Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-12-2014] Đồn cảnh sát Cổ Thành tại huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm đã không ngừng bức hại các học viên Pháp Luân Công từ năm 1999. Họ đã gia tăng nỗ lực trong những năm gần đây. Những nhân viên đến từ Đội An ninh Nội địa cũng can thiệp sâu, bắt giữ, thẩm vấn các học viên và đưa họ tới nhiều trung tâm tẩy não.
Đồn cảnh sát Cổ Thành có nhiều phòng giam được thiết kế cho việc tra tấn các học viên. Những phòng giam này được trang bị ghế cọp, dùi cui điện và các phương tiện tra tấn khác. Người dân sống gần đó thường nghe thấy tiếng la hét từ đồn cảnh sát này.
Chín học viên, những người tới thăm các thành viên gia đình và thân nhân bị giam tại trại tạm giam huyện Nông An vào ngày 05 tháng 06 năm 2013, đã bị bắt và đưa tới đồn cảnh sát Cổ Thành. Họ đã bị thẩm vấn tàn bạo trong hai ngày và chính thức bị bắt giữ sau đó. Các học viên bao gồm con gái lớn của bà Phó Quý Hoa, bà Thôi Quế Hiền, bà Thôi Ảnh, ông Tôn Hồng Ba, bà Trình Lệ Tĩnh và bà Lưu Quế Hồng.
Thông tin chi tiết như dưới đây.
1. Bà Thôi Quế Hiền
Bà Thôi Quế Hiền đã bị cảnh sát Nhậm Nam thuộc Đồn cảnh sát Cổ Thành tra tấn. Cảnh sát Lữ Minh đã đá và làm vỡ mũi bà khi bà đang cố gắng sử dụng điện thoại di động của mình. Sau đó ông ta dẫm lên chiếc điện thoại và phá hủy nó.
Đường Khắc, đội trưởng Đội An ninh Nội địa, đã tát bà Thôi. Bà Thôi nói với ông ta: “Nếu tiếp tục đánh tôi ông sẽ bị quả báo!” Đường gầm lên: “Ta không sợ gặp ác báo!” và tiếp tục tát bà.
Một cảnh sát viên khác đã tra tấn bà Thôi bằng phương thức tra tấn “Lái máy bay.” Sau đó họ đã chụp ảnh và lấy mẫu máu của bà. [Cảnh sát thường thu thập mẫu máu từ các học viên được sử dụng cho ghép tạng trong nạn thu hoạch nội tạng.]
Minh họa tra tấn: Lái máy bay
Bà Thôi cũng bị bốn cảnh sát viên trong đó có Nhậm Nam và Ngụy Lai thẩm vấn. Họ đã còng tay bà ra sau lưng và treo bà lên, rồi lại tra tấn bà theo hình thức “lái máy bay.”
Minh họa tra tấn: Treo lên với tay bị còng ra sau lưng
Họ đã nhấc bà ấy lên hai lần bằng một cái cán rìu xỏ qua còng tay. Họ cũng dùng cán rìu đánh vào các ngón chân cùng mu bàn chân của bà vài lần và tát bà.
Sau khi bà Thôi ngất đi trong cuộc thẩm vấn kéo dài một giờ, họ đã dội nước lạnh lên người bà. Sau đó họ dội nước tiểu lên người bà và nhét một cái khăn tẩm nước tiểu vào miệng bà. Rồi họ dùng quạt để thổi khí lạnh vào người bà.
2. Bà Thôi Ảnh
Sau khi đến đồn cảnh sát, bà Thôi Ảnh yêu cầu được dùng phòng vệ sinh. Viên cảnh sát Đường Khắc thay vào đó đã đưa bà tới phòng thẩm vấn, nơi có hai nhân viên đến từ Phòng 610 thành phố Trường Xuân thay phiên nhau đấm vào mặt và đầu bà.
Sau đó họ đưa bà Thôi Ảnh tới một căn phòng khác, nơi các cảnh sát có thể quan sát việc tra tấn. Họ đã còng tay bà ra sau lưng và đè xuống nền nhà. Rồi họ nhấc bà lên bằng còng tay khiến chúng cắt vào cổ tay của bà. Họ đã tra tấn bà bằng phương thức “lái máy bay” cho tới khi bà bất tỉnh. Họ đã đá và kéo tóc bà để làm bà tỉnh lại. Đường đã tát vào mặt bà bằng một chai nước.
Ngày hôm sau, bà Thôi đã bị vài cảnh sát viên, trong đó có đội trưởng đội An ninh nội địa Lữ Minh Tuyển, đưa tới một phòng giam trên tầng ba. Tay của bà bị còng ra sau lưng và bà đã bị tra tấn giống ngày trước đó.
Họ tháo còng tay nhưng vẫn tiếp tục tra tấn bà Thôi bằng cách trùm một túi nhựa lên đầu khiến bà nghẹt thở
Tái hiện tra tấn: Gây nghẹt thở bằng túi nhựa
3. Ông Tôn Hồng Ba
Ông Tôn Hồng Ba bị cảnh sát Châu Đại Hải từ Đội An ninh Nội địa đá đấm tàn bạo. Một cảnh sát viên không rõ danh tính khác đã tát ông liên tục.
Hai cảnh sát khác đã đưa ông Tôn tới một phòng thẩm vấn vào buổi chiều. Họ thay phiên nhau dùng gậy đánh ông cho đến khi cây gậy bị gãy. Sau đó họ đã ra lệnh cho ông Tôn ký vào biên bản thẩm vấn, ông từ chối làm điều đó. Một cảnh sát viên đã đưa ông đến tầng một và dùng nửa cây gậy bị gãy đánh đập ông.
