Bài viết của Hồng Nguyện, đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 07-10-2014] Lời người biên tập: Bài viết này là những điều mà tác giả nhìn thấy ở trạng thái của bản thân mình, chỉ để các đồng tu tham khảo, mong các đồng tu hãy dĩ Pháp vi Sư.

Mấy năm gần đây có không ít đồng tu rơi vào tình trạng nghiệp bệnh trong thời gian dài, còn có người vì thế mà mất đi sinh mạng. Mặc dù mọi người đều biết lý do là ở lâu trong một tầng thứ mà không thể vượt lên được, nhưng nguyên nhân trực tiếp cụ thể thì khá là phức tạp. Sau đây là một số phân tích của tôi qua những gì nhìn thấy trong trạng thái tiệm ngộ, mong rằng sẽ thức tỉnh những đồng tu đang trường kỳ ở trong ma nạn này, những đồng tu không chịu nghiệp bệnh cũng có thể tham khảo, bởi vì tôi nhìn thấy có một số người cũng sắp sửa bị rơi vào nghiệp bệnh. Đây chỉ là thể ngộ ở tầng thứ của tôi, viết ra để chia sẻ với các đồng tu.

1. Ôm giữ tâm oán hận trong thời gian dài với người thân, vợ/chồng, đồng tu, v.v.

Không ít đồng tu có thể hướng nội tìm khi gặp các mâu thuẫn với người thường, nhưng trong mâu thuẫn với người thân, với đồng tu khác thì lại không thể hướng nội, tâm oán hận đã hình thành nên thứ vật chất xấu trong thời gian dài.

Một lần có một đồng tu gặp giả tướng “bệnh hiểm nghèo”, khi đưa đến bệnh viện thì bệnh viện cũng từ chối. Tôi vừa nhìn đã phát hiện ra nguyên nhân là do cô ấy ôm giữ tâm oán hận lâu dài với chồng mình vì anh ấy ngoại tình suốt nhiều năm nay. Cô ấy miệng nói là không quan tâm nhưng tâm lại không buông bỏ được. Tu luyện Đại Pháp phải có thể đạt đến trình độ như Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”, tuy nhiên khi mỗi phương diện chưa đạt đến được tầng thứ như vậy thì căn nguyên của những can nhiễu chính là nằm ở tự thân, thời gian lâu mà không ngộ ra được thì nghiệp bệnh có thể càng thêm trầm trọng. Mọi người phát chính niệm hỗ trợ cũng không khởi được tác dụng.

Hiện giờ xã hội đã bại hoại, những đồng tu kết hôn với người thường đều không tránh khỏi những tình huống như vậy, có người là vì nghiệp lực luân báo. Hoàn trả nghiệp không phải là mục đích, đề cao tâm tính mới là căn bản, nhưng cựu thế lực có thể dựa vào đó để quấy rối.

Sư phụ đã giảng trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu năm 2003”:

“Chỉ đơn giản là về một vấn đề tu luyện; tại tầng thấp của vũ trụ là rất phức tạp, [nhưng] lên đến tầng trên thì đơn giản; không có khái niệm ‘tu luyện’, chỉ có khái niệm ‘tiêu bỏ nghiệp lực’; lên đến tầng cao hơn mà giảng [thì] hết thảy khó nạn ấy chỉ là để trải con đường lên trên thiên thượng mà thôi; còn lên tầng cao hơn nữa thì hỏi tiêu nghiệp là gì, chịu khổ là gì, tu luyện là gì; đều không có những khái niệm ấy; chỉ là ‘tuyển trạch’”.

Tôi đã chỉ ra cho cô ấy mấu chốt của vấn đề, và hỏi cô ấy: “Cô có muốn mang theo tâm oán hận mà chết không? Hay là muốn ở lại trợ Sư Chính Pháp, tiếp tục đề cao lên để đi trên con đường về trời? Cứ coi như anh ta không tồn tại, coi như anh ta thuộc về gia đình khác, coi như cô không thuộc về gia đình này, vậy cô còn oán hận nữa không? Mọi người đều để tâm vào việc làm thế nào để cứu người, còn mình thì chìm đắm vào cái tình và lý của người thường mà không thể tự thoát ra.” Cuối cùng thì trong tâm cô ấy đã minh bạch ra, cô ấy đã xuất viện và sức khỏe tốt lên, thực sự đã buông bỏ được tâm oán hận rồi.

