[MINH HUỆ 18-10-2014] Tôi đã nghĩ rằng tôi là một người không ích kỷ. Khi ai đó nói với tôi rằng: “Cô là người ích kỷ nhất mà tôi từng gặp”. Tôi đã khóc. Con gái tôi từng nói: “Đừng nghĩ rằng mẹ không ích kỷ chỉ vì mẹ đã đóng góp rất nhiều tiền”. Tôi đã hướng nội một thời gian và sau đó hiểu được ích kỷ nghĩa là gì.
Tôi đã thiết lập một điểm sản xuất tài liệu ở nhà với sự giúp đỡ của các đồng tu vào năm 2008. Tôi đã học được cách làm tài liệu giảng chân tướng và cách in các sách Pháp Luân Đại Pháp. Số lượng tài liệu giảng chân tướng còn ít nên hầu như tôi đều tự mình phân phát.
Khi một điểm sản xuất tài liệu lớn phải chia nhỏ ra, các đồng tu đã đề nghị tôi sản xuất tài liệu cho 50 học viên. Tôi đã từ chối vì tôi nghĩ điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng càng nhỏ càng tốt. Tôi chỉ có thể sản xuất tài liệu cho tối đa 25 học viên. Họ đã phải chọn một học viên khác.
Tuy nhiên, điều đó đã phơi bày sự ích kỷ của tôi. Tôi hài lòng với hoàn cảnh hiện tại của mình và không muốn hợp tác với những người khác.
Loại bỏ tâm ích kỷ giữa những xung đột
Sư phụ giảng:
“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã không gặp học viên L trong nhiều năm. Gần đây, cô ấy đã đến thăm tôi. Chồng cô cũng là một học viên, nhưng họ chỉ học Pháp và không làm gì khác. Khi chúng tôi học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm với nhau, họ đã cải biến và bắt đầu nói với mọi người về việc thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Tuy nhiên, chúng tôi bắt đầu gặp can nhiễu. Học viên L nghi ngờ chồng mình đã ngoại tình với một người bạn gái cùng lớp, và sau đó, cô ấy thậm chí còn nghi ngờ tôi có quan hệ với chồng cô. Tôi bị kéo vào chuyện gia đình họ. Tôi trở nên chán nản và quyết định không hợp tác với họ nữa.
Tôi đã gửi Tuần báo Minh Huệ cho họ và phát hiện ra rằng chồng của học viên L đang nằm viện. Tôi không biết phải làm gì, phải lánh xa họ để tránh bất kỳ rắc rối nào, hay giúp họ tu luyện. Tôi miễn cưỡng gửi cho họ một số bài chia sẻ và các bài giảng của Sư phụ. Tôi không thể tĩnh tâm xuống để học Pháp.
Tôi đề nghị vợ chồng họ tham gia vào một nhóm học Pháp. Nhưng, họ đã đưa ra tất cả các loại lý do. Với tâm lo lắng, học viên L đã suy sụp với triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng. Tôi chỉ đơn giản là nói với họ hướng nội mà không nghĩ rằng những gì xảy ra cũng liên quan đến tôi. Tôi thậm chí còn phàn nàn với các học viên khác rằng hai người họ không hướng nội. Trên thực tế, suy nghĩ của tôi gia tăng những ảnh hưởng tiêu cực trong các không gian khác. Tôi đã bị ốm ba lần trong ba ngày khi trở về từ nhà của họ.
Tôi không muốn đến nhà của họ nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn biết rằng các học viên là một chỉnh thể và tôi không nên khoanh tay đứng nhìn để bất cứ thứ gì trong không gian khác bức hại cặp vợ chồng này. Tôi nhận ra rằng chỉ khi tôi có chính niệm và hoàn toàn loại bỏ sự ích kỷ của mình, tôi mới có thể thực sự giúp được họ.
Tôi đề nghị hai học viên khác cùng tôi đến nhà của họ, chia sẻ kinh nghiệm và phát chính niệm. Sau đó, tôi có thể đến nhà họ mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Qua tất cả những chuyện đã xảy ra, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi rằng tôi cần tu bỏ sự ích kỷ của mình. Sau khi tôi cải biến và đạt những yêu cầu của một tầng thứ cao hơn, Sư phụ đã gỡ bỏ những khó khăn đó.
Học cách phối hợp giữa các học viên
Sư phụ giảng:
“Nếu không có mâu thuẫn nảy sinh, không tạo ra cơ hội đề cao tâm tính cho chư vị, thì chư vị không lên được. Chư vị tốt tôi cũng tốt, hỏi tu luyện làm sao?” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã đạt đến điểm mà tôi rất hài lòng về điểm sản xuất tài liệu của mình. Nhưng một học viên đã mang đến cho tôi rất nhiều DVD Thần Vận mà có bổ sung chữ trên vỏ bìa, và nhờ tôi sửa lại. Cuối cùng, tôi đã làm điều đó.
Tôi đã yêu cầu cô ấy ngừng làm các đĩa DVD mới và cô ấy đã đồng ý. Nhưng cô ấy vẫn tiếp tục mang đến nhiều đĩa DVD hơn nữa và nó khiến tôi không thể làm được việc nào khác.
Cô ấy tiếp tục mang đến cho tôi nhiều đĩa DVD hơn. Vỏ bìa không được làm tốt, hình ảnh bị mờ, và các chữ quá nhỏ để đọc. Tôi không muốn giúp cô ấy, nhưng phần nào đó, tôi ngưỡng mộ đức tính tốt của cô, cô ấy đã không bực mình ngay cả khi tôi từ chối cô ấy.
Tôi nghĩ rằng đây có thể là an bài của Sư phụ nhằm giúp chúng tôi làm việc như một chỉnh thể. Tôi cảm thấy rằng tôi đã loại bỏ được rất nhiều tâm ích kỷ của mình, nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao điều này vẫn xảy ra.
Tôi nhớ rằng trước khi tôi tu luyện Đại Pháp, tôi thường giúp những người khác sửa những bộ quần áo đắt tiền. Tôi cảm thấy thật tốt khi được khen ngợi. Tôi cũng đã tìm thiếu sót ở những người khác. Tôi vẫn giữ thái độ như vậy và nhận ra rằng tôi đang chứng thực bản thân mình, đó là tâm ích kỷ.
Tôi biết rằng tôi phải hướng nội và Sư phụ đã an bài một môi trường tu luyện cho tôi. Tôi đã không sử dụng nó mà còn cố gắng để tìm một môi trường tu luyện phù hợp với mình.
Tôi nhớ rằng khi tôi được đề nghị sản xuất tài liệu cho 50 học viên, đó là một cơ hội để làm việc cùng với các học viên khác như một chỉnh thể. Nếu tôi luôn không muốn làm việc cùng với những người khác thì sao tôi có thể thăng tiến đây?
Có những lúc tôi không muốn hợp tác với các học viên khác. Tôi tự hỏi “Liệu tôi có thể có thời gian để bù đắp không? Tôi thực sự đang tránh những an bài của Sư phụ. Tôi chỉ muốn làm những gì đến với tôi một cách tự nhiên vì sự ích kỷ của mình. Những gì Sư Phụ muốn là “… từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ).
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/18/修去私-升华上来-299123.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/7/146731.html
Đăng ngày 11-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản