế nào? Đồng tu nói: “Cậu nên bớt coi trọng việc của bản thân đi một chút, coi trọng việc của người khác hơn một chút, tự nhiên, đầu óc sẽ có thể lắng đọng, và có thể chú ý nghe người khác nói.”
Tôi áp dụng phương pháp này, khi nói chuyện với bố mẹ, tôi buông cái tâm cứ muốn biểu đạt quan điểm của bản thân xuống, chú ý lắng nghe họ nói, rất chú ý nghe, coi sinh mệnh của họ là trọng yếu, chứ không như trước đây chỉ chú ý đến chân tướng mà mình muốn giảng. Một cách tự nhiên tôi có một cảm giác trân quý hai sinh mệnh này, nên hiệu quả giảng chân tướng tương đối tốt. Sau đó, bố tôi còn tự nguyện đưa tôi đến nhóm học Pháp, hơn nữa còn đồng ý đưa đi hồng Pháp cho ông bạn của ông nội.
Trên đây là một chút thể ngộ nông cạn. Có chỗ nào không phải xin các đồng tu từ bi góp ý.
Con xin cảm ơn Sư Phụ!
Cảm ơn các đồng tu!
(Bài chia sẻ tại Pháp hội Singapore 2015)
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2016/1/16/322249.html
Đăng ngày 19-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.