Bài viết của các đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan
[MINH HUỆ 28-01-2024] Tôi dạy học ở một trường tiểu học công lập ở Đài Loan. Khi được phân vào một lớp mới, tôi thấy học sinh trong lớp có rất nhiều mâu thuẫn. Các em thường tranh giành nhau đến đỏ cả mặt, khiến giáo viên cũng bất lực. Tôi đã kể với học sinh về “Cuốn sách quý thần kỳ”, bảo các em rằng, khi ai bắt nạt hoặc quát tháo người khác, họ sẽ nhận lại vật chất màu đen – nghiệp lực; khi đối xử tử tế và nhường nhịn người khác, họ sẽ nhận được vật chất màu trắng – đức. Các em rất nhanh học được đạo lý “được và mất” này. Khi tranh cãi nổ ra giữa học sinh, tôi mở cuốn sách và đọc cho các em nghe một câu chuyện khác. Bọn trẻ liền bình tĩnh trở lại. Khuôn mặt đang đỏ bừng của các em bỗng nở nụ cười và không khí lớp học ngày càng trở nên hài hòa.
Tôi nhận ra sách Minh Huệ dành cho trẻ em, khi đưa vào lớp học, sẽ mang lại năng lượng tường hòa cho lớp học. Tất cả sách Minh Huệ dành cho trẻ em đều có trên trang web của Sở Giáo dục Thành phố Đài Trung, nơi cấp chứng chỉ đọc sách. Học sinh thường xếp hàng mượn sách đọc để lấy chứng chỉ. Nó không chỉ xây dựng thói quen đọc sách tốt mà còn vun bồi giá trị đạo đức chân chính một cách tinh tế. Những cuốn sách này là món quà quý giá và tuyệt vời về lòng tốt giữa thế giới hỗn loạn ngày nay.
(Tiếp theo Phần 1)
Các hoạt động đọc sách buổi sáng đã được nhân rộng tại các trường học ở Đài Loan nhiều năm qua. Một số em nhỏ rất thích đọc sách của Nhà Xuất bản Minh Huệ dành cho trẻ em. Dưới đây là tổng hợp các đánh giá của học sinh tại các trường tiểu học ở Đài Loan:
“Cháu phải nhẫn được trước”
Tiểu Nghị nói: “Từ khi đọc câu chuyện ‘Những ngôi sao đang chạy’ trong cuốn sách ‘Những câu chuyện tu luyện diệu kỳ’, cháu đã hiểu rằng nếu bị ai xô đẩy khi đang xếp hàng thì cháu nên nhẫn chịu và không được đánh nhau với các bạn cùng lớp. Khi nhẫn chịu được những điều đó thì cháu sẽ nhận vật chất màu trắng-đức. Nhưng nếu cháu đánh lại, cháu sẽ nhận lại vật chất màu đen – nghiệp lực. Chúng ta cần [hành xử] theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.”
Tiểu Nghị đang đọc cuốn “Những câu chuyện tu luyện diệu kỳ”
Tử tế nghĩa là có một trái tim nhân hậu
Tiểu Hân nói: “Nhờ đọc ‘Những câu chuyện tu luyện diệu kỳ’, cháu học được thiện là có tâm từ bi, phải thiện lương. Mà nhẫn là đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu. Nếu nhẫn được thì đổi lại chúng ta sẽ có rất nhiều đức, phải làm người Chân-Thiện-Nhẫn. Lấy ví dụ, khi cháu và em trai đang ăn kem, em trai cháu chẳng may làm rơi que kem xuống đất. Cháu đã đưa kem của mình cho em. Mặc dù cháu thích ăn kem nhưng cháu quyết định đưa phần của mình cho em, bởi vì cháu cũng muốn em hành xử như vậy. Cháu muốn cháu và em trai trở thành những người hành xử chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, cháu tin rằng tương lai, chúng cháu nhất định sẽ được tới một thế giới mỹ hảo.”
Tiểu Hi đọc câu chuyện “Thiên địa thương sinh”
Khi em gái rầy la cháu, cháu sẽ không nổi xung với em nữa
Tiểu Tường chia sẻ: “Sau khi đọc xong chuyện ‘Bảo bảo ngoan chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn’, cháu nghĩ câu chuyện này thật tuyệt, hình ảnh phong phú, có cảm giác như ba chiều vậy. Người giáo viên trong câu chuyện này thật tốt bụng, cô ấy đã dạy các bạn nhỏ sống thiện và làm điều tốt. Như thế thì thế giới này sẽ có nhiều người tốt hơn nữa. Câu chuyện này cũng nhắc cháu về những gì đã xảy ra giữa cháu và em gái. Cháu hay cãi nhau với em, nhưng giờ cháu biết cháu phải thiện. Cho nên, cháu đối xử với em tốt hơn. Hồi nhỏ, cháu không thích em, nhưng giờ cháu đã đối xử rất tốt với em rồi. Trước đây, khi em rầy la cháu thì cháu luôn đáp trả. Nhưng giờ, khi em rầy la, cháu sẽ không nổi xung với em như trước nữa.”
