Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-10-2022] Một người đàn ông 77 tuổi và con gái đã bị bắt vào cuối tháng 9 năm 2022 vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công. Mặc dù người cha đã được tại ngoại, cô con gái vẫn bị giam giữ và luật sư của cô không được phép vào gặp cô. Anh trai của cô, người trước đây từng bị cầm tù 13 năm vì tu luyện Pháp Luân Công, đang buộc phải sống xa nhà để thoát khỏi bàn tay cảnh sát.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Cảnh sát ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm bắt đầu sách nhiễu người cha là ông Triệu Húc Đông kể từ ngày 3 tháng 8 năm 2022, khi một cảnh sát họ Khang và nhân viên cộng đồng tên Viên Nghệ đến nhà ông và hỏi ông còn tu luyện Pháp Luân Công hay không.

Triệu Bằng Khải, một cảnh sát khác (không có họ hàng với ông Triệu), đã gọi điện cho ông Triệu vào ngày 1 tháng 9. Anh ta nói rằng mình sẽ tiếp quản vị trí của Khang vì Khang đã đảm nhận một vị trí khác. Anh ta cũng hỏi ông Triệu còn tu luyện Pháp Luân Công hay không và ra lệnh cho ông đến đồn công an để chụp ảnh. Anh ta cũng yêu cầu một bức ảnh chụp ngôi nhà của ông Triệu. Ông Triệu từ chối tất cả các yêu cầu vô lý của anh ta.

Ngày hôm sau, cảnh sát Triệu và nhân viên cộng đồng họ Viên kia đến nhà ông Triệu. Tương tự như lần Khang tìm đến trước kia, cảnh sát Triệu cũng đứng ở chỗ khuất để Viên gõ cửa nhà ông Triệu. Khi ông Triệu mở cửa, cảnh sát Triệu mới lộ diện.

Cảnh sát Triệu lại hỏi ông Triệu còn tu luyện Pháp Luân Công hay không và nhất quyết muốn chụp một bức ảnh của ông Triệu. Ông Triệu cố gắng giảng chân tướng Pháp Luân Công cho họ và từ chối chụp hình. Ông cũng từ chối cho họ vào nhà của mình.

Do liên tục bị sách nhiễu vài ngày sau đó, ông Triệu đã đến đồn công an vào ngày 4 tháng 9 và đưa cho các cảnh sát một lá thư giải thích rằng không có luật nào ở Trung Quốc quy định rằng tu luyện Pháp Luân Công là phạm pháp và kêu gọi các cảnh sát ngừng tham gia vào cuộc bức hại.

Ngay lúc ông Triệu về đến nhà, cảnh sát đã gọi điện cho ông và ra lệnh cho ông quay lại đồn công an. Ông đã đi tới đó và ba cảnh sát (trong đó có Triệu) đang đợi sẵn ở đó. Một người trong số họ ghi hình ông Triệu và nói lá thư ông gửi cho bọn họ sẽ được sử dụng làm bằng chứng buộc tội ông. Sau đó họ để ông về nhà.

Vào lúc 9 giờ 30 ngày 23 tháng 9, ba cảnh sát tới gõ cửa nhà ông Triệu. Ông không mở cửa và sau đó hàng xóm của ông nói với ông rằng họ rất sợ những cảnh sát đó.

Ngày 27 tháng 9, cảnh sát quay trở lại bắt giữ ông Triệu. Con gái của ông, cô Triệu Quốc Khôn (cũng tu luyện Pháp Luân Công), cũng bị bắt khi đến thăm ông. Cảnh sát lấy đi các sách Pháp Luân Công, máy tính và máy in của ông Triệu.

Cả ông Triệu và con gái đều bị đưa đến Đồn Công an Cáp Đạt Loan. Lần đó họ đã sớm được thả nhưng cô Triệu lại bị bắt vào ngày 29 tháng 9 và bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Thư Lan. Lo sợ bị chính quyền nhắm mục tiêu, con trai của ông Triệu là anh Triệu Quốc Hưng đã quyết định rời xa nhà để thoát khỏi bàn tay cảnh sát.

Ông Triệu đã thuê một luật sư đại diện cho con gái. Khi vị luật sư này yêu cầu được vào gặp cô Triệu, trại giam đã đề nghị ông phải được sự phê duyệt của cảnh sát trước.

Sự bức hại mà gia đình đã trải qua trong quá khứ

Ông Triệu đã thành lập một nhà máy sản xuất thiết bị điều khiển điện tử vào năm 1988 và nhanh chóng phát triển nó thành một công ty lớn. Khi đó, vợ ông là bà Lý Diễm bị thoát vị đĩa đệm gần hai chục năm gần như không thể tự chăm sóc bản thân.

