Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-11-2014] Hai em học sinh đột nhiên bắt đầu đánh nhau ngay lúc tôi chuẩn bị rời khỏi lớp học sau tiết giảng của mình. Các cậu bé khác đã không cố ngăn chúng lại, thậm chí còn reo hò và cổ vũ thêm. Tôi đã bước tới để ngăn bọn trẻ lại rồi đưa chúng về văn phòng của mình.
Khi tôi hỏi chúng rằng vì sao mà chúng lại đánh nhau, chúng đã đổ lỗi cho nhau. Tôi đã không hài lòng với phản ứng của chúng và đã yêu cầu mỗi em đều phải tự tìm lỗi của mình trong vấn đề này.
Tôi nhận ra rằng tôi đã tức giận, nhưng tại sao? Tại sao tôi lại luôn yêu cầu người khác hướng nội, trong khi bản thân tôi lại không làm điều đó? Không gì là ngẫu nhiên. Các học viên ở địa phương [chúng tôi] trong thời gian đó cũng có những mâu thuẫn và cũng đổ lỗi cho nhau giống như hai cậu bé này vậy.
Tôi đã hỏi các cậu bé xem liệu chúng có biết rằng mình đã sai điều gì không. Bề ngoài thì chúng nói là có, nhưng thực sự thì chúng không muốn đào sâu vào những vấn đề cơ bản của mình. Chúng có vẻ muốn tránh né và không muốn tôi can thiệp vào.
Tôi đã mắng bọn trẻ: “Các em có biết nghĩ đến thầy giáo của các em không? Các em đánh nhau ngay trước mặt thầy.”
Khi nói ra điều đó, tôi đã nhận ra rằng đôi khi các học viên đã không hành xử như những người tu luyện, thậm chí, cho dù Sư phụ có ở ngay bên cạnh chúng ta. Đôi khi chúng ta vẫn tranh luận nảy lửa ngay trước ảnh của Sư phụ, bảo vệ chính mình và đổ lỗi cho người khác. Một số thì tức giận đến nỗi bỏ ra khỏi phòng.
Ban đầu, hai cậu bé chỉ đấm nhau, nhưng ngay sau khi những đứa khác vây quanh chúng la hét: “Đánh đi! Đánh đi!” khiến cuộc ẩu đả nghiêm trọng hơn. Những “khán giả” có vẻ vui mừng khi xem cuộc ẩu đả, nhưng tôi chắc chắn rằng nó sẽ không tệ hại [đến thế] nếu những vị khán giả kia không cổ vũ thêm.
Tôi đã nói chuyện với hai cậu bé này, và chúng đã nhận ra sai lầm của mình. Tôi đã yêu cầu chúng xin lỗi nhau và bắt tay nhau. Cả hai đều đã mỉm cười và rời đi.
Vậy tại sao tôi lại phải chứng kiến sự việc này? Chắc hẳn phải có gì đó liên quan đến tôi. Tôi đã hướng nội và đề cao tâm tính của mình. Cựu thế lực giống như những khán giả, cổ vũ khi các học viên có những xung đột. Chúng cố gắng tách chúng ta ra, cười nhạo chúng ta và khuấy đảo các chấp trước người thường của chúng ta. Chúng khiến chúng ta nghĩ rằng đó chính là lỗi của một học viên nào khác mỗi khi có mâu thuẫn nảy sinh, và làm cho chúng ta cố để thay đổi người khác thay vì hướng nội. cựu thế lực sẽ vui sướng khi thấy chúng ta ở trong tình trạng hỗn loạn và không phối hợp tốt được với nhau .
Tôi cảm thấy xấu hổ về bản thân mình. Tôi đã tu luyện nhiều năm nhưng vẫn không thể hiện được tốt trước mặt các học sinh của tôi. Khi các em học sinh cư xử không tốt, tôi đã chỉ trích chúng và không nghĩ chúng như là một tấm gương giúp tôi có thể hướng nội. Mãi đến tận bây giờ tôi mới nhận ra được rằng chúng ta nên bỏ cái tôi của mình đi và hướng nội vô điều kiện, buông bỏ những suy nghĩ, quan niệm và chấp trước con người của mình. Chúng ta nên tạo thành một chỉnh thể vững chắc và làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu.
Tôi xin kết thúc bài viết của mình bằng bài thơ “Thùy thị thùy phi” (Ai đúng ai sai) trong Hồng Ngâm III của Sư phụ:
“Thuỳ thị thuỳ phi
Tu luyện nhân
Tự trảo quá
Các chủng nhân tâm khứ đích đa
Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma.”
Tạm dịch:
Ai thị ai phi (Ai đúng ai sai)
Người tu luyện
Tự tim lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa.“
Con xin cảm tạ Sư phụ vì đã ân cần nhắc nhở con!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/2/299598.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/20/146953.html
Đăng ngày 11-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản