Bài viết của Đường Lý, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thiểm Tây, Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-10-2023] Khi tôi còn là sinh viên đại học, Giáo sư Dương đã dạy chúng tôi môn Chủ nghĩa Mác. Thầy là người có tài ăn nói, có nhân phẩm, chính trực, thiện lương, nên được nhiều người khen ngợi. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc cùng thành phố với Giáo sư Dương và chúng tôi thường xuyên gặp nhau. Sau đó, ông được đề bạt làm trưởng khoa Chủ nghĩa Mác-Lênin, còn được bổ nhiệm làm trưởng khoa Khoa học Xã hội và là chủ biên của một loạt sách lịch sử, bỗng chốc trở thành “danh nhân”. Sau khi nghỉ hưu, Giáo sư Dương về quê ở miền Nam nên chúng tôi nhiều năm không gặp nhau.
Đầu năm 2004, tôi vừa ra tù sau khi bị Trung Cộng bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công, Giáo sư Dương bất ngờ đến thăm tôi, tôi mừng vui khôn xiết. Vì thân thể vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, nên tôi chỉ có thể nằm trên giường tiếp thầy. Thầy liếc nhìn đồng hồ đeo tay và nói: “Thầy xuống tàu, ăn xong, thì việc đầu tiên là tới thăm em ngay. Thầy chỉ có mười phút để thăm em thôi!” Tôi cảm ơn thầy.
Sau đó thầy gọi tên tôi, nói bằng giọng hơi chút trách mắng: “Chính phủ không cho luyện thì đừng luyện là được rồi, làm sao cứ phải cố chấp như vậy? Em đó, làm sao thông minh bậc nhất thế mà lại hồ đồ vậy chứ?“ Tôi cười đáp: “Giáo sư Dương à, em đã hồ đồ hơn nửa đời rồi, giờ mới minh bạch!” Thầy ngạc nhiên cười: “Vậy sao?!”
Tôi đổi chủ đề, hỏi: “Dạo này, thầy đang bận việc gì không?” Thầy nói: “Thầy còn đang viết sách. Viết xong về thời kỳ của Mao rồi, đang chuẩn bị viết về thời kỳ của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân.” Tôi hỏi “Thầy sẽ viết như thế nào về sự kiện ‘Lục Tứ’ (ngày 4 tháng 6 năm 1989) và cuộc bức hại Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động năm 1999?” Thầy đáp: “Thì cứ theo những gì Đảng và quốc gia nói mà viết thôi”, thầy trả lời. Tôi vội nói: “Nhưng thầy không thể viết như vậy được! Nếu không, thầy sẽ phạm phải sai lầm lớn!” Thầy bỗng ngây ra. Tôi nói tiếp: “Như sự kiện ‘Lục Tứ’ ạ, hành động đó rõ ràng là học sinh sinh viên ái quốc, phản đối hủ bại, nhưng lại bị gọi là bạo loạn phản cách mạng. Thầy thật sự tin tưởng đảng cộng sản không có nổ súng giết sinh viên sao?” Thầy nói: “Thầy cũng có nghe qua! Thầy chuẩn bị tra cứu tài liệu.” Tôi tiếp tục: “Pháp Luân Công bị bức hại vào năm 1999 càng là nỗi oan thiên cổ!” Thầy kinh ngạc nhìn tôi: “Sao em lại nói vậy?”