2. Không trân quý việc sinh mệnh được kéo dài, trường kỳ lún sâu trong người thường

Tình trạng này xuất hiện nhiều ở các đồng tu cao tuổi, hiếm thấy ở các đồng tu trung tuổi, trường hợp cá biệt cũng có xuất hiện ở đồng tu trẻ tuổi, phần lớn họ đều không biết rằng sinh mệnh của bản thân đã được kéo dài.

Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân:

“Nhưng có một tiêu chuẩn: khi vượt qua tiến trình sinh mệnh thiên định ban đầu, [thì] sinh mệnh được kéo dài thêm kia, hoàn toàn chỉ để cho chư vị dùng để tu luyện; chư vị suy nghĩ chỉ chệch đi chút xíu, là sinh mệnh gặp nguy hiểm ngay; bởi vì quá trình sinh mệnh của chư vị đã qua lâu rồi. Trừ phi chư vị bước sang tu luyện xuất thế gian pháp, thì không có khống chế ấy; lúc đó có một trạng thái khác.”

Nhìn từ tầng thứ tu luyện của tôi, tôi thấy rất nhiều người tu luyện trong Pháp đều đã được kéo dài thọ mệnh. Có người rất tinh tấn, có người không tinh tấn. Bất kể người ấy về bản chất đã đột phá đến tầng thứ cao bao nhiêu, nhưng vẫn là tu luyện nhục thân con người, chưa xuất khỏi thế gian Pháp thì sẽ vẫn bị hạn chế bởi quy luật này. Trong tình huống như vậy, nếu xuất hiện nghiệp bệnh thì phải mau chóng hướng nội tìm, trong mâu thuẫn đề cao tầng thứ, chính niệm chính hành, mới có thể tiếp tục đột phá, tiếp tục trợ Sư Chính Pháp. Nhưng nếu bạn không thể chính niệm chính hành thì rất nguy hiểm.

Có đồng tu cao tuổi dồn toàn tâm toàn sức vào phục vụ con cái là người thường không tu luyện, dành phần lớn tinh lực, của cải tích lũy được cho con cháu, có đồng tu cao tuổi trở thành bảo mẫu toàn thời gian trông cháu chắt, lại không coi trọng việc dẫn dắt trẻ nhỏ tinh tấn tu luyện, lấy lý lẽ rằng “đối với ai cũng phải đối xử tốt” để che đậy chấp trước vào tình, thực ra là nuông chiều, xuôi theo con trẻ, đứa trẻ lớn lên sẽ không tu luyện, hoặc trở thành loại trung sỹ văn đạo… Kỳ thực, khi nghĩ về hồng nguyện đến thế gian trợ Sư Chính Pháp, thì việc tham gia Chính Pháp và cứu độ chúng sinh phải đặt lên vị trí hàng đầu. Nếu không thể phân định được việc gì là quan trọng, dàn xếp không chính giữa việc Đại Pháp và việc chăm sóc con cái, không thể cân đối giữa hai bên, thế thì khó tránh khỏi xuất hiện vấn đề.

Có người vì thế mà chịu nghiệp bệnh, có người sắp sửa rơi vào ma nạn này. Một khi xuất hiện, nếu nguyên nhân xuất phát từ tình, không ngộ được thì không còn cách nào. Kỳ thực, các đồng tu cao tuổi thường chịu can nhiễu nghiệp bệnh lặp đi lặp lại, thì càng phải hướng nội sâu sắc, nếu thời gian dài trong ma nạn này, không chính niệm chính hành mau chóng đề cao tâm tính, thì khi mắc nghiệp bệnh dù có cầu cứu Sư phụ, mọi người hỗ trợ phát chính niệm, cũng không khởi được tác dụng gì lớn.

