Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-07-2012] Duyên Duyên mới 6 tuổi khi lần cuối em gặp cha. Em vẫn còn nhớ rõ ngày đó vào cuối năm 2007. Lúc đó cha em mới được thả sau khi bị giam giữ phi pháp. Với mái tóc bạc và khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, trông cha em thật khác với một người đàn ông trẻ tuổi và đẹp trai trong tấm hình quý giá của em. Tuy nhiên, niềm vui được đoàn tụ gia đình không kéo dài lâu. Hai năm sau, họ đã bắt lại người cha yêu quý của em.

Cha mẹ của Duyên Duyên, ông Lý Tranh và bà Ngô Xuân Hà, sống tại thành phố Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Bắc. Viên chức chính quyền cộng sản đã giam giữ họ nhiều lần chỉ vì niềm tin kiên định của họ vào tu luyện. Dù hai người đã kết hôn hơn 11 năm, nhưng họ chỉ được sống cùng nhau chưa đầy 13 tháng.

Đôi vợ chồng nhiều lần bị bắt giam

Ông Lý Tranh, một nhân viên ở một công ty dược tại thành phố Hoàng Thạch, ông sinh năm 1970. Bà Ngô là nhân viên một xí nghiệp nhà nước ở thành phố Hoàng Thạch, sinh năm 1973. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, cả hai người đã bị cho nghỉ việc.

Hai người đã bị bức hại nhiều lần trong hơn 13 năm qua. Hiện giờ ông Lý vẫn bị giam tại Nhà tù số 04 tỉnh Chiết Giang. Đây là lần thứ tư ông bị giam giữ. Trong vòng 10 năm qua, ông đã bị giam giữ hơn 8 năm.

Ông Lý bị bức hại lần đầu vào tháng 10 năm 1999. Sau khi cuộc bức hại xảy ra, có nhiều học viên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Cả hai người đã quyết định hoãn đám cưới, thay vào đó, họ đến Bắc Kinh. Tuy nhiên, vì có nhiều công an được cử đến cản trở các học viên, nên ông Lý đã quyết định đến thành phố Ma Thành trước, và từ đó đi đến Bắc Kinh. Tuy nhiên, công an đã chặn ông tại thành phố Ma Thành và đưa ông đi lao động cưỡng bức một năm sau khi ông quay lại thành phố Hoàng Thạch. Ông bị giam hơn một năm trong một phòng tối và ẩm ướt tại trại tạm giam Khánh Đường Loan thuộc thành phố Hoàng Thạch.

Ông Lý và bà Ngô có một lễ cưới giản dị vào cuối năm 2000. Tuy nhiên, chỉ trong hai tháng, Chu Hiến Quân, đội trưởng Đội an ninh nội địa Tây Tắc Sơn ở thành phố Hoàng Thạch cùng nhiều người khác đã bắt ông Lý đến trại tạm giam Bát Quái Chủy. Khi vợ ông đến đồn công an để yêu cầu trả tự do cho ông Lý, do công an biết bà cũng là một học viên, họ cũng đã giữ bà tại trại tạm giam Bát Quái Chủy.

Sau một tháng bị giam cầm, hai người đã được thả. Tuy nhiên, không lâu sau, có rất nhiều trại tẩy não được thành lập ở nhiều quận thuộc thành phố Hoàng Thạch. Ông Lý bị đưa đến Trại tẩy não Nguyệt Lượng Sơn được tổ chức bởi Phòng công an Tây Tắc Sơn. Tương tự, vợ ông cũng bị đưa đến một trại tẩy não của Phòng công an quận Hoàng Thạch Cảng.

Do liên tục bị sách nhiễu bởi công an địa phương và các viên chức chính quyền, hai người buộc phải rời khỏi nhà vào tháng 03 năm 2001. Tuy nhiên, người ở Phòng công an Giang Ngạn tại thành phố Vũ Hán đã kết án ông Lý ba năm tù vào năm 2002, và giam ông tại Nhà tù Hán Dương Cầm. Đây là lần thứ hai ông bị bức hại. Do ngược đãi và tra tấn, sức khỏe ông giảm sút rõ rệt và ông bị ho ra máu vào cuối năm 2002. Khi được đưa đến Bệnh viện nhà tù Hồng Sơn để cấp cứu, ông bị chẩn đoán bệnh lao phổi cấp.

Ông Lý trở về nhà vào cuối năm 2004, nhưng ông không gặp được vợ. Bà Ngô đã bị đưa đến Nhà tù nữ Vũ Hán với thời hạn giam ba năm vào ngày 20 tháng 04 năm 2003.

Trong thời gian bà Ngô bị tạm giam, người ở Phòng 610 Hoàng Thạch đã chuyển bà đến Trại tẩy não Giang An vào ngày 20 tháng 04 năm 2006. Thêm nữa, viên chức Phòng công an Hoàng Thạch Cảng đã trả 3.000 nhân dân tệ cho Trại tẩy não Thang Tốn Hồ để họ ngược đãi bà.