Tôi nói: “Thầy đã xem báo cáo chính trị của Đại hội Toàn quốc lần thứ 16 của ĐCSTQ và báo cáo công tác chính phủ của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 10 chưa? Tham nhũng, vấn đề ‘Đài Loan độc lập’ và sự kiện ‘Lục Tứ’ đều được đề cập, tại sao không có chỗ nào đề cập đến Pháp Luân Công chứ?” Giáo sư Dương ngớ ra, “Ừm” một tiếng, rồi giơ tay gãi gãi đầu, sốt sắng suy tư một hồi rồi nói: “Đúng vậy, không thấy đề cập.” Tôi nói: “Thầy nghĩ mà xem. Toàn bộ công cụ độc tài và bộ máy tuyên truyền của nhà nước được huy động để bôi nhọ và phỉ báng Pháp Luân Công trên quy mô lớn… trong hơn ba năm. Thế mà, báo cáo không có một từ nào đề cập. Vậy có bình thường không?” Thầy hỏi: “Tại sao vậy?” “Từ khi Pháp Luân Công được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, trong vòng bảy năm, số người tu luyện đã tăng lên hơn 100 triệu người và có tác động rất tích cực đến xã hội. Ngay cả báo cáo điều tra của Kiều Trạch, Chủ tịch Quốc hội lúc bấy giờ, đệ trình lên chính quyền trung ương cũng tuyên bố rằng ‘Pháp Luân Công đối với xã hội, với nhân dân, chỉ có trăm điều lợi mà không có đến một điều hại’”, tôi giải thích.
“Thầy có biết vợ của bảy thành viên Thường vụ Bộ Chính trị lúc đó, kể cả vợ của Giang Trạch Dân, đều luyện và đọc sách Pháp Luân Công không? Họ đều biết Pháp Luân Công là tốt, ngoại trừ Giang Trạch Dân”, tôi tiếp tục. Thầy ngạc nhiên nói: “Thật sao?!” Tôi nói: “Bởi vậy, khi Giang Trạch Dân đề xuất bức hại Pháp Luân Công tại Thường vụ Bộ Chính trị, sáu vị thường ủy còn lại không một ai đồng ý, bởi vì họ đều biết học viên Pháp Luân Công không làm gì sai trái và chỉ theo đuổi quyền tự do tín ngưỡng mà Hiến pháp bảo vệ, không tồn tại vấn đề vi phạm pháp luật. Giang Trạch Dân lại tự ý vu khống cho Pháp Luân Công, tự ý quyết định đàn áp. Bởi vậy, trong hai báo cáo đó không đề cập đến Pháp Luân Công, không phải là Giang Trạch Dân không muốn đề cập, mà là các vị thường ủy khác không cho đề cập, vì họ không muốn làm kẻ thế tội, gánh tội cho Giang, không muốn làm tội phạm lịch sử…” Chưa chờ tôi nói hết, thầy đã cảm khái thốt lên: “Thì ra là như vậy.”
Sau đó, tôi nói Giang Trạch Dân tự ý vu khống Pháp Luân Công là X giáo (dù rằng Trung Cộng mới chính là tà giáo), biên tạo, phỉ báng, lợi dụng các cơ quan chức năng các cấp, cho đến quân đội cảnh sát vũ trang, công an, kiểm sát, tư pháp của ĐCSTQ để thực thi cuộc bức hại Pháp Luân Công như thế nào; kể về tình huống các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ bất hợp pháp, tẩy não, lục soát nhà, bị tra tấn tàn khốc, và bị bức hại đến chết ra sao.” Rồi tôi nói: “Thưa thầy, giờ thì thầy hẳn đã nhận ra đâu là đúng, đâu là sai rồi chứ? Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đang phạm tội vi phạm pháp luật, còn những người vô tội tin vào Chân-Thiện-Nhẫn lại phải chịu đựng cuộc bức hại tàn khốc tà ác này. Đây chẳng phải là nỗi oan thiên cổ sao?!” Qua biểu hiện kinh hãi của thầy, tôi có thể thấy nội tâm của thầy đang chấn động cực lớn.
Sau đó, thầy hỏi tôi: “Tại sao hồi tháng 4 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công lại bao vây Trung Nam Hải [Khu phức hợp chính quyền trung ương] chứ?” Tôi nói: “Không phải là bao vây đâu, mà là cuộc thỉnh nguyện ôn hòa.” Tôi kể cho thầy nghe về những chuyện đã xảy ra xung quanh thời gian cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4.