Năm 1996, hay tin về lợi ích của sức khỏe của Pháp Luân Công, bà Lý bắt đầu tu luyện và bệnh tình của bà đã biến mất trong vòng hai tuần. Nụ cười lại một lần nữa xuất hiện trên gương mặt bà và bà trở thành một người tính tình vui vẻ và có cuộc sống hạnh phúc.

Những thay đổi của bà đã thôi thúc ông Triệu và hai người con của họ cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Bệnh huyết áp cao, đau đầu dai dẳng và các vấn đề về cổ và vai của ông Triệu đều biến mất nhờ tu luyện.

Con trai của họ, một người mắc bệnh viêm gan B từ năm 8 tuổi và thường xuyên phải vật lộn với tình trạng mệt mỏi, giờ đây cũng đã khỏi bệnh ngay khi bắt đầu tu luyện. Cả gia đình họ tràn đầy lòng biết ơn đối với Pháp Luân Công.

Kể từ khi bắt đầu cuộc bức hại vào năm 1999, gia đình họ đã nhiều lần bị chính quyền nhắm mục tiêu vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công. Công ty của ông Triệu đã bị chính quyền tịch thu. Con trai ông bị giam hơn 13 năm. Vợ ông qua đời vào ngày 5 tháng 2 năm 2012, sau khi không chống chọi được với nỗi sợ hãi và đau khổ tinh thần từ cuộc bức hại.

Ngày 22 tháng 7 năm 1999, ông Triệu và con trai của ông đã đến chính quyền tỉnh Cát Lâm ở Trường Xuân để thỉnh nguyện cho quyền thực hành Pháp Luân Công, nhưng bị bắt giam 1 ngày.

Ngày 26 tháng 1 năm 2000, bà Lý bị bắt khi bà đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Bà bị đưa trở lại thành phố Cát Lâm và bị giam 7 ngày. Một tháng sau, vào ngày 20 tháng 2, cả gia đình 4 người bị bắt khi đang luyện các bài công pháp Pháp Luân Công ngoài trời. Họ bị giam trong Trại tạm giữ thành phố Cát Lâm trong 15 ngày và sau đó bị đưa đến một trung tâm tẩy não trong 14 ngày.

Gia đình 4 người đến Bắc Kinh thỉnh nguyện vào ngày 6 tháng 10 năm 2000 và bị bắt. Cảnh sát đã ra quyết định để mỗi người lĩnh 3 năm lao động cưỡng bức. Ban đầu ông Triệu và con trai bị giam trong Trại Lao động Cưỡng bức thành phố Cát Lâm và sau đó bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Cửu Đài. Ông được trả tự do vào tháng 9 năm 2003 và con trai ông đã được trả tự do 1 tháng sau đó, sau khi mãn hạn tù.

Bà Lý và bà Triệu bị giam trong Trại Lao động Cưỡng bức Hắc Chủy Tử. Bà Lý bị bệnh tim nặng sau khi bị sốc bằng dùi cui điện và được thả vào tháng 2 năm 2001. Con gái bà được thả vào tháng 12 năm 2002.

Người con trai lại bị bắt vào ngày 7 tháng 2 năm 2007, và sau đó bị kết án 10 năm trong Nhà tù Công Chủ Lĩnh. Lính canh đã đánh đập, sốc điện anh bằng dùi cui điện, treo anh lên và kéo căng cơ thể anh trong những tư thế cực kỳ đau đớn. Họ cũng bức thực anh, thậm chí còn với dầu wasabi. Vì gia đình anh không hề được vào thăm anh nên họ không hay biết gì về những tra tấn mà anh phải chịu.

Sự đau khổ tột cùng về tinh thần và thể chất, cùng việc con trai bị giam giữ và gia đình không được phép thăm nom, đã giáng một đòn nặng nề khác lên bà Lý. Bà đã qua đời vào ngày 5 tháng 2 năm 2012.

Trong khi đó, nhà máy của chồng bà đã bị chính quyền tịch thu trong nhiều năm. Khi ông đến tuổi nghỉ hưu (60 tuổi) vào năm 2006, các nhà chức trách không thể tìm thấy hồ sơ lao động trước đây của ông tại một doanh nghiệp nhà nước, điều này khiến ông không được nhận bất kỳ khoản trợ cấp hưu trí nào. Kết quả là, một gia đình vốn khá giả nay lại phải đối mặt với tình hình tài chính kiệt quệ vì sự bức hại từ phía chính quyền.

Thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại:

Triệu Bằng Khải (赵鹏凯), cảnh sát, Đồn Công an Cáp Đạt Loan: +86-13596352527
Viên Nghệ (袁艺), nhân viên cộng đồng: +86-13596213192
Khang (康), cảnh sát, Đồn Công an Cáp Đạt Loan: +86-15204329340

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/17/450857.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/21/204410.html

Đăng ngày 06-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share