3. Tiêu tiền không có chừng mực, lãng phí tài nguyên Đại Pháp, hoặc tài sản vốn dĩ thuộc về tài nguyên Đại Pháp

Đa số các học viên đều biết trân quý khoản tiền mà các đồng tu quyên góp cho hạng mục chứng thực Pháp, nhưng một số học viên cá biệt thường vẫn tiêu tiền vung tay quá trán, cũng không biết tiết kiệm tài nguyên Đại Pháp trân quý như vậy, tà ác ở không gian khác sẽ làm gia tăng cái tâm tiêu tiền hoang phí của họ, thời gian lâu sẽ khiến họ phạm tội ngày càng nặng với Đại Pháp, cuối cùng bị hủy hoại. Đồng tu như vậy nếu không nhanh chóng dốc sức bù đắp, thì cuối cùng nghiệp bệnh to lớn hoặc kiếp nạn khác sẽ chờ đợi họ.

Còn có đồng tu không chú ý an toàn, bản thân cho rằng mình dũng cảm, để lộ tài nguyên Đại Pháp cho tà ác biết, gây ra tổn thất nghiêm trọng, cho dù là vô ý nhưng cũng phải chịu trách nhiệm. Lần đầu không tiếp thu giáo huấn, mất bò mới lo làm chuồng, nếu lại để xảy ra lần nữa thì vấn đề rất nghiêm trọng.

Còn có đồng tu khá giàu có, vị ấy cũng biết rằng vì kiếp trước mình đã phát nguyện sẽ kiếm tiền cho Đại Pháp, nên kiếp này mới khá giả như vậy. Nhưng vì đã quen với cuộc sống sung túc, không được hưởng thụ thì không chịu nổi, nên kiếm mọi cớ để che đậy bản thân, cống hiến cho Đại Pháp thì ít mà để gia đình hưởng thụ thì nhiều; còn có đồng tu thường so sánh mình với người giàu có hơn, nói rằng nếu có nhiều tiền hơn thì sẽ quyên góp nhiều hơn cho hạng mục Đại Pháp, kết quả là họ quyên góp còn không bằng cả đồng tu có gia cảnh bình thường. Pháp lý là đề cao từng tầng, tu luyện là ngày càng nghiêm khắc, mặc dù những đồng tu ấy không làm lãng phí “tài nguyên Đại Pháp về mặt hình thức”, nhưng họ lại hưởng thụ “tài nguyên Đại Pháp vốn dĩ trước đây họ đã phát nguyện sẽ dành cho Đại Pháp”. Tất nhiên, việc đầu tư hợp lý tạo ra lợi nhuận là đúng, chứ không thể làm một cách cực đoan tát ao vét sạch cá, tôi muốn nói ở đây là bộ phận những người quen hưởng thụ chứ không phải những người đầu tư hợp lý tạo ra lợi nhuận. cựu thế lực sẽ lấy đó làm cái cớ để bức hại, gia tăng nghiệp bệnh lên người đó.

4. Có phần không tin vào Pháp, để lâu không giải quyết triệt để

Có một vị đồng tu cao tuổi đắc Pháp từ thời kỳ đầu, đã từng trải qua bức hại nặng nề, cũng có uy tín rất lớn, cuối cùng lại bị nghiệp bệnh trầm trọng. Bề ngoài ông ấy rất tín Pháp, rất tinh tấn, mọi người hỗ trợ phát chính niệm cũng không có tác dụng. Ông ấy lén nói với đồng tu thân thiết rằng: “Pháp này là thật hay là giả đây? Tại sao tôi vẫn không qua nổi chứ?”

Câu này khiến đồng tu giật mình, lập tức đưa ông ấy đến bệnh viện. Ngày thứ hai ông ấy qua đời tại bệnh viện. Có đồng tu còn không biết rằng ông ấy qua đời vì hoài nghi với Pháp, nên tín tâm với Pháp của họ cũng bị lay động.

