Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh 

[MINH HUỆ 19 – 07 – 2012] Nhà tù Cẩm Châu đã sử dụng một số phương pháp trong nhiều năm đàn áp để tra tấn các học viên Pháp Luân Công, với hình thức cấm ngủ là phổ biến nhất.

Lính canh gọi việc cấm ngủ là “hầm đại bàng”. Họ lần lượt chất vấn các nạn nhân ép họ tỉnh táo và khiến cho họ kiệt sức. Không có một vết sẹo nào làm chứng cứ từ kiểu tra tấn này, nhưng đó chính là chấn thương tâm lý đối với các nạn nhân. Tra tấn kéo dài kiểu này có thể dẫn đến việc nạn nhân bị chết bởi mệt mỏi. Đây là một trong những phương pháp tra tấn xảo quyệt, vô nhân đạo, và đê hèn nhất được sử dụng để bức hại học viên Pháp Luân Công.

Ở Nhà tù Cẩm Châu, lính canh ra lệnh cho tù nhân hỗ trợ tra tấn các học viên và cho phép họ sử dụng vũ lực. Họ được chia thành vài nhóm và lần lượt theo dõi các học viên ngày và đêm, không bao giờ cho phép học viên ngủ. Hình thức cấm ngủ được kéo dài đến hai tuần, và đôi khi còn lâu hơn. Các học viên bị suy giảm thể chất và tinh thần. Một trong các lính canh chỉ nói đơn giản, “Chúng tôi cải tạo các học viên bằng cách cấm họ ngủ.” 

Nhiều học viên đã bị cấm ngủ trong hơn ba năm qua

Cai tù Vương Chiêm Sở và cấp phó Vương Học phụ trách việc làm cho các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của họ. Bắt đầu từ tháng 03 năm 2012, theo lệnh của họ, Cao Khoan, trưởng phòng quản lý của nhà tù, và Thái Lập Tân, phó phòng giáo dục hợp tác với các tù nhân bắt đầu tra tấn các học viên cả về thể chất và tinh thần.

Những kẻ thủ ác thay phiên nhau chất vấn nạn nhân để giữ cho họ không ngủ. Họ nhốt các học viên trong các xà lim nhỏ với tất cả các cửa sổ khóa kín để các học viên không thể liên lạc với bất cứ ai khác. Họ cũng cố tình không nói cho ai biết rằng các học viên đã được giam ở đó. Những kẻ thủ ác không để cho các học viên ngủ, các lính canh và các tù nhân theo dõi các học viên cả ngày, cố gắng phá vỡ ý chí của họ và buộc họ phải từ bỏ niềm tin của mình.

Ông Trần Hâm (Ảnh chụp mười năm trước) 

Vào đầu tháng ba năm nay, Thôi Nguyên Kỳ, trưởng khu số 1, và lính canh Lưu Hồng Vỹ nhốt học viên ông Trần Hâm tại một phòng bên trong Tòa nhà Giáo dục. Họ trói ông Trần vào một chiếc ghế và ra lệnh cho bốn phạm nhân giam giữ ông. Họ cấm ông ngủ và buộc ông phải xem các video nói xấu Pháp Luân Công. Họ gây áp lực buộc ông phải từ bỏ niềm tin của ông. Ông Trần đã tuyệt thực để phản đối bức hại.

Kể từ tháng ba, ít nhất 20 trường hợp khác được biết đến, đã được đưa ra ánh sáng, trong đó các học viên cũng chịu những đối xử tương tự dưới tay các viên chức nhà tù tham nhũng.

Tước quyền thăm viếng

Bốn học viên đã được chuyển từ nhà tù Bàn Cẩm đến nhà tù Cẩm Châu vào ngày 08 tháng 05 năm 2012. Ba người đã ngay lập tức bị nhốt trong Tòa nhà Giáo dục để làm cái gọi là thủ tục cải cách. Một trong các học viên, ông Lã Khai Lợi, hiện bị liệt nửa thân dưới, và mất khả năng kiểm soát việc đi vệ sinh, bởi những tra tấn vô nhân đạo mà ông phải chịu đựng. Ông bây giờ không thể tự chăm sóc bản thân. Gia đình của ông đã đến thăm ông trong khi ông bị giam tại nhà tù Cẩm Châu, nhưng lính canh nói với người nhà ông là họ không được phép vào thăm cho đến khi ông được “cải tạo”.