Ngày 11 tháng 4 năm 1999, Hà Tộ Hưu, một học giả của Viện Khoa học Trung Quốc, đã viết một bài báo trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ dành cho thanh thiếu niên [tạp chí do trường Đại học Sư phạm Thiên Tân phát hành] với tựa đề “Tôi không chấp nhận việc các bạn trẻ tu luyện Pháp Luân Công”. Trong bài báo, tác giả lặp lại một số tuyên truyền phỉ báng do Đài Truyền hình Bắc Kinh dựng lên vào năm 1998, mà điều này đã được chứng minh là sai sự thật, và Đài Truyền hình Bắc Kinh thậm chí đã phải thừa nhận những gì họ nói là sai.
Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 4 năm 1999, một số học viên Pháp Luân Công địa phương ở Thiên Tân đã đến giảng chân tướng cho trường Đại học Sư phạm Thiên Tân. Mọi việc diễn ra suôn sẻ, lúc đó, Đại học Sư phạm Thiên Tân có vẻ ủng hộ Pháp Luân Công. Thế nhưng, từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 4, cảnh sát Thiên Tân đã cử hơn 300 cảnh sát chống bạo động đến bắt 45 học viên, một số bị thương trong quá trình bắt giữ. Cảnh sát nói các học viên đến Văn phòng Khiếu nại Nhà nước tại Bắc Kinh để giải quyết vấn đề. Chính vì thế nên mới có cuộc tập trung ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999 của khoảng 10.000 học viên dọc con phố gần Văn phòng Khiếu nại đối diện cổng phía Tây của Trung Nam Hải để yêu cầu trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công vô tội và yêu cầu một môi trường tu luyện hòa bình.
Thủ tướng đương nhiệm Chu Dung Cơ đã tiếp kiến đại diện của các học viên và đáp ứng ba đề xuất của họ. Cảnh sát Thiên Tân đã nhanh chóng thả các học viên bị bắt vào khoảng 8-9 giờ tối cùng ngày, rồi xã hội quốc tế cũng đánh giá cao biểu hiện bình hòa và lý tính của các học viên Pháp Luân Công trong cuộc thỉnh nguyên, cũng như cách xử lý thỏa đáng và khéo léo của Thủ tướng Chu Dung Cơ đối với sự kiện này.
Tôi hỏi: “Các học viên không có biểu ngữ, khẩu hiệu, không có bất kỳ hành vi quá khích nào, chỉ tĩnh tĩnh đứng trên vỉa hè chờ thủ tướng phúc đáp, như vậy có thể gọi là ‘cuộc bao vây’ được sao?” Thầy gật đầu đồng ý. Tôi nói tiếp: “Vậy mà, thay vì điều tra những người đã kích động vụ việc như Hà Tộ Hưu và Cảnh sát Thiên Tân, thì Tổng Bí thư Giang Trạch Dân – vì đố kỵ với sự phổ biến của Pháp Luân Công trong công chúng Trung Quốc – lại muốn lấy đó làm cớ để bức hại Pháp Luân Công. Thầy biết không, khi các học viên rời khỏi hiện trường, họ còn nhặt sạch rác trên mặt đất, kể cả đầu mẩu thuốc lá mà cảnh sát vứt xuống. Đây vốn là biểu hiện rất bình thường của các học viên Pháp Luân Công, đó là đâu đâu cũng làm người tốt, thế mà lại bị Giang Trạch Dân nói thành bằng chứng tội phạm cho thấy Pháp Luân Công “tổ chức nghiêm mật đến vậy!” Giáo sư Dương giận dữ nói: “Muốn gán tội cho ai, là cứ gán bừa thế được sao!”
Rồi tôi lại kể cho thầy vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn, Giáo sư Dương nói: “Sự việc này có lẽ bất lợi cho các học viên rồi!” Tôi nói: “Cũng là án giả do bè lũ Giang Trạch Dân dựng lên để giá họa cho Pháp Luân Công đó!.” “Án giả ư?”, thầy không hiểu hỏi. Tôi nói: “Pháp Luân Công không cho phép sát sinh. Sư phụ của em đã giảng rằng: ‘Tự sát là có tội.’ (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney). Vậy thì những học viên Pháp Luân Công chân tu có thể nào tự thiêu không? Chắc thầy đã xem video ‘tự thiêu’ trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Thầy xem đoạn video đó chưa? Thầy không thấy gì kỳ lạ sao?” Tôi hỏi thầy. Thầy nói: “Cái này thì thầy không chú ý, chỉ cảm thấy một cảnh tượng bất ngờ xảy ra như vậy thì phải hoảng loạn lắm, thế nhưng tình cảnh trong video lại không rối loạn, có cận cảnh, cảnh quay từ xa, còn có cảnh đặc tả nữa, cứ như phim điện ảnh vậy”, thầy nói. Tôi nói: “Chính là diễn kịch! Trong các diễn viên được chọn nào nam có nữ có, già có trẻ có, còn có cả bé gái nữa, nhưng không ai trong đó là học viên Pháp Luân Công chân chính cả”, tôi nói.
