Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-11-2011] Trại tẩy não thành phố Kê Tây là một trong nhiều nơi ở Trung Quốc mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng để bức hại học viên Pháp Luân Công. Có nhiều cách thức được áp dụng nhằm mục đích ép học viên phải từ bỏ tín ngưỡng của họ.

2011-6-4-minghui-jixi-xinaoban-01--ss.jpg
Cửa an ninh và cửa sổ tại Trại tẩy não thành phố Kê Tây.

2011-6-4-minghui-jixi-xinaoban-02--ss.jpg
Trại tẩy não thành phố Kê Tây

Người nhà học viên bị ép phải tham gia bức hại

Viên chức chính quyền cộng sản âm mưu khuấy động lòng thù ghét và đẩy người nhà và học viên chống đối nhau. Họ đe dọa người nhà học viên bằng cách nói rằng chỉ có cách “loại bỏ rắc rối” là có thể khiến học viên từ bỏ tập luyện, nếu không hậu quả sẽ là kiện tụng theo luật pháp hay là cái chết. Nhiều gia đình không hiểu Đại Pháp và cuộc bức hại nên rất hoảng sợ và còn bị lừa dối, nên đã hợp tác với các viên chức.

Bà Phạm Ngôn Mẫn, một học viên ở Kê Tây đã bị đưa đến Trại tẩy não Kê Tây bởi chồng và cha mẹ bà vào tháng 10 năm 2011. Bà Vương Văn Liên ở Kê Tây, cũng bị đưa đi vào ngày 16 tháng 05 năm 2011 bởi sáu người mà em gái bà đã dẫn đến nhà. Trương Thúy Thanh đã giúp viên chức Phòng 610 đưa chồng cô đi. Chồng học viên Tạ Quế Trân đã đến trại tẩy não nơi cô bị giam cầm để trách mắng cô.

Giả nhân giả nghĩa để “chuyển hóa” học viên

Viên chức Phòng 610 đã dùng các học viên Đại Pháp, những người đã từ bỏ niềm tin của mình dưới áp lực để kết bạn với các học viên trong tầm ngắm. Những kẻ đồng lõa nói về những chuyện tầm phào, chải tóc cho học viên, xoa bóp cho họ… để khiến họ tin tưởng. Khi học viên mất cảnh giác với lính canh, cộng tác viên sẽ nói với họ rằng họ làm điều tốt nhất cho học viên, và tích cực tham gia vào chương trình tẩy não.

Viên chức ở trại tẩy não cô lập các học viên trong phòng biệt giam. Các bức tường ở trong phòng được treo đầy các khẩu hiệu và các tấm hình nói xấu Đại Pháp. Từng học viên bị giám sát chặt chẽ bởi hai viên chức trong toàn thời gian. Họ không được phép rời khỏi phòng và bị hai lính canh đi theo ngay cả khi đi vệ sinh hay đi tắm. Họ còn bị cấm tập Pháp Luân Công.

Khi một người đột nhiên bị nhốt đơn độc trong môi trường hoàn toàn khép kín và bị đối xử như một tội phạm, bị cắt liên lạc với thế giới bên ngoài và những đối xử thông thường với con người, thì người ta sẽ cảm thấy bị áp lực tinh thần khủng khiếp. Những người trong tình huống này thường bị chứng sợ hãi không lý giải được, cô độc và thất vọng. Môi trường mà học viên Đại Pháp bị đặt vào trong đó cũng được thiết lập để khiến họ cảm thấy rằng từ lúc bước vào trại tẩy não, không còn con đường thoát nào khác ngoài việc bị “tẩy não”

Từng bước bị tẩy não

Khi phát hiện thời cơ đã chín muồi, viên chức ở trại tẩy não bắt đầu bước tiếp theo để dẫn dắt các tư tưởng. Họ bật các băng hình ca ngợi các anh hùng tài năng được chính quyền cộng sản tán dương và dùng những “hình mẫu” này để phỉ báng Đại Pháp. Liên tục nhồi nhét bởi dối trá và phỉ báng, nhiều học viên đã trở nên bối rối và đánh mất niềm tin của họ. Các viên chức sau đó bắt đầu lăng mạ Pháp Luân Công, bật các băng ghi âm có chương trình lăng mạ Đại Pháp và người sáng lập ra Đại Pháp là Sư Phụ Lý Hồng Chí, rồi buộc các học viên thảo luận ý kiến sau khi xem các chương trình này.