Thăm nom một người thân bị giam giữ là một quyền cơ bản. Khi đến thăm, gia đình có thể thấy người thân của họ được đối xử như thế nào và phần nào giám sát việc thực hiện của các nhân viên nhà tù. Tuy nhiên, nhà tù Cẩm Châu đặt rất nhiều cản trở để ngăn chặn các gia đình đến thăm các học viên bị giam giữ bất hợp pháp, chẳng hạn như yêu cầu họ đưa ra một “giấy chứng nhận không tập Pháp Luân Công” được cung cấp bởi đồn công an địa phương. Yêu cầu này được sử dụng để ngăn các học viên khỏi gia đình họ, đôi khi là trong vài năm. Một số người nhà của học viên đã phản đối thủ tục này với lãnh đạo nhà tù, họ đã đáp lại bằng cách nói rằng họ chỉ theo hướng dẫn bằng văn bản từ các cấp trên của họ, nhưng họ không bao giờ có thể đưa ra văn bản như vậy. Đây là một hình thức tra tấn được phép xảy ra trong các nhà tù.

Khi chương trình “cải tạo” bắt đầu, cứ mỗi học viên bị chuyển hóa thành công thì lính canh thực hiện được nhận 1.000 nhân dân tệ, và những phạm nhân chịu trách nhiệm theo dõi học viên nhận được tuyên dương. Những tuyên dương này cho phép một khoản giảm 30 ngày của hạn tù. Trong năm 2005,  Nhà tù Cẩm Châu đã gia tăng đàn áp Pháp Luân Công trong một nỗ lực để trở thành một đơn vị kiểu mẫu và nhận được địa vị cao hơn trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Giải thưởng cho các lính canh được tăng từ 1.000 nhân dân tệ đến 2.000 nhân dân tệ, và các phạm nhân nhận được một công trạng và hai tuyên dương với tổng mức giảm trong thời gian tù là ba tháng. Trong vòng ba năm tăng phần thưởng, có ba học viên đã chết vì bị tra tấn tàn bạo. Tuy nhiên, Nhà tù Cẩm Châu đã được thăng chức và được công nhận như một đơn vị kiểu mẫu. Bị làm mờ mắt bởi các ưu đãi từ phía ĐCSTQ, cả lính canh và các phạm nhân đã phản bội lương tâm cũng như đạo đức của họ, và cuối cùng đã được sử dụng như công cụ để tiếp tục đàn áp những người tốt bụng.

Nhà tù Cẩm Châu ở tỉnh Liêu Ninh

Tổng đài: +86-416-3496200, Fax: +86-416-5179397, phòng trực ban: +86-416-3496364

Vương Chiêm Sở, lãnh đạo Nhà tù Cẩm Châu

Vương Chiêm Sở, lãnh đạo Nhà tù Cẩm Châu: +86-416-3496001

Ngô Úc, chính ủy:+86-416-3496002

Vương Học, cấp phó phụ trách Nhà tù Cẩm Châu

Vương Học, cấp phó phụ trách Nhà tù Cẩm Châu: +86-416-3496008 (văn phòng), +86-15541610000 (di động), +86-416-2928118 (nhà)

Vương Hồng Bác, cấp phó phụ trách nhà tù: +86-416-3496720 (văn phòng)

An Chí Cương,cấp phó phụ trách nhà tù: +86-416-3496014 (văn phòng), +86-416-2815909 (nhà), +86-5541610999 (di động)

Cao Khoan, trưởng phòng chính trị của nhà tù:+86-416-3496242 (văn phòng), +86-416-3496241 (nhà), +86-15541610886 (di động)

Thái Lập Tân, phó phòng Giáo dục: +86-15541611195 (di động)

Vương Hồng Đào, trưởng phòng phụ trách nhà tù: +86-416-3496358 (văn phòng)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/19/锦州监狱用“剥夺睡眠”迫害法轮功学员-260399.html

Bản tiếng Anh:  https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/30/135214.html

Đăng ngày: 02-10-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share