Sau đó, tôi kể ra một số điểm nghi vấn. Tại sao lửa vừa bùng lên mà bao nhiêu cảnh sát đã lập tức lấy đâu ra bình chữa cháy chứ? Chứng tỏ là đã chuẩn bị sẵn rồi. Tại sao hiện trường chỉ có người tự thiêu, người cứu hỏa và phóng viên, mà không có khách du lịch nào trên quảng trường? Chứng tỏ hiện trường đã được dọn dẹp trước rồi.
Tôi nói: “Truyền thông nước ngoài đã quay chậm đoạn video của CCTV và phát hiện nhiều lỗ hổng. Thầy không nhận ra sao? Lưu Xuân Linh bị chết tại hiện trường, không phải do bị thiêu chết mà vì bị một người mặc quân phục quăng vật nặng vào đầu. Không lâu sau, con gái nhỏ của Lưu Xuân Linh là bé Tư Ảnh cũng chết một cách bí ẩn trong bệnh viện sau khi được cho là đã hồi phục tốt. Cái chết của họ đã được lên kế hoạch, bởi vì chỉ có chết thì mới có thể thể hiện tấm thảm kịch của vụ ‘tự thiêu’, mới có thể dấy động sự thù hận đối với Pháp Luân Công, vả lại phải cho cả hai mẹ con cùng chết thì mới diệt khẩu, mới bí ẩn”, Giáo sư Dương có chút thương tâm mà cảm thán: “Tàn nhẫn quá mà! Không còn nhân tính gì nữa!”
Tôi nói: “Điều mà Giang Trạch Dân và ĐCSTQ không ngờ tới là ngày 14 tháng 8 năm 2001, tại một cuộc họp của Liên Hợp Quốc, nhân viên công tác ở Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế, sau khi xem đoạn video phân tích vụ tự thiêu ở Thiên An Môn, đã phát biểu rõ: ‘Toàn bộ vụ việc này là do phe phái Giang Trạch Dân một tay đạo diễn’, đồng thời còn khiển trách ‘hành vi khủng bố nhà nước’ này của chúng. Thế nhưng, Trung Cộng lại phong tỏa tin tức này ở trong nước, còn không ngừng dùng vụ án giả ‘tự thiêu’ để lừa bịp, đầu độc nhân dân trong nước.” Giáo sư Dương bất bình nói: “Vô liêm sỉ hết cỡ! Ngu xuẩn hết cỡ!”
Sau đó, Giáo sư Dương trầm ngâm hỏi: “Thầy không hiểu, nếu như Pháp Luân Công đã bị bức hại rồi, thì sao Giang lại làm điều ngu xuẩn này để bị cộng đồng quốc tế lên án?” Tôi giải thích: “Là vì phe phái của Giang lúc ấy gặp mấy chuyện phiền phức này: Một là, tháng 3 năm 2001 phải tổ chức hai kỳ họp (Đại hội Đại biểu Nhân dân và Hội nghị Chính trị Hiệp thương), vì cuộc trấn áp Pháp Luân Công không được lòng dân nên rất nhiều đại biểu nhân dân và ủy viên Chính trị Hiệp thương chuẩn bị đề xuất chất vấn Giang Trạch Dân. Hai là, Hội nghị Nhân quyền Thế giới sắp diễn ra tại Geneva vào tháng 3, nhiều nước chuẩn bị lên án Trung Cộng vì cuộc bức hại Pháp Luân Công tại hội nghị. Ba là, Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý, bấy giờ đã được đề cử giải ‘Nobel Hòa bình’. Những điều này khiến Giang Trạch Dân và Trung Cộng như bị có gai trên lưng, cưỡi hổ khó xuống, nên mới cập rập làm ra vụ việc bôi nhọ Pháp Luân Công này để tìm lối thoát khẩn cấp. Nếu hiểu rõ điều này thì sẽ thấy chẳng có gì lạ khi bè lũ Giang đã chế tạo ra vụ án giả ‘tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn’ vào ngày 23 tháng 1 năm đó.” Giáo sư Dương nói: “Phân tích có đạo lý lắm.” Tôi đáp lại: “Như vậy, Giang Trạch Dân một mặt vừa tự giải vây được, đồng thời lại lần nữa lừa được dân chúng trong nước, kích động thù hận trên diện rộng hơn nữa, lấy đó làm lý do để tiếp tục bức hại Pháp Luân Công.”
