Bài viết của Hồng Nguyện
Tiếp theo Phần 1
[MINH HUỆ 24-1102014] Ghi chú của người biên tập: Bài viết này là những điều nhìn thấy trong trạng thái của cá nhân, chỉ để các đồng tu tham khảo, mong các đồng tu dĩ Pháp vi Sư.
3. Kiếm tiền trước tiên để bản thân hưởng thụ, đây là điều vi phạm thệ ước ngay lúc ban đầu, điều đó đã hủy đi tài vận của bản thân
Sư phụ đã giảng:
“[Trong những] người trên thế gian, có rất nhiều chủ các công ty lớn — tôi bảo chư vị rằng — vào [những] đời trước họ đã phát nguyện kiếm tiền để cho Đại Pháp sử dụng. Hiện nay họ đã mê cả, họ không những không cấp cho Đại Pháp dùng, mà còn dùng vào chỗ tà ác kia nữa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)
Tôi nhìn thấy trong tầng thứ bản thân mình rằng những ông chủ công ty lớn như vậy, trong người thường cũng có, đồng tu cũng có, nhưng trong đồng tu con số đó vô cùng nhỏ. Đồng tu như vậy mê lạc khá nhiều, có người đã thực hiện được một phần thệ ước, có người kinh doanh lúc tốt lúc xấu, có người thì nợ nần chồng chất.
Theo lý giải của tôi: Không thể cho rằng đoạn Pháp này chỉ đang nói về người khác mà không đối chiếu lại bản thân mình. Nội hàm cũng đã giảng ra cho tất cả đệ tử Đại Pháp.
Kỳ thực, các đồng tu ở các tầng thứ khác nhau có sứ mệnh khác nhau về phương diện này. Tại đây, tôi chỉ lấy những trường hợp đồng tu làm kinh doanh làm ví dụ. Dù cho kinh doanh lớn hay kinh doanh nhỏ, dù ở giai tầng nào thì rất nhiều đệ tử Đại Pháp khi không kiếm tiền thì biểu hiện rất tốt, đến lúc thực sự kiếm được tiền thì tâm kia lại thay đổi, đủ các chủng dục vọng nổi lên, chỉ biết hưởng thụ cho gia đình mình, hoặc dẫn đồng tu đi ăn uống thoải mái, những điều này đều khiến bản thân hao tài tốn vật. Một lần như vậy đã bị nhân tố cựu thế lực ghi lại, niệm đầu tiên là vị tư vị ngã, đã trượt khỏi ranh giới đạo đức, cho nên có lần thứ nhất ắt sẽ có lần thứ hai. Họ luôn an ủi bản thân mình rằng: “Mình còn chưa có tiền, chút tiền này còn cần dùng đầu tư bước sau, sau này kiếm nhiều tiền hơn rồi sẽ quyên góp”, giờ chen chân vào giai tầng cao hơn một chút, dễ dàng có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn.” Thực chất là kết quả các chủng loại ma đang can nhiễu tư tưởng của anh ấy, ngăn trở can nhiễu anh ấy, cắt đứt tiền tài của anh ấy, anh ấy sẽ bắt đầu liên tục thua lỗ. Có đồng tu mặc dù có thể kiếm được một chút tiền, nhưng bước đi rất khó khăn, anh ấy không biết rằng tài vận của anh ấy đã bị hủy bởi chính tư tâm của mình, nhân tố cựu thế lực không ngừng can nhiễu, kéo anh ấy lê lết trên trường kinh doanh, không để anh ấy có thời gian học Pháp, khiến cho anh ấy kiếm được chút tiền liền hưởng thụ cùng gia đình, đẩy anh ấy ngày càng xa trên con đường vi phạm thệ ước nhằm triệt để tiêu hủy anh ấy.
Như vậy, cũng có đồng tu cá biệt cũng có thể trợ giúp cho hạng mục Đại Pháp một chút để thể hiện, còn không nhiều bằng sự cống hiến của tầng lớp làm công ăn lương tinh tấn, những ông chủ như vậy là chà đạp thệ ước hay là vi phạm thệ ước? Có người ngay cả một đồng cũng không chịu rút khỏi túi, có người còn chuyên bòn rút tiền của đệ tử Đại Pháp, vì sao lại thay đổi lớn như vậy? Kỳ thực chính là những con ma đó muốn làm như vậy, chi phối anh ấy, chuyện kinh doanh sẽ ngày càng trắc trở.
