Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-04-2023] Hồ Hâm Vũ, một nam sinh trung học 15 tuổi ở tỉnh Giang Tây, mất tích vào ngày 14 tháng 10 năm 2022. Ba tháng sau, vào ngày 28 tháng 1 năm 2023, chính quyền tuyên bố nam sinh này đã dùng hai sợi dây giày để “treo cổ” trên một cành cây cao 4,5m, nhưng có nhiều nghi vấn được đặt ra, thứ nhất, nơi mà Hồ Hâm Vũ tự vẫn đã được tìm kiếm trước đó, và thứ hai là hai sợi dây giày không đủ chắc để chịu được trọng lượng cơ thể của em.
Trên tài khoản Weibo của ông Tống Tổ Đức, một nhà bình luận nổi tiếng Trung Quốc với tấm bằng thạc sỹ Đại học Y khoa Thượng Hải, có đăng bài tuyên bố rằng Hồ Hâm Vũ đã bị giết vào ngày em bị mất tích. “Nội tạng của em được vận chuyển bằng một chiếc xe hơi sang trọng tới bàn mổ của một bệnh viện ở Thượng Hải vào chiều ngày 14 tháng 10. Bất kỳ ai mua nội tạng này đều phải trả giá rất hấp dẫn”.
Mặc dù tài khoản của ông Tống không thể kiểm chứng độc lập nhưng câu chuyện về Hồ Hâm Vũ và sự biến mất thường xuyên được ghi nhận của nhiều sinh viên đại học ở Trung Quốc có thể khiến người ta suy đoán rằng họ có thể đã bị giết để lấy nội tạng, một tội ác ghê rợn vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc ngày nay.
Mổ cắp nội tạng trong nhiều năm qua
Cái chết của Hồ Hâm Vũ đã khiến tôi nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ. Trong khoảng giữa năm 1998 và 1999, hồi tôi còn đang làm việc tại Bắc Kinh thì một học sinh của một trường trung học gần đó đã bị mổ cắp nội tạng. Trong một cuộc họp tại đơn vị công tác, lãnh đạo đã đề cập tới một số tình tiết quan trọng từ những điều tra của cảnh sát. Theo thông tin công an nắm được, các nạn nhân đang đi bộ trong một khu vực hoang vắng hoặc ở một mình trong công viên thì bất ngờ bị người khác trùm đầu và đưa đi, sau khi tỉnh lại họ thấy mình đang nằm ở lối vào của công viên, trên người có vết khâu. Sau khi kiểm tra tại bệnh viện, họ phát hiện ra rằng một hay nhiều cơ quan nội tạng đã biến mất.
Lãnh đạo đơn vị cũng cảnh báo thanh niên trong đơn vị không nên đến những nơi vắng vẻ ít người qua lại. Nhiều đồng nghiệp bàn luận hung thủ là ai mà lại có thể tàn nhẫn đến như vậy. Một số người nghĩ rằng đó là do thế giới ngầm làm, bởi vì thủ thuật mổ cắp nội tạng thành thạo, việc phẫu thuật được thực hiện rất chuyên nghiệp. Hồi đó, đây là lần đầu tiên tôi nghe nói về việc các cơ quan nội tạng của cơ thể người có thể được mua bán để kiếm lời. Các trường học và công viên nơi xảy ra trộm cắp nội tạng năm đó nằm gần Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh. Tôi chưa bao giờ nghe nói rằng cảnh sát đã phá được vụ án này.
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, chúng tôi hiếm khi nghe được thêm thông tin gì về nạn đánh cắp nội tạng gần các trường học hay công viên. Vào cuối năm 2000, khi bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã gặp nhiều học viên trẻ, những người đã từ chối khai báo tên tuổi của mình trong trại giam. Lính gác đã đánh số và sau đó đưa họ đi. Tôi nghe nói họ được đưa tới một số cơ sở ở vùng Đông Bắc. Sau đó, ngày càng có nhiều học viên tới Bắc Kinh để kháng nghị cho Pháp Luân Công. Họ đã bị tra tấn tàn bạo, sau đó cũng không rõ tung tích của họ.
Mọi người đều biết Pháp Luân Công không chỉ giúp nâng cao đạo đức mà còn khiến mọi người khỏe mạnh bằng cách luyện công và chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhiều học viên nói họ vô tội và phản đối cuộc bức hại này. Một số học viên trong số họ đã tuyệt thực để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Một người bình thường chỉ có thể sống trong một tuần mà không ăn không uống nhưng một học viên có thể sống tốt sau một hoặc hai tuần tuyệt thực, thậm chí một số học viên vẫn còn năng lượng để dọn sạch buồng giam của họ.
Tôi vẫn còn nhớ một nữ học viên bị bắt sau khi cô tới Quảng trường Thiên An Môn để căng biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Vì muốn chứng minh Đại Pháp là tốt, cô đã tuyệt thực trong 30 ngày khiến tất cả những người trong trại giam, từ lính gác tới tù nhân, đều phải khâm phục. Sau khi được thả, một người lính gác đã tặng cô một bó hoa và nói: “Sư phụ Lý sẽ rất hài lòng khi có một đệ tử như cô”.
