Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp
[MINH HUỆ 10-04-2013]
Một trại khét tiếng “đi tiên phong” về tra tấn và tẩy não
NEW YORK – Vì các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đã vội vã xoá đi 14 trang tin táo bạo vạch trần nạn tra tấn, cưỡng bức lao động, đàn áp chính trị tại trại Lao động Mã Tam Gia được công bố trên một tạp chí của Trung Quốc tuần trước, Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp hối thúc các phương tiện truyền thông nước ngoài tìm hiểu sâu hơn, vì vẫn còn rất nhiều điều về câu chuyện này.
Bài báo có nhan đề “Bí mật của trại cải tạo nữ Mã Tam Gia thông qua hình thức Trại lao động tiết lộ về: “Ghế cọp” và “Giường chết”, được công bố bởi tạp chí Lens – một tạp chí tương đối tự do, là điều chưa từng xảy ra đối với một kênh thông tin trong nước của Trung Quốc trong phần báo cáo chi tiết về tình trạng khủng khiếp tại Mã Tam Gia. Tuy nhiên vì có sự kiểm duyệt chặt chẽ về từ khóa “Pháp Luân Công”, có thể thấy rõ rằng bài viết thiếu vắng việc đề cập rõ đến các học viên, một trong số những người bị tra tấn khủng khiếp nhất tại Mã Tam Gia. Tuy nhiên trong bài báo có đề cập đến một “nhóm người đặc biệt” — vốn là lối tuyên truyền ngụy trang của đảng cộng sản mà ngụ ý thật sự của nó là “học viên Pháp Luân Công” – vốn là những đối tượng chính bị tra tấn và lạm dụng.
Giờ đây phương tiện truyền thông phương Tây có một cơ hội quan trọng để bổ sung các thông tin chi tiết.
“Các nhà báo Trung Quốc, bản thân những người đã viết câu chuyện này, những người đã in bài báo này, và những người được phỏng vấn, tất cả đều đang mạo hiểm tính mạng của mình để vạch trần tội ác khủng khiếp này,” Ông Trương Á Bình, phát ngôn viên của Pháp Luân Công phát biểu. “Việc cấp bách mà chúng ta – những người phương Tây cần phải làm là không nên để cho những nỗ lực của họ bị phí hoài, việc mạo hiểm của họ trở nên vô ích. Về câu chuyện này còn nhiều thứ nữa và mạng sống của nhiều người đang như đèn treo trước gió. Tại thời điểm này, hàng trăm học viên Pháp Luân Công vô tội và những người khác đang tiếp tục bị giam giữ và tra tấn ở đó.”
Mã Tam Gia: Cơ sở huấn luyện tra tấn, và “Tẩy não” hệ thống
Hơn một thập kỷ qua, các nhân chứng sống Pháp Luân Công từ trại lao động cùng các thành viên gia đình đã tường thuật lại việc sử dụng một cách hệ thống phương thức tra tấn ở đó.
Thật vậy, Mã Tam Gia được biết đến như là một trong những trại lao động khét tiếng nhất của đất nước này.
Mới đây, tháng 12 năm 2012, nó đã trở thành một câu chuyện nổi bật khi một phụ nữ ở Oregan tìm thấy một mẩu thư viết tay bằng thứ tiếng Anh nhồi trong một món đồ trang trí mua về từ Kmart và được cho là đến từ trại lao động. “Những người làm việc ở đó, bình quân phải chịu hình phạt từ 01 – 03 năm tù,” bức thư viết. “Rất nhiều người trong số đó là học viên Pháp Luân Công”.
Theo thông tin thu thập được, việc lạm dụng còn vượt xa việc cưỡng bức lao động và tra tấn vì không đáp ứng đủ chỉ tiêu công việc. Có thông tin rằng, năm 2001 các nữ tù nhân Pháp Luân Công bị đẩy vào các phòng giam tù nhân nam và bị hãm hiếp tập thể. Trong khi đó, nhân viên từ các cơ sở giam giữ khác ở Trung Quốc đã đến Mã Tam Gia để được huấn luyên phương pháp “chuyển hóa” mang tính đổi mới nhằm phá vỡ ý chí của các học viên Pháp Luân Công thông qua việc tra tấn và tẩy não. Mục tiêu của sự ngược đãi này là để buộc các học viên từ bỏ niềm tin của họ và cam kết trung thành với Đảng cộng sản.
