Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-05-2013] Ghi chú: Khi cuộc bức hại bắt đầu, tác giả nhớ lại những gì đã xảy ra với các học viên khi họ đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại. Nhiều học viên từ chối tiết lộ thông tin cá nhân và sau đó bị đánh số bởi các nhân viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hiện nay như chúng ta đã biết nhiều hơn về việc mổ cướp nội tạng từ các học viên còn sống, cách làm này khiến chúng ta vô cùng lo lắng.

Là một học viên Pháp Luân Công, tôi đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại vào tháng 10 năm 2000. Tôi đã bị cảnh sát bắt giữ và đưa tới một đồn cảnh sát ở Bắc Kinh, sau đó bị giữ ở trong sân của đồn cảnh sát. Tôi thấy nhiều học viên khác đi thỉnh nguyện cũng đã đứng ở đó. Tôi biết được rằng để xử lý tất cả các học viên thỉnh nguyện, cảnh sát đã giữ họ trong các đồn cảnh sát khác ở Bắc Kinh, trung tâm giam giữ, trại lao động cưỡng bức và thậm chí cả các trung tâm giam giữ bên ngoài Bắc Kinh.

Cảnh sát đã dùng mọi cách để buộc các học viên tiết lộ tên và các thông tin cá nhân khác. Những người đã cho địa chỉ, hoặc những người đã bị xác minh bởi các nhân viên liên lạc của các tỉnh khác nhau, đầu tiên bị đưa vào trung tâm giam giữ sau đó bị chở bằng xe bò đến các đồn cảnh sát địa phương của họ. Các học viên như tôi đã từ chối tiết lộ tên bị nhốt trong các lồng sắt vào ban đêm. Ngày hôm sau, nhiều học viên hơn đã bị đưa đến. Khoảng 70 đến 80 học viên đã từ chối tiết lộ tên trong cả hai ngày. Mặc dù họ hầu hết là những học nữ học viên lớn tuổi nhưng cũng có một số người trẻ tuổi và trung niên. Sân của đồn cảnh sát đã chật kín các học viên. Vì ngày càng nhiều học viên bị đưa đến, một số trong chúng tôi đã bị chuyển tới Sở cảnh sát Hoài Nhu tại Bắc Kinh trong hai chiếc xe buýt chật kín người.

Tại Sở cảnh sát Hoài Nhu, chúng tôi bị đánh số lên quần áo. Số của tôi là hơn 300 và còn có nhiều người ở sau tôi. Từ con số họ đánh cho tôi, rõ ràng có rất nhiều học viên đã từ chối tiết lộ tên và bị đưa đi.

Các học viên bị đưa vào một nhóm năm người và giao cho một cảnh sát. Các cảnh sát này yêu cầu học viên cung cấp tên và địa chỉ của họ. Lúc đó là tuần nghỉ lễ và các cảnh sát muốn làm cho xong nhiệm vụ nặng nề này. Vì họ bị buộc phải làm điều này, họ không thích công việc và đã làm tất cả mọi thứ để thực hiện nhanh chóng, bao gồm đánh đập, chửi rủa, nhục mạ, tra tấn thể xác nghiêm trọng như treo bằng còng tay và thóa mạ bằng lời. Các tội phạm được đưa vào để hỗ trợ nhân viên trung tâm giam giữ. Những tù nhân này đã sốc các học viên bằng dùi cui điện, đánh đập họ, làm nhiều kiểu sỉ nhục và chửi rủa, bức thực, xích chân và còng tay họ.

Hai học viên nữ ở Trung tâm giam giữ Hoài Nhu đã phản bội các học viên khác và tham gia vào cuộc bức hại. Đường Ngọc Văn, khoảng 50 tuổi, làm việc ở Cục An ninh nhưng nói rằng bà ta là một giáo viên. Người kia là một cảnh sát trẻ tầm trên 20 tuổi thường xuyên chửi rủa các học viên. Ngoài ra còn có hai người đàn ông họ Triệu và họ Mã.

Vào đầu tháng 10 năm 2000, sau khi nhiều người trong chúng tôi đã phải chịu đau đớn liên tục, chúng tôi bị buộc phải cung cấp tên của mình và bị các nhân viên liên lạc của các tỉnh khác nhau ở Bắc Kinh trả về. Không ai biết những gì đã xảy ra đối với các học viên không bao giờ tiết lộ tên của họ. Vào đêm trước khi bị trả về, tôi nhìn thấy nhiều học viên hơn đến thỉnh nguyện đã bị bắt giữ và từ chối tiết lộ tên của họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/5/当时我们确实被编了号-271728.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/18/138968.html
Đăng ngày 12-05-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share