Ngã bổ nhào như vậy, nếu anh ấy có thể ngộ ra, có thể làm tốt, chuyện kinh doanh lập tức sẽ khởi sắc, bởi vì tà ác không dám ngăn trở con đường tài lộ như vậy. Tu càng tốt, chuyện kinh doanh càng tốt. Nhưng có người kiếm tiền rồi bệnh cũ tái phát, có người lại phạm phải vấn đề quan hệ nam nữ (dâm dục hao tài nhất), kinh doanh lại xuống dốc không phanh. Có người không thể nào ngộ được, nợ nần đã chồng chất như núi, có người vất vả cực nhọc cũng không kiếm được bao nhiêu tiền, đều là tâm tham và tư tâm ngăn trở phú quý trong sinh mệnh của mình, thậm chí có người đã hoàn toàn phá sản.
Nói nghiêm trọng một chút, đây chính là phất cao ngọn cờ Đại Pháp mà kiếm tiền cho mình, đang lợi dụng, trộm dùng, phung phí tài nguyên Đại Pháp, thậm chí chiếm dụng nguồn tài nguyên nhân lực của Đại Pháp. Những nhân tố cựu thế lực cho rằng anh ấy không xứng đáng hoàn thành sứ mệnh, liền cắt đứt tiền tài của anh ấy, nếu vẫn không ngộ không cải biến, phát chính niệm không có lý thì phát cũng vô dụng.
Cũng có đồng tu, ban đầu thì làm tới mức cựu thế lực cũng không thể soi mói, họ kiếm được tiền thì đặt ra chế độ trước, bao nhiêu tiền dùng để phát triển giai đoạn sau, ăn chia bao nhiêu, bao nhiêu dùng cho Chính Pháp, nếu nhất thời không cần dùng tới, tôi thấy họ gửi tiết kiệm không động tới, đợi cơ hội lần sau. Nhưng số tiền này không thể dùng được, bởi vì thực tế số tiền này không thuộc về bất kỳ một người nào. Nếu dùng số tiền này đầu tư, cựu thế lực sẽ can nhiễu rất lớn, dễ thua lỗ, như vậy sẽ tạo nghiệp lớn. Số tiền này cần phải được giữ nguyên vẹn tuyệt đối. bởi vì, nó không thuộc về bất kỳ ai, và số tiền kiếm được từ việc dùng số tiền đó đầu tư cũng không phải là của cá nhân nào.
4. Kinh doanh vi phạm yêu cầu của Đại Pháp
Sư phụ giảng:
“Vì đệ tử Đại Pháp, chư vị bảo họ làm kênh thông tin, viết bài, tức là [bảo] lên tuyến đầu ấy là đều có thể làm. Bảo chư vị đi kinh doanh gì đó, làm quảng cáo nào đó thì đều rất khó, là vì chư vị tiếp xúc với xã hội người thường không quen thuộc lắm. Vậy nên chư vị nói xem vay tiền rồi sau lấy gì hoàn trả? Không lấy được quảng cáo, không lấy được quảng cáo cho kênh thông tin mà chư vị còn muốn vay tiền? Ví như chư vị phải hoàn trả, vậy chư vị phải [lấy ra] từ thu nhập quảng cáo mà trả, từ lợi tức báo chí mà trả. Tôi không chủ trương chư vị vay tiền, nhất định không được nợ nần. Mọi người đừng nợ nần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế NewYork 2004)
Đoạn Pháp trên ngay cả những người làm kinh doanh cũng có thể hiểu được nghĩa trên mặt chữ, những ngành nghề kinh doanh không phải chuyện kiếm tiền thì làm được, nhưng lại không gánh vác được vay nợ nặng lãi, đi mượn tiền không được, nợ tiền cũng không xong. Nếu những ngành nghề kinh doanh thực sự có thể kiếm được tiền, cũng đành phải vay mượn một chút cứu nguy, cũng không có gì đáng nói, nhưng những công việc không kiếm ra tiền thì tuyệt đối không thể làm như vậy.
Sư phụ còn triển hiện cho tôi thấy cảnh tượng sau: Vài đồng tu tại Đại lục vay nợ nặng lãi, đồng tu ngăn cũng không ngăn nổi, cuối cùng lâm vào cảnh khó khăn. Bù lỗ hàng triệu, hàng chục triệu tệ cũng có.
