Bài viết của Thiện Quả, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 25-06-2014] Đảo Jeju là đảo núi lửa xinh đẹp cách bờ biển phía Nam Hàn Quốc 130km, là hòn đảo lớn nhất và là tỉnh nhỏ nhất của Hàn Quốc. Đây cũng là một trong “7 kỳ quan thiên nhiên mới” của thế giới. Những năm gần đây, lượng khách du lịch Trung Quốc đến thăm quan Hàn Quốc tăng lên mỗi ngày và ngày càng có nhiều người Trung Quốc đắc được phúc lành tại nơi đây.
Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch tỉnh Jeju, lượng khách du lịch đến hòn đảo này vào năm 2013 lên đến hơn 10 triệu khách, trong đó có hơn 8 triệu khách du lịch nội địa Hàn Quốc và 1,8 triệu khách du lịch từ Trung Quốc đại lục. Chỉ trong tháng 4 năm 2014, lượng khách du lịch Trung Quốc đã tăng 580.000 người, như vậy bình quân mỗi ngày có hơn 19.000 du khách, tăng 68,8% so với tháng 4 năm 2013. Trong những tháng tiếp theo, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa du lịch cao điểm, dự đoán lượng khách du lịch còn tăng mạnh hơn nữa.
1. Kỳ quan lý thú của khách Trung Quốc
Hoạt động bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới do Hiệp hội 7 kỳ quan mới (New 7 Wonders Foundation, N7W) của Thụy Sỹ phát động vào năm 2007 và kết thúc vào cuối năm 2011, thu hút khoảng 100 triệu người trên khắp thế giới tham dự. Một thẩm phán về hưu 62 tuổi nói với các phóng viên rằng ông đã đi du lịch khắp thế giới, và ông thấy Đảo Jeju là hòn đảo đẹp nhất. Bởi vì Hawaii tuy đẹp nhưng hơi đơn điệu, còn vẻ đẹp của Đảo Jeju lại hết sức phong phú, nên ông vô cùng yêu thích.
Đảo Jeju có một con suối chảy qua núi, nước suối trong vắt, vị mát ngọt, tương truyền đó là nước mưa từ thiên thượng chảy xuống chân núi, sau 10.000 năm ủ dưới chân núi mới róc rách chảy về giữa núi đá. Với những người thích sự thanh tĩnh và vẻ đẹp tự nhiên thì Đảo Jeju quả là một điểm đến tuyệt vời. Trung Quốc và Hàn Quốc đều có truyền thống tu Phật tu Đạo từ xa xưa, những người đến Đảo Jeju có lẽ đều có chút tiền duyên nào đó.
Bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới
Phóng viên quan sát Sân bay Đảo Jeju nhận thấy khách du lịch nơi đây rất đông và đa dạng về thành phần, từ thanh niên, học sinh sinh viên cho đến cán bộ, người lao động. Hướng dẫn viên du lịch đa phần đều trẻ tuổi, họ cầm chiếc cờ nhỏ, thông thạo hai ngôn ngữ, thành thạo trong việc dẫn đoàn và xử lý các thủ tục. Phóng viên cũng thấy ba học viên Pháp Luân Công đang phát báo giấy. Theo lời giới thiệu của các học viên, du khách Trung Quốc ở Đảo Jeju tương đối đông, mỗi ngày có 15 đến 22 chuyến bay thẳng từ Trung Quốc đại lục đến Sân bay Đảo Jeju, đó là chưa kể những chuyến bay nối chuyến ở Sân bay Đảo Jeju và những chuyến bay từ Sân bay Đảo Jeju trở về Trung Quốc. Mỗi tháng còn có 40 chuyến tàu du lịch hạng sang khác đến Đảo Jeju, chở theo nhiều khách du lịch Trung Quốc hơn nữa.
Khách du lịch Trung Quốc nườm nượp đến sảnh Sân bay quốc tế Đảo Jeju.
2. Câu chuyện tam thoái tại đại sảnh sân bay
Ba học viên Pháp Luân Công phân phát báo chân tướng về Pháp Luân Công. Dường như có sợi dây duyên vô hình dẫn dắt, nhiều du khách vừa làm thủ tục hải quan xong liền nhận báo và bắt đầu lật xem trong thời gian chốc lát chờ hướng dẫn viên sắp xếp lên xe buýt, có người còn đọc hết sức chăm chú.
Thoạt nhìn thì không những hoạt động kinh doanh du lịch từ Trung Quốc đại lục đến Đảo Jeju đang bùng nổ, mà các hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc cũng đều biết Hàn Quốc có quyền tự do báo chí nên cũng thuận nước đẩy thuyền. Quả thực, bất kể ai giúp người khác tam thoái thì đều đang tích đại đức đại phúc cho bản thân.
Mọi người cứ xem World Cup đi, tôi xem chân tướng Pháp Luân Công trước đã.
Thời gian trước lúc lên xe, xem nhiều, nghe nhiều thì thụ ích càng nhiều.