Thực ra, tu luyện cần phải dần dần đề cao, có nhiều người mang theo tâm hoài nghi gia nhập Đại Pháp, phần lớn trong quá trình thực tu có thể dần dần kiên định thực sự tin vào Pháp, trong tu luyện có những đột phá về bản chất. Tôi thấy vị đồng tu này cũng là người như vậy, nhưng sau đó lại buông lơi, nghiệp tư tưởng không tín Pháp quay trở lại, chỉ trong phút chốc bản thân không tín Pháp, liền bị tà ác dùi vào sơ hở, thân thể xuất hiện “nghiệp bệnh”, lại còn chưa ngộ, còn gia tăng nghiệp tư tưởng không tín Pháp, nghiệp tư tưởng càng mạnh, cảm giác nghiệp bệnh càng không ngừng tăng thêm. Kỳ thực, sinh mệnh của ông ấy đã được kéo dài nhờ tu luyện Đại Pháp, nếu không thì sao có thể ra đi nhanh đến vậy? Bởi vì một khi hoài nghi Đại Pháp mà không thể tự mình bứt ra, thì sẽ không thể được kéo dài thọ mệnh nữa. Kỳ thực, trong khi kéo dài sinh mệnh đã không ngừng cho ông ấy cơ hội, để ông quy chính, thuần chính bản thân. Nhưng nghiệp tư tưởng của ông càng ngày càng lớn, bản thân không minh bạch được. Vào thời khắc sản sinh ra nghiệp tư tưởng không tín Pháp, nếu như có thể bài trừ loại nghiệp tư tưởng này, kiên định trở lại, thì sẽ không xuất hiện ma nạn như thế.

5. Trường kỳ học Pháp một cách hình thức, làm việc chứng thực Pháp một cách hình thức, thích làm việc nhưng lại không cải biến được bản thân từ bản chất

Tôi từng gặp một vị đồng tu bị nghiệp bệnh, bình thường bà ấy rất tinh tấn làm ba việc, tổ chức cho mọi người học Pháp, phối hợp làm việc gì cũng rất tốt, mọi người đều nhìn nhận bà rất tốt. Sau đó, khi bà lún sâu vào nghiệp bệnh, có người tổ chức cho mọi người đến phát chính niệm cho bà, cũng gọi tôi đi cùng. Tôi thấy có vấn đề liền một mình đến tìm bà, bà mới nói thật với tôi. Thực ra bà vốn không tin vào Pháp lắm, bà chỉ thích làm việc với mọi người, cảm thấy sống như vậy mới có ý nghĩa, sau đó đột nhiên cho rằng tu luyện giúp lùi bệnh tật của bà lại về sau. Tôi nhìn thấy ngay từ gốc rễ đã không được rồi, bèn nói với mọi người, mọi người cũng không tin nổi, vị đồng tu này rất tinh tấn sao có thể không tín Pháp được? Sau khi hiểu ra, mọi người cũng không cách nào giúp được nữa, lập tức đưa bà đến bệnh viện.

Có người tu luyện chỉ chú trọng hình thức bề ngoài, chú trọng tổ chức công việc một cách rầm rộ, học Pháp đọc sách cũng chỉ làm theo hình thức, mà không chú trọng chia sẻ và đề cao thực chất, không có cải biến căn bản, không có thăng hoa về lý tính, như vậy không phải là thực tu. Có nhóm học Pháp đọc sách xong liền bắt đầu buôn chuyện tào lao, nói với đồng tu những điều bản thân không vừa ý hay oán giận, thậm chí còn lan truyền những tin đồn. Có người bị dẫn động lại càng đổ thêm dầu vào lửa, kỳ thực khi gặp tình huống này, đồng tu nếu có nghe được cũng nên chỉ ra những điểm chưa chính, chỉnh thể cùng đề cao.

