Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-04-2013] Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, trại giam thành phố Triều Dương đã trở thành một nơi giam giữ chính. Những người vô tội không làm điều gì phi pháp đã bị đưa đến đây để bức hại tàn bạo. Các lính canh rất độc ác trong nỗ lực ép buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của họ.
Bức thực và đánh đập tàn bạo
Bức thực và đánh đập là hai trong số những phương thức bức hại được sử dụng. Một số học viên bị bức thực đến gần chết do nghẹt thở. Răng của họ bị gãy khi miệng của họ bị cạy ra.
Một nam học viên Pháp Luân Công đã bất tỉnh nhiều lần do bị đánh đập. Một nữ học viên bị nhiều viên chức đánh đập sau khi quần của cô ấy bị tụt xuống đầu gối. Mỗi viên chức dùng một ống cao su để đánh vào lưng và mông của cô hơn 20 lần. Toàn bộ phần thân thể phía sau của cô bị bầm tím, và cô không thể ngồi trong hơn một tháng. Những trường hợp này là bình thường, và có nhiều người đã bị bức hại tàn bạo tại nơi này.
Ông Lý Hoành Vĩ bị giết trong trại giam
Tháng 07 năm 2002, Nhậm Quốc Phàm được thăng lên chức trợ lý chính trị cho giám đốc của trại giam thành phố Triều Dương. Vào tháng 10, ông Lý Hoành Vĩ, một công nhân 52 tuổi từ [Xí nghiệp] Máy móc Nông nghiệp thành phố Triều Dương, đã chết do bị bức thực dưới sự chỉ đạo của Nhậm. Ông Lý được đồng nghiệp và hàng xóm yêu mến vì là một người tốt. Ông Lý đã ở tại trại giam 10 ngày trước khi chết. Một người trong gia đình ông đã đau buồn đi tìm thi hài của ông. Thân thể của ông cho thấy bằng chứng rằng ông đã bị tra tấn bằng dùi cui điện. Hai lỗ tai của ông có máu bên trong và bị bầm tím. Khi người nhà ông cố gắng chụp một tấm hình thân thể bị thương tích khủng khiếp này, anh ấy đã bị các lính canh đánh. Hai cánh tay của anh ấy bị thương, và máy ảnh bị đập tan. Người trong trại giam rõ ràng sợ tội ác của họ bị phơi bày. Họ đã hỏa thiêu thi hài của ông Lý mà không thông báo với gia đình ông, vốn chỉ biết sau đó vài ngày. Gia đình không nhận được lời giải thích nào.
Ông Lý Hoành Vĩ
Ông Trần Bảo Phượng chết sau khi bị bức thực
Ngày 03 tháng 03 năm 2008, tài xế taxi ông Trần Bảo Phượng bị chuyển từ trại giam Thập Gia Tử đến trại giam Ngô Gia Oa. Khi đưa ông Trần ra khỏi khu ở tập thể, phó giám đốc Phan cho biết ông Trần bị đưa đi bức thực vì ông từ chối ăn. Trong vòng vài giờ, ông Trần đã chết. Ông Trần Bảo Phượng, 44 tuổi, chỉ bị giam trong tám ngày. Sau đó, Trương Minh Hoa, nguyên phó giám đốc của Cục công an thành phố Triều Dương, muốn đóng hồ sơ vụ này, nên ông ta đã báo cáo rằng ông Trần chết do tai nạn.
Ông Trần Bảo Phượng
Thủ phạm không bị trừng phạt
Nhậm Quốc Phàm và những người khác ở trại giam có liên quan đến cuộc bức hại không bị trừng phạt mà còn được thưởng. Vì vai trò của họ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, trại giam đã được tặng thưởng Trại giam Tỉnh cấp ba cũng như “Đơn vị tiên tiến” thứ hai Quốc gia. Nhậm Quốc Phàm đã được tặng thưởng “Đảng viên ưu tú” và “Cảnh sát văn minh”.
Cuộc bức hại tiếp diễn
Lan Quế Lâm, giám đốc hiện thời của trại giam, vẫn tiếp tục bức hại nhiều người tốt.
Tháng 03 năm 2012, cô Diêu Ngọc Hà từ khu vực nông thôn của thành phố Lăng Nguyên đã bị giam tại trại giam Triều Dương. Các lính canh không cho gia đình cô thăm hay gửi quần áo cho cô. Diêu Ngọc Hà đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối bức hại. Cô liên tục bị đánh đập. Những tiếng gào thét không ngừng của cô có thể được nghe thấu khắp trại giam. Bảy hay tám cái răng cửa của cô đã bị đánh gãy. Trong vài tháng bị giam cầm và tra tấn, cô già đi trông thấy và tóc hoàn toàn chuyển sang bạc trắng.
Bà Lưu Ngọc Phương ở thành phố Lăng Nguyên đã bị ép lao động cưỡng bức trong một thời gian dài. Bà không bao giờ được cấp đủ thức ăn và bị mắng chửi, hay bị đánh đập vì không hoàn thành khối lượng công việc. Bà Lưu bị đau thắt ngực nghiêm trọng vào đêm giao thừa và được đưa đến bệnh viện, nhưng trước khi bà hồi phục hoàn toàn thì lại bị đưa ngược về trại giam. Chính quyền đã không thông báo tình trạng của bà cho gia đình. Tình trạng của bà Lưu vẫn tái diễn, và bà không được chăm sóc hay được cho về nhà.
Khi con trai và con gái của bà biết được sự việc, họ đã đến trại giam nhiều lần để yêu cầu thả mẹ họ để bà được chăm sóc y tế. Lan Quế Lâm trả lời: “Trại giam đã đưa bà đến bệnh viện, chúng tôi có thể tự lo được.” Khi gia đình kiên quyết muốn đưa bà ra, Lan Quế Lâm trở nên rất giận dữ và nói: “Tại sao các người luôn đến đây? Nếu bà ấy chết thì sẽ chết. Tôi sẽ chôn bà ấy. Tôi chịu trách nhiệm việc này.” Sau đó Lan Quế Lâm nắm lấy cổ áo con trai bà Lưu và đập anh ấy vào tường, khiến anh ấy bị thâm tím. Không ai trong gia đình có thể giúp được mẹ họ, và họ đã về nhà trong sự buồn bã và tuyệt vọng hoàn toàn.
Những trường hợp trên chỉ là phần nổi của tảng băng về tội ác xảy ra trong những năm qua tại trại giam thành phố Triều Dương. Còn nhiều tội ác nữa vẫn được phơi bày.
Lan Quế Lâm, giám đốc trại giam thành phố Triều Dương: +86-13591890052 (di động)
Triệu Cảnh, bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật: +86-421-2612917, +86-421-2965069, +86-13188153606 (di động)
Xin vui lòng xem bản gốc tiếng Hán để có thêm thông tin về tên và số điện thoại.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/2/好人在这里被迫害死-271641.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/15/138937.html
Đăng ngày 27-04-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.