Ai xem gì cứ xem, tôi xem chân tướng Pháp Luân Công đã.
Ông Park Dong-seok, một người phát báo, là một tăng nhân hoàn tục. Bảy năm trước, ông còn là người xuất gia. Một lần, ông lái xe ra ngoài thì thấy một cuốn sách nhỏ chân tướng Pháp Luân Công nên ông đã cầm một cuốn lên đọc. Đọc xong, ông liền muốn tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó, ở chùa, ông nhận được một cuốn Chuyển Pháp Luân, ngay khi đọc xong Luận ngữ, ông vô cùng chấn động. Năm ngoái, vì muốn giúp người dân Trung Quốc liễu giải chân tướng Pháp Luân Công, ông đã chuyển đến Đảo Jeju sinh sống. Ông không hiểu tiếng Trung nên đã lặng lẽ phát báo giấy, hy vọng những người Trung Quốc nhận được báo có thể đọc và minh bạch chân tướng, tìm được lối vào một tương lai tốt đẹp. Duyên phận thâm sâu này của ông với Trung Quốc hẳn đã được kết từ trước kiếp này.
Bà Lưu Vân Hà năm nay 71 tuổi, là một trong ba học viên thường xuyên tới đây giảng chân tướng. Tại sân bay Đảo Jeju ngày hôm đó, chỉ có hai học viên Pháp Luân Công biết giảng chân tướng bằng tiếng Trung, trong đó có bà Lưu. Bà Lưu cho biết: “Có rất nhiều chuyến bay của du khách đại lục tới đây. Nhịp độ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà rất khẩn trương. Buổi sáng sau khi ngủ dậy, để bắt kịp thời gian của các chuyến bay, bà phải vừa đi vệ sinh vừa đánh răng. 6 giờ sáng sau khi luyện công xong, bà ra ngoài bắt xe đến sân bay. 6 giờ sáng mùa đông trời vẫn còn tối, bà là người duy nhất đứng đợi ở bến xe. Bà không hiểu tiếng Hàn, trời lúc gió lúc mưa, bà rời nhà, một mình đến ở trên Đảo Jeju xa xôi. Đôi lúc bà cảm thấy thật khổ. Nhưng khi nghĩ đến Sư phụ, bà không còn cảm thấy khổ nữa. Bà vẫn thường nhẩm niệm câu “Cật khổ đương thành lạc” (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm) để nhắc nhở và khích lệ bản thân.
Con gái bà Lưu là vận động viên bơi nổi tiếng, đã nhiều lần đoạt giải tại Đại hội Thể thao Toàn quốc Trung Quốc, Đại hội Thể thao Châu Á, và Thế vận hội Olympic. Bà cho biết: “Con gái tôi lúc mới vào nghề là một cô gái xinh đẹp và khỏe mạnh, nhưng khi giải nghệ thì chỉ như cái xác sống – buổi sáng còn ngẩng đầu lên được, còn buổi chiều thì không sao dựng thẳng cổ được, chân mất cảm giác, mới 25 tuổi mà nhìn đã như bà già. Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, con gái tôi mới sống được đến hôm nay, hơn nữa còn đang làm huấn luyện viên bơi lội, so với nhóm vận động viên, con gái tôi có sự nghiệp thể thao lâu nhất. Sư phụ Lý Hồng Chí đã ban cho con gái tôi một sinh mệnh mới, cho tôi một gia đình. Tôi tự nguyện làm các việc Sư phụ cần, dù có làm bao nhiêu đi nữa cũng không thể nào báo đáp được ân Sư.”
Chỉ có thoái xuất khỏi Đảng, Đoàn và Đội của Trung Cộng, mới được bình an, mới có thể không bị chôn theo Trung Cộng, điều này đối với mỗi người đã từng gia nhập Đảng, Đoàn, Đội thì đều là vấn đề trọng đại liên quan đến sinh mệnh. Đối với vấn đề này, Bà Lưu không chỉ cảm thấy vô cùng cấp bách mà thấy còn phải rèn luyện kỹ năng để có thể nhanh chóng khuyên mọi người thoái xuất. Chỉ riêng trong tháng 4, tháng 5, và tháng 6 năm nay, bà đã khuyên thoái được hơn 20.000 đồng bào Trung Quốc vừa từ đại lục đến Đảo Jeju. Bà cho biết, đôi khi bà giảng chân tướng cho khách du lịch, cũng có những du khách Trung Quốc minh bạch chân tướng lại cung cấp cho bà rất nhiều thông tin. Có lần, một du khách đã liệt kê những tội ác của Trung Cộng và trước khi rời đi đã nói với bà Lưu rằng tôi biết chỉ có Pháp Luân Công mới có thể cứu vãn người dân toàn thế giới và tổ quốc của chúng ta. Các vị thật vất vả quá!
(Còn nữa)
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2014/6/22/293819.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/3/213194.html
Đăng ngày 06-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.