“Các trại lao động khác xúi giục tù nhân dễ bảo đánh đập những người không vâng lời.” một học viên Pháp Luân Công người đã từng bị giam ở Mã Tam Gia 08 năm và hiện đang sống ở New York cho biết. “Mã Tam Gia có các chuyên gia về tra tấn.”
Trước thế vận hội Olympics ở Bắc Kinh, nguồn tin bên trong Trung Quốc báo cáo rằng các học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên cả nước đang bị chuyển đến đó, sự thật sau đó đã được xác nhận bởi những người bị giam giữ ở đó vào năm 2008. Trang web tiếng Anh-Trung của Pháp Luân Công ở nước ngoài là Minh Huệ đã công bố hơn 8.100 tài liệu báo cáo hoặc bàn luận về việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công và những người khác bị giam giữ tại trại Mã Tam Gia từ năm 2000.
Báo cáo viên đặc biệt về Tự do tôn giáo của Liên Hợp Quốc đã nêu một trường hợp như vậy cho chính phủ Trung Quốc trong một lời kêu gọi khẩn cấp vào năm 2009 thay mặt cho một nam học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại trại. “Anh Ngọc đã bị buộc phải ký vào một bức thư tuyệt mệnh, trước khi anh bị đánh, kể cả vào đầu bằng dùi cui thép, bị treo lên và bị sốc điện. Kết quả là anh đã bị chảy máu nghiêm trọng và bị bất tỉnh trong hơn một tuần. Gia đình anh liên tục yêu cầu được thăm anh nhưng đều bị từ chối.”
Khi báo cáo về câu chuyện và trong bất kỳ cuộc điều tra tiếp theo nào, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp kêu gọi các nhà báo phải thận trọng bởi rất có khả năng các quan chức sẽ nỗ lực che đậy mức độ phạm tội đối với các học viên Pháp Luân Công ở trại.
Ngày 26 tháng 04 năm 2001, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã báo cáo rằng Mã Tam Gia là một trong số ít cơ sở sẵn sàng cho các phương tiện truyền thông nước ngoài và truyền thông Trung Quốc đến “phỏng vấn” một số học viên Pháp Luân Công được chọn lọc. Gần một tháng sau đó, các phóng viên đã thật sự được mời đến trại để chứng kiến các bức tường được sơn mới và các tù nhân diện những bộ đồng phục mới tinh với tên được viết ở sau lưng bằng tiếng Anh, đang tận hưởng một môi trường sạch sẽ và khoẻ mạnh – hoàn toàn trái ngược với sự ngược đãi khủng khiếp được báo cáo bởi hàng chục người trước đây đã từng bị giam giữ và bị tra tấn ở Mã Tam Gia.
Trong tin tức báo cáo về những câu chuyện gần đây trên tạp chí Lens, một số kênh thông tin phương Tây đã đăng lại hình ảnh từ “tour trình diễn” đó mà không truyền tải bất kỳ dấu hiệu của các hoàn cảnh đáng ngờ nào trong những tấm hình mà họ đã chụp.
“Không có sai lầm nào”, ông Trương nói: “Các nhà chức trách sẽ làm mọi cách để che đậy bản chất thật sự ở Mã Tam Gia, do đó, cần có nỗ lực kịp thời và kiên trì của truyền thông phương Tây để tiết lộ đầy đủ những vụ ngược đãi kinh hoàng đã xảy ra sau bức tường của Mã Tam Gia.”
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT, XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ TRUNG TÂM THÔNG TIN PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP
Liên lạc: Gail Rachlin (+1 917-757-9780), Levi Browde (+1 845-418-4870), Trương Á Bình (+1 646-533-6147), or Joel Chipkar (+1 416-731-6000)
Fax: 646-792-3916 Email: contact@faluninfo.net, Website: https://www.faluninfo.net/
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/11/138894.html
Đăng ngày 23-04-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.