Đức tin mạnh mẽ và kiên định của các học viên đã khiến Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ và quan chức cấp cao của ĐCSTQ đố kỵ. Nhiều học viên đã mất đi sinh mệnh bởi bức thực cũng như nhiều hình thức tra tấn khác, một số quan chức còn nhẫn tâm đến mức tiến hành cưỡng bức thu hoạch nội tạng, vốn đáp ứng cả ba điều mà Giang áp đặt đối với các học viên Pháp Luân Công: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”.
Như đã đề cập ở đầu bài viết, vào cuối những năm 1990, gần Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, đã xảy ra các vụ mổ cắp nội tạng. Có thể thấy rằng hoạt động mua bán nội tạng đã được thực hiện trong bóng tối vào thời điểm đó hoặc sớm hơn, và những người đã thao túng thị trường nội tạng này là ai? Mọi người đều biết rằng các tổ chức xã hội đen ở Trung Quốc đều được các quan chức ĐCSTQ chống lưng. Khi gia đình Hồ Hâm Vũ yêu cầu giúp đỡ và khi mọi người cố gắng tìm chân tướng thì họ phát hiện ra rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ chính là những kẻ đang cố gắng bưng bít những sự việc đã thực sự diễn ra.
Nhiều năm trước, tôi đã nghe nói rằng Giang Trạch Dân phải lọc máu toàn thân theo định kỳ để duy trì sức khỏe và tuổi thọ. Một chuyên gia trong lĩnh vực y học xác nhận rằng “các nguồn cung chất lượng cao (máu và nội tạng) được gửi tới Bệnh viện Quân đội 301 trước tiên để cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ [sử dụng]”. Các nhóm lợi ích tranh cướp các nguồn cung này vì lợi ích cá nhân, cũng như vì nhu cầu nội tạng của họ là rất lớn.
Ngoài ra, chính quyền ĐCSTQ cũng hiểu rất rõ nhu cầu của thị trường quốc tế đối với các bộ phận thân thể người. Bản thân Giang đã từng kêu gọi người “ngậm miệng phát tài” thì làm sao có thể bỏ qua một cơ hội như thế. Theo đó bọn họ đã tạo ra một chuỗi cung ứng nội tạng ghê rợn để đáp ứng nhu cầu nội tạng của cả trong nước và quốc tế.
Những quan chức của ĐCSTQ biết rõ rằng các học viên có được thân thể khỏe mạnh bởi họ tu luyện Pháp Luân Công. Chính bởi sự kiên định đức tin của các học viên đã khiến Giang nổi giận, rồi ra lệnh thu hoạch nội tạng của họ.
Những món lợi béo bở
Năm 2005, tôi gặp một nữ học viên có chồng làm việc tại một trại giam. Khi cô ấy giảng chân tướng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại cho chồng, chồng cô lúc đầu lắng nghe nhưng về sau không muốn nghe nữa và bảo cô rằng ĐCSTQ đã trả cho anh ta rất nhiều tiền.
Mặc dù chồng cô chỉ là một lính gác bình thường trong trại giam nhưng tiền thưởng của anh ta là hơn 10.000 Nhân dân tệ mỗi tháng và còn tiếp tục tăng. Vào thời điểm đó, 3.000 Nhân dân tệ một tháng thậm chí đã được coi là cao. Bởi trại giam này không phải là một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nên nữ học viên đã gặng hỏi tiền này từ đâu mà có nhưng chồng cô đã trả lời không rõ ràng rằng: “Anh không biết. Lãnh đạo chỉ nói có tiền thì cầm và đừng hỏi nhiều”.
Sau đó, thông tin nội bộ cho biết tiền này lấy từ những khoản lại quả khi những người bị tạm giam được đưa tới trại lao động hoặc nhà tù, nhưng số tiền cũng không thể cao như vậy được. Nhiều khả năng, những người bị giam giữ, đặc biệt là các học viên, được đưa tới những nơi thu hoạch nội tạng và điều này đã tạo ra lợi nhuận cực lớn.
Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã sử dụng một phần tư tài lực quốc gia để bức hại Pháp Luân Công, kéo toàn xã hội vào cuộc bức hại Chân-Thiện-Nhẫn, trong đó có thu hoạch nội tạng. Đây là một tội ác do chính quyền hậu thuẫn và điều này cho thấy ĐCSTQ nham hiểm như thế nào. Nếu chúng ta không đứng lên phản đối nó thì sẽ có thêm nhiều người trở thành nạn nhân của sự tàn ác này, không chỉ là Hồ Hâm Vũ hay các học viên Pháp Luân Công mà còn là những người như bạn như tôi.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/8/458578.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/12/208037.html
Đăng ngày 27-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.