Các thủ đoạn sau được dùng như một phần của chương trình tẩy não:

(a) Giả vờ giảm áp lực, như là giảm thời gian “học”các học thuyết của chế độ và thậm chí còn cho học viên một chút tự do để ra ngoài.

(b) Hát những bài hát làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của một người và cho phép tham gia các hoạt động bên ngoài để sự chú ý của người đó bị chệch đi.

c) Buộc các học viên phải xem các chương trình tuyên truyền lừa dối, như những báo cáo của những người nổi tiếng và “chuyên gia” ở Trung Quốc về nói xấu Pháp Luân Công. Tại cùng thời điểm, một người sẽ bị ép phải viết các báo cáo thú nhận ghét bỏ và hối hận về Đại Pháp và Sư Phụ, và “cảm ơn” các chính trị viên đã “chuyển hóa” họ.

(d) Sau khi “biên bản chuyển hóa” được viết, để ngăn không cho học viên nghĩ lại và hối hận về hành động của họ, các viên chức ép các học viên tiếp tục viết các tuyên bố hối hận vì tập Pháp Luân Công. Những báo cáo này đều được các chính trị viên ở các cấp xem xét.

Tra tấn thể xác

Trong mười ngày sau, họ sẽ ra lệnh cho học viên viết cam đoan hứa không tập Pháp Luân Công. Nếu ông/ bà ấy từ chối, chính trị viên sẽ chỉ trích và trừng phạt họ thông qua hình thức đánh đập hay bắt họ phải đứng hoặc quỳ trong cả ngày lẫn đêm.

Hăm dọa cho đến khi suy sụp tinh thần

Vương Tuệ Học và Dương Bách Thịnh là hai người vận động đằng sau những tình huống xảy ra ở Trại tẩy não thành phố Kê Tây. Bất cứ khi nào họ thấy tình hình chậm tiến triển, họ lại gia tăng áp lực lên Lý Lập Quân, một trong những viên chức ở trại. Bên cạnh việc chỉ đạo ngược đãi thân thể học viên, Lý Lập Quân còn hăm dọa học viên, yêu cầu họ quyên tặng nội tạng hay giác mạc của họ. Ông Lý cũng đe dọa tiêm vào người học viên những loại thuốc gây thương tổn thần kinh và đưa họ đến bệnh viện tâm thần.

Ép buộc viết giấy cam đoan từ bỏ Pháp Luân Công

Nếu một học viên không chịu nổi sức ép, thì sau đó họ sẽ ra lệnh học viên đó phải viết giấy cam đoan hứa từ bỏ tập luyện. Học viên được yêu cầu viết ba bản hàng ngày. Nếu học viên thực sự từ bỏ tập luyện, thì họ bị đưa đi trong xe ôtô đến một quận nhỏ và phải đi dán những giấy cam đoan của họ ở những nơi công cộng. Trước khi họ được phép về nhà, chính trị viên cảnh cáo họ không được nói với những người khác về những gì xảy ra ở trại tẩy não. Họ cũng bị cảnh báo rằng người ở trại tẩy não sẽ đếm thăm họ để xem họ làm gì.

Ép buộc học viên phản bội người khác.

Sau khi các học viên bị ép phải viết giấy cam đoan, họ cũng bị yêu cầu viết những tài liệu nói xấu Sư Phụ Lý và Đại Pháp. Họ buộc phải viết những gì họ đã làm trong quá khứ để chứng thực Đại Pháp, khiến họ phản bội các học viên khác, để lộ ra nguồn gốc của tài liệu giảng chân tướng và địa chỉ nơi sản xuất tài liệu. Nếu chính trị viên không bằng lòng với những gì được viết, học viên buộc phải viết lại cho đến khi họ hài lòng. Những giấy tờ này sau đó được fax đến Đội an ninh nội địa, và kiểm tra ngược lại từ những thông tin mà họ có. Kết quả sẽ được báo cáo lại về trại tẩy não như là bằng chứng cho thấy phương pháp tẩy não đã đạt hiệu quả.

Những trường hợp học viên bị bức hại tại trại tẩy não

Từ đầu tháng 10 năm 2010, những kẻ thủ ác đã liên kết với Trại tẩy não thành phố Kê Tây để bắt các học viên Đại Pháp là Vương Văn Anh, Mục Vinh Mẫn, Vương Văn Liên, Khương Á Trân, Tạ Quế Trân, Phạm Ngôn Mẫn và Uyển Lệ Cầm.