Tại Đại lục, cho vay nặng lãi là phi pháp, dù cho không ít người thường làm như vậy, nhưng Đại Pháp không bảo bạn làm như vậy. Có người đã gây nên ảnh hưởng trầm trọng, khiến các đồng tu tại địa phương đó phải đi giải thích rõ với người khác, điều này không liên quan tới Đại Pháp, Đại Pháp không cho phép làm như vậy, khi xảy ra việc thì không thể bôi nhọ Đại Pháp.
Tôi còn thấy có đồng tu dẫn dụ đồng tu khác cho vay nặng lãi, từ đó “ngư ông đắc lợi”, còn có đồng tu “làm bảo chứng” đảm bảo không thua lỗ, thậm chí làm bản cam kết, còn có đồng tu mượn tiền mà không nghĩ tới việc hoàn trả, trong trường hợp kinh doanh bị thua lỗ mất tiền thì họ sẽ coi đó như một tai nạn. Kỳ thực, những nhân tố cựu thế lực sẽ nắm chắc những thứ này mà bức hại không thương tiếc.
Những đồng tu tham dự trong đó đều có trách nhiệm. Có người nghiệp lực rất nặng, như vậy cũng không nên tiếp tục can thiệp vào chuyện kinh doanh của đồng tu. Vậy mà, họ lại thích góp vốn kinh doanh với đồng tu, góp một chút vốn, thổi phồng kinh nghiệm, ngộ Pháp lý về kinh doanh… Kỳ thực, những lời của họ đang phát ra nghiệp lực, khi đang truyền bá những nhân tố bức hại bản thân họ đã trải qua cũng chính là đang khảo nghiệm đồng tu xem liệu có thể dùng Đại Pháp đo lường hay không? Có cấp cho anh ấy thị trường hay không?
Đương nhiên, có đồng tu chơi cổ phiếu bị thua lỗ lớn, cũng chính là vi phạm bài học giáo huấn không làm theo yêu cầu của Đại Pháp.
Không làm theo yêu cầu của Đại Pháp không phải là đang chứng thực Đại Pháp mà là đang chứng thực bản thân mình. Cho nên, nhân tố cựu thế lực sẽ liên tục can nhiễu những đồng tu như vậy, dẫn dụ cho anh ấy đến khổ nạn để anh ấy có thể thức tỉnh.
5. Phát chính niệm tập thể thanh trừ can nhiễu, khiến bản thân kinh doanh kiếm lời
Kết quả của cách làm này là liên tục thua lỗ. Vì sao?
Đầu tiên, chính là phát chính niệm trên bề mặt động tác thì đồng nhất nhưng tâm không đồng nhất, bởi vì cái kiểu “phát chính niệm vì kiếm tiền” này trong tâm mỗi người đều khác nhau. Hơn nữa, một khi đã hô hào “kiếm tiền dùng cho Đại Pháp” thì ắt không thể thanh trừ can nhiễu. Cứ coi như tâm đồng nhất thì cũng không được, niệm đầu đặt tại việc kiếm tiền cá nhân, niệm bất chính, muốn dùng biện pháp siêu thường để kiếm tiền.
Kinh doanh khó khăn là quan mà cá nhân tu luyện cần vượt qua, cần hướng nội tìm. Phải chăng có lời cam kết nào chưa làm được, phải chăng chiếm được lợi không nên kiếm, phải chăng giấu diếm người khác khiến họ chịu tổn thất? Phải chăng biết sai mà không bù đắp lại… Chỉ khi nào ngộ được mình sai ở chỗ nào, sửa lại cho đúng làm cho tốt thì quan mới có thể vượt qua. Nếu không thì bao nhiêu người phát chính niệm đều vô dụng, còn ngăn trở mọi người, khiến mọi người đi đường vòng.
Sau khi bản thân mình ngộ ra được và đề cao lên được, tự mình phát chính niệm thanh trừ can nhiễu cũng dễ dàng, nhưng cơ điểm cũng không nên đặt tại việc kiếm tiền. Nếu phát chính niệm vì thanh trừ bức hại kinh tế trên tổng thể có lẽ hiệu quả sẽ tốt hơn. Sai khác chỉ trong một niệm cũng sẽ đưa đến những hiệu quả khác nhau.
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/24/300665.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/6/147184.html
Đăng ngày 09-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.