Tiểu Uy đọc chuyện ‘Người bạn cùng lớp mới của tôi’
Kem và trò chơi điện tử
Tiểu Hanh nói: “Cháu biết đến Chân-Thiện-Nhẫn khi đọc truyện ‘Cuốn sách quý bìa xanh thần thánh đến từ thiên đường’. Lần cháu và gia đình đi ăn sushi. Mẹ nói anh em cháu có thể ăn kem trước nên đã mua kem cho cháu và em trai. Ngay khi bắt đầu ăn, em trai cháu vô tình làm rơi hết kem xuống đất. Em bị mẹ mắng nên cứ khóc mãi. Cháu nghĩ em thật đáng thương nên đã nhường phần kem của mình cho em. Em nín khóc và liên tục cảm ơn cháu.“
“Một hôm, cháu có rất nhiều bài tập phải làm. Khi mệt, mẹ bảo cháu có thể nghỉ một lát và chơi trò chơi điện tử. Sau này, cháu mới biết em trai đã nhường cho cháu chơi trước. Khi cháu hỏi tại sao lại làm vậy thì em bảo vì cháu đã nhường kem cho em. Cháu rất vui khi nghe vậy. Cháu muốn tiếp tục làm một người chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn để thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn.”
Tiểu Quân đọc “Truyện của cha tôi”
Cháu đã từng không thích em trai
Tiểu Tuyên kể: “Cháu đã từng không thích em trai cháu vì em hay nghịch chỗ quần áo cháu vừa rút vào. Thấy em nghịch là cháu mắng em. Sau khi đọc ‘Cuốn sách quý thần kỳ’, cháu đã biết mắng chửi người khác sẽ phải nhận nghiệp lực vật chất màu đen. Cháu bắt đầu có thiện tâm. Nhớ lại chuyện hồi trước, cháu nghĩ chắc em cháu chỉ định giúp cháu chứ không cố ý, cho nên sau này, khi em trai nghịch quần áo, cháu đều bảo em là không sao. Bây giờ, cháu đã biết dùng thiện ý để đối đãi với gia đình và các bạn. Cháu hy vọng mọi người đều có thể đối xử thiện với những người xung quanh. Ngoài ra, cháu thấy nội dung của cuốn ‘Thiên địa thương sinh’ rất phong phú, giúp cháu biết được một chút chân tướng, lại có rất nhiều nghệ thuật đẹp. Cháu hy vọng mọi người đều có thể đọc những cuốn sách này.”
Tiểu Ân đọc “Câu chuyện thần kỳ của cha tôi”
Cháu đã biết cách ứng xử với các bạn thế nào rồi
Tiểu Phi cho biết: “Trong cuốn sách ‘Bạn cùng lớp mới của tôi’, nhân vật chính không những không mách cô giáo mặc dù bị bạn Cường Cường đánh, mà còn đưa khăn giấy cho Cường Cường khi bạn ấy không vui. Cháu phát hiện ra thiếu sót của mình sau khi đọc truyện này. Cháu đã quan tâm quá nhiều đến những gì người khác làm. Ví dụ, cháu thấy hai bạn cùng lớp đánh nhau, nhưng bạn phụ trách trật tự lại không nhìn thấy. Cháu đã nói với hai bạn đó: “Đừng cãi nhau nữa!” Một bạn nói: “Không phải việc của cậu!” Cháu mặc kệ các bạn vì cháu không muốn gây chuyện với các bạn ấy, nhưng cháu lại cảm thấy hơi khó chịu. Sau khi đọc cuốn ‘Bạn cùng lớp mới của tôi’, cháu đã học cách im lặng chứ không đi vạch chuyện của người khác nữa. Nếu thấy ai làm điều gì không đúng, trước tiên cháu sẽ khuyên nhủ bạn, chứ không đi mách cô. Cho dù bị các bạn châm chọc, cháu cũng không được đánh trả hay tranh cãi. Bây giờ, cháu đã hòa hợp hơn nhiều với các bạn trong lớp rồi.”
Tiểu Phi đọc chuyện “Thiện địa thương khung”
Có lẽ cháu đã hiểu thế nào là biết nghĩ cho người khác
Tiểu Vân nói: “Sau khi đọc chuyện ‘Điều ước của Katarina’, cháu đã hiểu ra một số đạo lý, chẳng hạn như làm sao để làm người biết quan tâm tới người khác. Cháu thấy mình có một số điểm tương đồng với Katrina vì cô giáo cũng dạy cháu hành xử tôn trọng bố mẹ và trở thành một người tốt. Cháu hy vọng mọi người trên thế giới đều hiểu được nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, như thế, thế giới này sẽ không có xung đột nữa. Thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta đều có trái tim nhân hậu.”
Tiểu Thấm đọc chuyện “Điều ước của Katarina”
Để mua sách và tạp chí từ Nhà xuất bản Minh Huệ, vui lòng truy cập: https://www.tiantibooks.org/
Bản quyền ©2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/28/471467.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/30/214513.html
Đăng ngày 02-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.