Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-10-2014] Núi Thái Sơn là ngọn núi đứng đầu trong năm ngọn núi lớn ở Trung Quốc. Đó là một ngọn núi nổi tiếng từ thời cổ đại. Nó cũng được coi là một ngọn núi có tiên khí linh thiêng vô cùng.

Người ta tin rằng nếu leo núi Thái Sơn là đang thể hiện sự thành kính đối với ngọn núi. Khi leo đến đỉnh, người ta tự động sẽ quên đi tất cả những phiền não trong cuộc sống. Người Trung Quốc cổ đại nói rằng người ta sẽ cảm thấy thế giới thật nhỏ bé sau khi leo lên đến đỉnh ngọn núi Thái Sơn.

Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã từng lên núi Thái Sơn khi Ngài đang đi truyền giảng Pháp và cứu độ chúng sinh.

Sư phụ đã mượn nhiều câu chuyện ngụ ngôn để dạy cho các học viên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, để họ có thể tu lên các tầng thứ cao hơn.

Đọc bài thơ “Đăng Thái Sơn”, trong Hồng Ngâm, giúp các học viên hiểu được rõ ràng và tốt hơn về căn bản của tu luyện. Chúng ta có thể thực sự cảm kích lòng từ bi khôn tả mà Sư phụ đã dành cho các học viên.

Dạy Nhẫn

Trước đây thường nghe người ta nói là nếu một người không có tâm chân thành thì không thể leo lên núi Thái Sơn. Tương tự như vậy, chúng ta không thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nếu không mang tâm chân thành. Nếu không có sự kiên trì, lòng dũng cảm, sự quyết tâm và một tinh thần không sợ khổ, thì không ai có thể leo được núi Thái Sơn. Như vậy, chúng ta cũng không thể tu thành nếu không có những đức tính đáng quý trên.

Tôi ngộ ra rằng núi Thái Sơn sẽ không hạ thấp chiều cao của mình cho bất cứ ai nói riêng và cũng như cho phép bạn lên tới được đỉnh của nó trong một bước. Tu luyện Đại Pháp thậm chí còn nghiêm túc hơn. Pháp sẽ vĩnh viễn bất biến. Pháp sẽ không hạ thấp tiêu chuẩn, bỏ qua những tâm chấp trước của bạn và cho phép bạn viên mãn.

Nếu chúng ta mang theo con gái và con trai, hoặc cháu trai và cháu gái của mình, hoặc mang theo rất nhiều tiền và vật chất có giá trị khi leo núi Thái Sơn, thì làm sao chúng ta có thể bắt kịp những người đi tay không? Khi hết thời gian, những người khác đã lên tới đỉnh, nhưng có thể bạn vẫn còn ở chân núi.

Chúng ta cần phải kiên trì tu luyện chính mình, tìm ra bất kỳ chấp trước nào mà chúng ta có. Bất kỳ chấp trước nào cũng sẽ ngăn trở chúng ta đề cao tầng thứ của mình.

Một số học viên không thể buông bỏ chấp trước này kia. Họ lo lắng không biết con trai và con gái mình có thành công trong kinh doanh không, cháu trai và cháu gái của họ có thông minh, lanh lợi không và cuộc sống của chúng có thoải mái không. Nếu chúng ta chấp trước vào việc mưu cầu một cuộc sống tốt, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội để tu luyện trong đời và sẽ ân hận khi thời gian kết thúc.

Chỉ khi chúng ta buông bỏ được tất cả những chấp trước đối với vật chất của thế gian và tu luyện tinh tấn, chúng ta mới có thể đạt được tầng thứ cao hơn.

“Đệ tử Đại Pháp thiên bách vạn,

Công thành viên mãn tại cao xứ.”

(Đăng Thái SơnHồng Ngâm)

Đây là điều kỳ vọng lớn nhất của Sư phụ đối với các đệ tử của mình. Chúng ta sẽ không tu luyện thành công nếu không hành động giống như khi chúng ta leo núi Thái Sơn. Chúng ta sẽ khiến Sư phụ thất vọng và tự đánh mất cơ hội trong cuộc đời của mình.

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng đọc bài thơ “Đăng Thái Sơn” của Sư phụ để khích lệ nhau cùng tinh tấn:

Đăng Thái Sơn

Phan thượng cao giai thiên xích độ,

Bàn hồi lập đẩu nan khởi bộ;

Hồi thủ như khan tu chính Pháp,

Đình vu bán thiên nan đắc độ.

Hằng tâm cử túc vạn cân thối,

Nhẫn khổ tinh tấn khứ chấp trước;

Đại Pháp đệ tử thiên bách vạn,

Công thành viên mãn tại cao xứ.

(Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

Lên núi Thái Sơn

Leo lên con đường bậc dốc đứng cả nghìn thước

Thấy bậc [cao] mà chẳng dám khởi bước đi lên

Quay đầu lại thấy cũng giống như tu luyện chính Pháp vậy

Dừng lại giữa chừng thì cũng khó mà được độ (đắc độ)

Tâm phải chăm chỉ để nhấc cái chân nặng vạn cân này

Nhẫn chịu khổ tinh tấn để bỏ chấp trước

Có nghìn trăm vạn đệ tử Đại Pháp

Công thành viên mãn ở chỗ cõi trên


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/6/298589.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/22/146493.html

Đăng ngày 01-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share