Bài viết của một học viên tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông
[MINH HUỆ 20-12-2006] Đơn vị tổ chức xã hội căn bản nhất tại Trung Hoa lục địa dưới sự kiểm soát trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Hội đồng Láng giềng. Nó được thành lập tại mỗi con lộ và đường hẻm.
Nhìn lại lịch sử của hội đồng láng giềng, người ta có thể khám phá ra rằng cái tổ chức lạ thường và phiền phức này là liên kết chặc chẽ với ĐCSTQ. Các hội đồng láng giềng luôn liên hệ với mỗi một tai nạn quốc gia do Đảng tà ác tạo ra. Hôi đồng mang cái mặt nạ của ‘hợp pháp’ và ‘lưu tâm’ (đến dân chúng), trong khi nó thật sự là một cơ quan tà ác. Nó dọ thám và theo dõi mỗi gia đình dân cư và đời sống cá nhân của họ, cố gắng cả đi vào tâm tư ý tưởng của họ; nó thi hành và thành lập tất cả các chính sách chống nhân đạo và nhân quyền, xuống cho đến đơn vị nhỏ nhất nhất của xã hội. Nó hành động như cái cánh tay dài của Đảng tà ác, với tới đời sống của dân chúng.
Sau khi ĐCSTQ nắm được chính quyền, để có thể kiểm soát hơn nữa tư tưởng của người dân, nó thành lập cái gọi là Hội đồng Láng giềng trong các năm 1950. Các thành viên của nó là một hoặc hai cá nhân về hưu mà Đảng tin cậy – nhất là đàn bà. Họ được cho một hoặc hai cái văn phòng. Những người này hành động như là trung gian của những va chạm trong gia đình hay giữa làng xóm, đi từ gia đình này đến gia đình kia, tìm hiểu tình cảnh và ý kiến của mỗi gia cư. Họ chọn một số gia đình như là mục tiêu theo dõi và báo cáo những tin tức thu thập được cho sở hành chính Đảng cấp cao hơn. Họ cũng sắp đặt cho một lô gia đình để theo dõi một lô gia đình khác, để tạo nên sự nghi ngờ giữa các gia đình, như vậy để cho họ thu thập càng nhiều tin tức tư nhân hơn. Trong thời kỳ phong trào chính trị “ba điều chống, ” “năm điều chống, ” “chống cánh hữu” và “Bước Nhảy vọt”, các thư ký Hội đồng ĐCSTQ ở các cấp mà làm việc cho Đảng đích thân chỉ huy công việc làm của hội đồng láng giềng, phát hành các lệnh của Đảng, đặt một số gia đình dưới sự theo dõi càng chặt chẽ hơn, và thường gia tăng sự khủng bố bằng cách đi vào nhà của những gia đình đó. Các dân cư này mà trước đây nghĩ rằng Hội đồng Láng giềng sẽ thật sự giúp đỡ dân, mới dần hiểu ra bộ mặt thật của nó. Họ đều nói, rằng các bà già trong hội đồng láng giềng là ở nơi đó để gây phiền phức cho dân chúng.
Trong những năm 1960, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng, hội đồng láng giềng trở nên càng bức bách hơn, công khai treo bảng “Hội đồng láng giềng vùng gì đó” và đồng thời tăng cường sự kiểm soát của Đảng tà ác. Họ sắp xếp cho một công nhân về hưu hoặc một quân nhân về hưu từ các sở võ trang vào chức tổ trưởng hội đồng. Con số các thành viên cũng gia tăng đến ba hoặc bốn người mà được chỉ định những công tác thể theo các vấn đề tư tưởng, phụ nữ, thương lượng và các vấn đề khác. Họ thành lập những trách nhiệm cá nhân và lãnh đạo tập trung, chặc chẽ theo dõi mỗi gia cư và mỗi cá nhân.