Sau đó, chúng tôi lại trò chuyện mấy vấn đề khác. Thầy nhìn đồng hồ, thốt lên: “Ôi trời! Thầy chỉ định nói chuyện với em chục phút, mà đã hơn hai tiếng đồng hồ rồi! Sau đó, thầy cười và nói: “Thầy vốn định tới để thuyết phục em từ bỏ Pháp Luân Công, thế mà giờ thầy lại phải xem xét lại từ đầu rất nhiều vấn đề!” Tôi thật lòng vui mừng vì Giáo sư Dương đã minh bạch chân tướng, cũng vui mừng vì đã giảng chân tướng được cho thầy. Trong thâm tâm, tôi biết tất cả đều do Sư phụ đã từ bi an bài.
Năm năm sau, vào mùa hè năm 2009, Giáo sư Dương lại quay trở lại thành phố này gặp tôi. Lúc đó, thầy đã gần 80 tuổi mà vẫn rất tráng kiện. Sau khi chào hỏi, tôi nói: “Thầy à, mấy năm nay thầy làm gì?” Tôi hỏi. Thầy đáp: “Thầy đang dạy tại Đại học Phúc Đán, Đại học Đồng Tế và Đại học Giao thông ở Thượng Hải, cũng như một số trường đại học ở Bắc Kinh”, thầy đáp. “Thầy đang dạy môn gì?”, tôi hỏi. “Dạy lịch sử, lịch sử Trung Quốc hiện đại”, thầy nói. “Lịch sử hiện đại ạ? Thế thầy dạy như thế nào?”, tôi tò mò hỏi. Thầy đáp: “Giảng về thời kỳ Mao (Trạch Đông) thì trấn phản, Cải cách Ruộng đất giết chết 5 triệu người, nạn đói chết mất 40 triệu người, Cách mạng Văn hóa sát hại 7 triệu người; thời kỳ Đặng (Tiểu Bình) thì vụ ‘Lục Tứ’ thảm sát sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn (ngày 4 tháng 6 năm 1989); thời kỳ Giang (Trạch Dân) thì về cuộc bức hại Pháp Luân Công.” Tôi vô cùng vui mừng, thì ra Giáo sư Dương đã vạch trần tội ác của ĐCSTQ trong các tiết học của thầy!
Tôi nghe thầy nói đến số người chết trùng khớp với số liệu trong Cửu Bình, bèn hỏi: “Giáo sư, thầy đã lấy số liệu ở đâu vậy?” Thầy cười, nói: “Em quên rồi sao? Thầy là chủ biên của một loạt sách lịch sử nên thầy có tài khoản truy cập vào các trung tâm thông tin và kho dữ liệu quốc gia. Tất cả tài liệu cho bài giảng của thầy đều lấy từ kho dữ liệu quốc gia đó!” Tôi thực sự cảm động, bèn giơ ngón tay cái lên, nói với Giáo sư Dương: “Giáo sư, thầy thật xuất sắc, công đức của thầy là vô lượng đó!”
Cả hai chúng tôi hiểu ý nhau cùng cười.
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/10/13/466873.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/9/212841.html
Đăng ngày 05-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.