Trường hợp của cô Vương Văn Anh: Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2010, Dương Bá Thịnh, trưởng Phòng 610 thành phố Kê Tây, đã dẫn nhiều viên chức ở Phòng 610 quận Kê Quan đến nơi làm việc của cô Vương với lý do là mở một buổi tọa đàm. Vì thế cô Vương đã bị lừa đến trại tẩy não. Khi mẹ cô đến Phòng 610 để yêu cầu trả tự do cho cô, bà đã bị bắt đến Phòng công an thành phố Kê Tây. Khi công an thấy bà già yếu, họ đã thả bà sau khi dọa nạt bà. Cô Vương đã suy sụp dưới áp lực và bị “chuyển hóa”. Trước đó cô đã từng bị “chuyển hóa” dưới áp lực nhưng đã quay lại tập Đại Pháp sau khi được thả. Tại thời điểm này, sau khi “bị chuyển hóa”, cô Vương tham gia “chuyển hóa” các học viên khác ở trại tẩy não.

Trường hợp của bà Mục Vinh Mẫn: Ngày 04 tháng 11 năm 2010, bà Mục Vinh Mẫn ở huyện Kê Đông đã bị lừa bởi người ở chỗ làm và bị người ở Ủy ban chính trị lập pháp, Phòng 610, phòng công an đưa đến Trại tẩy não thành phố Kê Tây.

Trường hợp của cô Vương Văn Liên: Cô Vương Văn Liên ở Kê Tây là em gái của cô Vương Văn Anh. Ngày 16 tháng 05 năm 2011, người chị đã “bị chuyển hóa” là Vương Văn Anh đã dẫn sáu người đến nhà cô, và đưa cô đến trại tẩy não để bức hại.

Trường hợp của ông Khương Á Tân: Ông Khương Á Tân, 52 tuổi, sống ở thôn Liễu Mao, quận Hằng Sơn, thành phố Kê Tây. Ngày 26 tháng 05 năm 2008, công an ở đồn công an thôn và Đồn công an Lê Thụ đã bắt ông Khương. Ông bị tra tấn và bị thẩm vấn, sau đó bị Tòa án quận Hằng Sơn kết án ba năm tù. Trước khi được thả vào ngày 25 tháng 05 năm 2011, người ở Phòng 610 địa phương đã bắt ông đến Trại tẩy não Kê Tây. Ông Khương phản đối bức hại và được thả ba ngày sau đó. Chỉ ba tháng sau, vào chiều ngày 25 tháng 08, công an ở Phòng 610 Kê Tây và Đồn công an Liêu Mao lại bắt ông và đưa ông đến trại tẩy não.

Trường hợp của bà Tạ Quế Trân: Bà Tạ là một học viên ở huyện Kê Đông. Sáng ngày 04 tháng 08 năm 2011, Trương Thủy Hải, phó bí thư thị trấn Vĩnh Hòa, và An Lợi Vĩ, phó đồn công an thị trấn Vĩnh Hòa, đã đến nhà bà Tạ. Họ biết bà đang ở nhà nên đã gọi sáu hay bảy người gồm Hà Văn Minh và Hàn Hằng Xương ở Đội an ninh nội địa huyện. Họ bắt bà Tạ và đưa bà đến trại tẩy não.

Trường hợp của bà Phạm Ngôn Mẫn: Tháng 10 năm 2011, bà Phạm Ngôn Mẫn ở Kê Tây bị đưa đến trại tẩy não bởi chồng, cha và mẹ bà, người đã bị “chuyển hóa”.

Trường hợp của bà Uyển Lệ Cầm: Bà Uyển Lệ Cầm là học viên ở huyện Kê Đông, bà bị đưa đến trại tẩy não bởi người ở Đồn công an Bình Dương vào đêm ngày 20 tháng 10.

Những thủ phạm chính gây ra bức hại ở thành phố Kê Tây:
Từ Hòa Tường, đứng đầu Ủy ban chính trị lập pháp thành phố Kê Tây
Dương Bách Thịnh, trưởng Phòng Phòng 610 thành phố Kê Tây
Vương Tuệ Học, phó Phòng 610
Lý Lập Quân, trưởng ban thuộc Phòng 610.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/21/黑龙江鸡西市洗脑班的卑劣行径-图–249661.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/1/30/131042.html
Đăng ngày 17-2-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share