6. Gây tổn thất cho đồng tu và Đại Pháp, nhưng lại che giấu mà không bù đắp tổn thất

Có một học viên bị nghiệp bệnh qua đời, sau đó báo mộng về cho đồng tu thân thiết rằng, mấy năm trước bà đã làm những bức hình Sư phụ rất đẹp đem bán cho các đồng tu trong khu vực, kiếm được một chút tiền, đã loạn Pháp rồi, biết là mình sai nhưng cũng không bù đắp, nên bị nghiệp bệnh đưa đi. Sự việc như vậy trước năm 1999, nếu như không kiếm lời, thuộc về vấn đề cá nhân, không yêu cầu quá nghiêm khắc; nhưng từ sau năm 1999 thì không thể làm như vậy được, nếu còn kiếm chút lời thì lại càng sai. Biết sai mà không sửa thì còn sai hơn. Kỳ thực, các đồng tu mua hàng của bà ấy cũng góp phần đổ thêm dầu vào lửa, nếu không ai nhận của bà mà đều khuyên nhủ bà không nên làm, thì bà đã có thể quy chính trở lại.

Còn có đồng tu đột nhiên bị ung thư ác tính, làm hóa trị cũng không ăn thua, rất nhiều đồng tu đến giúp phát chính niệm cũng không khởi tác dụng, nhanh chóng qua đời. Có người hỏi tôi sao lại như vậy, tôi vừa nhìn đã biết căn nguyên là do bà ấy truyền kinh văn giả, không hối cải, cũng không bù đắp. Có đồng tu còn không tin, biện hộ cho bà ấy cả ngày, nói tới nói lui, mới lộ ra rằng chính mình vẫn còn cầm cuốn kinh văn giả mà bà ấy truyền, trước đây đồng tu đó không biết, bây giờ hiểu ra lập tức đốt đi. Cũng còn may mà không truyền tiếp cho người khác.

Truyền kinh văn giả, điều này có thể trực tiếp hủy hoại người tu luyện, là hành vi loạn Pháp nghiêm trọng trong nội bộ học viên. Sau khi hiểu ra đã không bù đắp, lại còn che giấu, thì tội nghiệp càng lớn.

Còn có người truyền đi những trang web của tà ác, sau khi biết cũng không bù đắp. Sư phụ giảng trong bài “Đào sa”:

“Tôi đề nghị rằng tất cả [những ai] từng truyền bá website của đặc vụ ấy, hãy gấp rút vãn hồi tổn thất do chư vị tạo thành, kéo trở lại những ai bị chư vị truyền bá website của đặc vụ ấy. Rò mất một [ai] thì chư vị đều sẽ theo họ cùng bị đào thải”.

Tại sao có người còn không làm theo yêu cầu của Pháp? Thực ra không phải là vấn đề bề mặt đơn giản như vậy, mà do lạn quỷ sai khiến họ làm, nhưng biểu hiện ở bề mặt con người là khi vị ấy muốn làm đúng đắn thì có rất nhiều nhân tố gây cản trở, khiến vị ấy tự tìm cái cớ cho mình, một vài lần không làm được vị ấy không coi đó là quan trọng nữa, thực ra đã bị lạn quỷ đưa vào đường cùng rồi.

Còn có người gây ra tổn thất kinh tế rất lớn cho đồng tu khác, có người bán đồ cho đồng tu khác, có người lan truyền những tin đồn giả tạo trong nội bộ học viên, khiến họ tưởng là thật lại tích cực truyền đi. Những điều này thực ra là gây họa loạn trong nội bộ, ai tham gia tức là đang hủy hoại người khác, cũng hủy hoại cả việc tu luyện của bản thân. Nếu thực tâm hối hận, bù đắp tổn thất, Sư phụ sẽ cho cơ hội thiện giải, nếu cứ tiếp tục che giấu, đã sai lại càng sai, thì cựu thế lực sau khi lợi dụng triệt để người đó xong, sẽ dùng nghiệp bệnh để bức hại người đó, đây là một hình thức chủ yếu gây ra nghiệp bệnh.

(còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/10/渐悟状态中看到的长期病业(四)-298640.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/9/渐悟状态中看到的长期病业(三)-298639.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/8/渐悟状态中看到的长期病业(二)-298638.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/7/渐悟状态中看到的长期病业(一)-298637.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/31/146634.html
Đăng ngày 07-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share