Vào tháng 10 năm 2005, ông Lý một lần nữa bị đưa đến Trại lao động Uông Dương. Đây là lần thứ ba ông bị bức hại. Bà Ngô đã không thể gặp ông khi bà được trả tự do khỏi nhà tù. Khi thời hạn lao động cưỡng bức của ông hết hạn vào ngày 13 tháng 10 năm 2007, Chu Hiến Quân, đội trưởng Đội an ninh nội địa Tây Tắc Sơn đã chuyển ông đến Trại tẩy não Giang An. Như một dạng tra tấn, các viên chức bắt ông Lý phải ngồi trên một cái ghế nhỏ trong thời gian kéo dài. Ông không được cử động đầu, nói chuyện, nghỉ ngơi, hay dùng nhà vệ sinh. Kết quả là, phần hông của ông Lý bị mưng mủ và thương tổn. Sau khi bị tra tấn trong 48 ngày và gia đình liên tục yêu cầu trả tự do cho ông, ông đã trở về nhà vào tháng 12.

Để tránh bức hại thêm, ông Lý đã đến tỉnh Chiết Giang vào năm 2008 và bắt đầu làm việc tại đây. Tuy nhiên, công an quận Long Loan ở thành phố Vạn Châu đã bắt ông vào tối ngày 02 tháng 02 năm 2010, rồi giam ông tại trại tạm giam thành phố Vạn Châu. Trong một thời gian dài, viên chức Phòng 610 Hoàng Thạch đã giám sát các cuộc trò chuyện của ông Lý với gia đình, gồm cả việc lưu lại các đoạn chat online. Lúc đó, ông Lý về nhà một lần trong một năm và ông nói với vợ rằng ông sẽ quay về vào ngày 04 tháng 02. Dưới sự chỉ đạo từ Phòng 610, công an ở quận Long Loan đã bắt giam ông tại trại tạm giam Vạn Châu. Gia đình đi một chặng đường dài đến thăm ông, nhưng họ đã không được vào thăm ông Lý. Khi người cha 80 tuổi của ông Lý, cùng vợ và con gái ông đến thăm ông vào tháng 07 năm 2010, họ được thông báo rằng Tòa án quận Long Loan ở thành phố Vạn Châu đã kết án ông Lý ba năm sáu tháng tù. Gia đình ông đã đến trại tạm giam để thăm ông, trước khi ông bị đưa đến Nhà tù số 04 tỉnh Chiết Giang. Gần 30 tháng đã trôi qua. Đây là lần thứ tư ông bị bức hại.

Các thành viên gia đình

Khi Duyên Duyên ra đời vào năm 2001, bà Ngô buộc phải sống xa nhà và không thể đến bệnh viện để sinh một cách bình thường. Một bà lão đã giúp đỡ đẻ và may mắn là cả hai mẹ con bà đều khỏe. Khi bà Ngô bị đưa đến nhà tù vào năm 2003, Duyên Duyên được chuyển đến sống cùng ông bà nội đã cao tuổi. Mẹ ông Lý vẫn có thể làm các việc vặt trong nhà. Nhưng do già yếu, bà đã bị vấp, và ngã xuống bếp rồi bất tỉnh. Sau đó bà được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, và được chẩn đoán mắc bệnh liệt nửa người. Cha của ông Lý, người đã hơn 70 tuổi, phải chăm sóc cho Duyên Duyên và rất bận rộn giữa việc đến bệnh viện và về nhà chăm sóc cháu. Mẹ ông Lý nằm liệt giường, lo lắng cho con trai và con dâu bị giam giữ. Bà đã qua đời chỉ vài tháng sau đó, và không được nhìn thấy con trai một lần trước khi qua đời.

Một người tốt

Trước khi cuộc bức hại xảy ra vào năm 1999, ông Lý là một phụ đạo viên tình nguyện ở điểm luyện công. Hầu hết các học viên đều là những bà lão hơn 60 tuổi, những người không thể đọc được sách. Ông đã giúp họ đọc từng từ, từng dòng một. Ông làm việc này trong nhiều tháng, và sau đó cuộc bức hại trên diện rộng đã xảy ra.

Sau đó, ông Lý bị bắt giam, nhưng ông luôn nghĩ đến người khác cho dù ông ở trong trại tạm giam hay nhà tù. Từ năm 2008 đến đầu năm 2010, ông làm việc tại một công trường xây dựng ở thành phố Vạn Châu. Lòng tốt và sự chăm chỉ của ông đã nhanh chóng được nhiều công nhân khác kính trọng.

Trên đây là một trường hợp hai vợ chồng cùng bị ngược đãi. Họ đã cưới nhau hơn 11 năm nhưng chỉ được ở bên nhau gần 13 tháng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/21/迫害使他们一家十三年来难以团圆-260502.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/6/134811.html

Đăng ngày: 16-9-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share