Viên cảnh sát này đã tra tấn ông Tôn bằng phương thức “lái máy bay” trước mặt họ hàng ông. Ông đã kêu lên đau đớn do bị tra tấn. Ông Tôn bị còng vào một cái ghế sắt trong phòng thẩm vấn suốt một đêm. Viên cảnh sát làm nhiệm vụ nói: “Ông bước vào đây nhưng sẽ được khiêng ra ngoài vì ông sẽ bị đánh gẫy xương!”
Các cảnh sát viên đã tra tấn ông Tôn vào ngày hôm sau. Họ tát, còng tay, treo ông lên và đánh vào chân ông. Để ngăn không cho ông kêu thét, họ đã nhét giẻ bẩn vào miệng ông. Họ đã dùng một cái cán rìu để đánh vào ngực ông và đe dọa dùng dùi cui điện sốc điện ông.
Ông Tôn đã bị ép ngồi xổm và họ dùng điếu thuốc cháy dở để làm bỏng mặt ông. Khi ông từ chối phỉ báng nhà sáng lập Pháp Luân Công, cảnh sát đã bắt đầu đấm ông.
4. Bà Trình Lệ Tĩnh
Cảnh sát Đường Khắc đã còng tay bà Trình ra sau lưng. Ông ta tự giới thiệu: “Tôi là Đường Khắc tới từ Đội An ninh Nội địa. Tên tôi đã ở trên Minh Huệ Hán ngữ của các vị [trong danh sách những thủ phạm của cuộc đàn áp]. Chính tôi đã đánh Vu Trường Lệ đến chết.” Sau đó ông ta tra tấn bà Trình khốc hình “lái máy tay.” Viên cảnh sát này sau đó cũng lấy mẫu máu từ bà Trình.
Tái hiện tra tấn: Còng vào chân ghế
Việc tra tấn đã kéo dài đến sáng. Một nam cảnh sát đã đâm kim vào cánh tay của bà Trình và Lưu Ninh, một nữ cảnh sát, đã giật mạnh các ngón tay của bà trong khi cổ tay bà đang bị còng vào một cái ghế. Họ đã dội nước lạnh lên người bà và dùng quạt thổi không khí lạnh vào người bà. Họ đã tra tấn bà bằng phương thức “lái máy bay,” dùng giày ống đang đi để đá vào mặt và tát bà. Tổng cộng bà Trình đã bị tra tấn trong 30 tiếng.
Tái hiện tra tấn: Dội nước lạnh
5. Cô Vu Kiện Lỵ
Khi bị bắt, cô Vu Kiện Lỵ đã từ chối vào trong xe cảnh sát, do đó một cảnh sát đã túm tóc và buộc cô vào trong. Cô đã bị đưa tới Đồn cảnh sát Cổ Thành và bị Đường Khắc tra tấn. Ông ta đã đá vào bụng, đánh đập và đe dọa bẻ gẫy chân cô. Một cảnh sát viên khác, Ngụy Lai, đã đánh cô bằng một quyển sách.
6. Bà Trần Xuân Linh
Bà Trần Xuân Linh, khoảng 70 tuổi, đã bị đâm bằng một chiếc kim dài 4 cm. Bà cũng bị còng tay vào ghế suốt đêm.
7. Các trường hợp ngược đãi khác
Bà Kỷ Tăng Lệ bị bắt vào ngày 02 tháng 11 năm 2012. Cảnh sát đã đánh đập, đá và tát bà. Bà đã bị đưa tới một trại tạm giam vào ngày 03 tháng 11.
Ông Dương Hồng Bưu bị bắt vào ngày 03 tháng 11 năm 2012 và nhà ông đã bị lục soát. Tại Phòng cảnh sát Nông An, ông đã bị dội nước lạnh, bị tát và đánh đập. Các lính canh cũng thổi khói thuốc lá vào mặt ông, ép ông phải hít khói thuốc. Họ cũng cấm ông ngủ.
Lý Hưng Quốc, giám đốc trại tạm giam Nông An, đã đá và đánh đập ông Dương. Sau khi ông Dương bị đưa tới đồn cảnh sát Cổ Thành, Vương Chiêm Lương cùng một cảnh sát khác đã đánh ông. Vương đã làm bỏng phía bên trái cổ ông Dương và xung quanh rốn. Họ đã còng tay ông ra sau lưng và treo lên bằng còng tay trong vài phút.
Các cá nhân tại Đồn cảnh sát Cổ Thành liên quan đến việc bức hại các học viên:
Đồn cảnh sát Cổ Thành: +86-431-3213900, +86-431-83242040
Hầu Bỉnh Ngọc (侯炳玉), trưởng đồn cảnh sát: +86-13363648695, +86-431-83225736, +86-431-83242040
Ngụy Lai (魏来): 86-13756512656
Lý Trung (李忠): +86-13029010239, +86-15904408048, Số hiệu: 140300
Tùy Hàm (随晗): +86-13029010243, +86-15904408412, Số hiệu: 140696
Vu Lượng (于亮): +86-13029010244, Số hiệu: 140795
Lưu Ninh (刘宁): +86-13174356936
Nhậm Nam (任楠): +86-13029010241, +86-13134496531, Số hiệu: 140406
Lưu Học Hội (刘学会): +86-15904408749, +86-13029010238, Số hiệu: 140677
Trương Nham (张岩): +86-13351540210
Hoa Bắc (华北): +86-13029010236
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/11/301346.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/11/147921.html
Đăng ngày 19-03-2015; Bản dịch sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.