Trong thời “Đại nạn đói” các năm 60, “Bốn thanh lọc, ” và “Đại Cách Mạng Văn Hoá” tạo nên bởi ĐCSTQ, như một phương tiện để kiểm soát dân chúng càng chặt hơn, nó tuyên bố rằng hội đồng láng giềng là một tổ chức lãnh đạo cấp căn cội với một phần quyền hành hành chính. Điều này càng đưa đến cơ hội cho nhiều luật lệ nghịch với nhân quyền. Từ đó, ĐCSTQ mắc cho các hội đồng các điện thoại, và gửi đến họ những tài liệu và báo chí chính phủ. Mỗi khi các móng vuốt của các hội đồng đó khám phá bất cứ điều gì mà họ nghĩ rằng “không an toàn, ” họ có thể gọi ngay cảnh sát, và chỉ một vài phút sau cảnh sát sẽ đến ngay.
Vào các năm 70, ĐCSTQ tóm tắt một bộ các phương pháp tra tấn từ thời “Cách mạng Văn hoá” hỗn loạn. Nó đem áp dụng các phương pháp ác độc đó qua hành chính của hội đồng láng giềng, điều khiển láng giềng bằng cách ghi danh mỗi dân cư trong một quyển sổ, đọ nó với cái nơi sở cảnh sát địa hạt. Ai mà họ nghĩ là thuộc một ‘thành phần ngoại’, một ‘thành phần nguy hiểm’, hoặc ai mà không theo chỉ thị của họ, họ sẽ liên lạc với cảnh sát địa hạt, mà sẽ bắt những người này đi tẩy não. Họ cả gửi người ta đi thẳng vào trong các trại lao động để ‘cải huấn qua lao động’. Đó là cái tổ chức Hội đồng Láng giềng mà Đảng ca ngợi, gọi nó là ‘tổ chức thân thiết’. Kỳ thật nó phải được gọi là Hội đồng của Tà ác.
Sự bức hại người dân trong phong trào các sinh viên vào cuối năm 80 đã tạo cho hằng ngàn gia đình bị mất đi thân nhân; và vết thương vẫn còn không thể lành. ĐCSTQ lại phát triển việc sử dụng hơn nữa hội đồng láng giềng. Các hội đồng láng giềng kiểm soát sự theo dõi những cha mẹ mà đã mất con cái trong cái phong trào đó. Họ vẫn còn làm cái sự theo dõi đó cho cả đến bây giờ. Họ biết khá rõ hoàn cảnh của các gia đình đó và cách nghĩ của những người này. Nếu có một dấu hiệu nhỏ nhất ‘rắc rối’, hội đồng láng giềng sẽ báo cáo trực tiếp cho Đảng. Đó chắc chắn là thêm vào bất hạnh cho các gia đình đau khổ này. Hội đồng Láng giềng nhận được lệnh và được cho quyền hành từ Đảng để tra vấn các thành viên của đại học mà đã có một phần liên hệ với phong trào dân chủ của năm 1989. Hội đồng hành động trong vai trò tà ác hạch sách và làm hại dân.
Trong các năm 90, hội đồng láng giềng chuyển thành một tổ chức đồng loã, liên kết với sở cảnh sát, văn phòng lính an ninh tuần tiễu và văn phòng lính duy trì luật pháp thành phố. Đảng cung cấp những dụng cụ liên lạc tân tiến cho hội đồng láng giềng và cung cấp ba đến năm xe cảnh sát các loại. Bằng cách thu nhận những sinh viên các cấp tiến sĩ, cao học và đại học vào hội đồng, các lãnh đạo cố tạo cho nó sự oai phong và cấp bậc. Kỹ thuật hại người của chúng trở nên càng dấu diếm và rắc rối. Ví dụ, một hội đồng láng giềng thông đồng với chính quyền thành phố để thu cái gọi là tiền bảo vệ an ninh cho giới thương gia nhỏ. Khi chúng gặp phải sự phản đối, nhân viên hội đồng là có sự ủng hộ của một nhóm đảng cướp có tổ chức. Dân chúng có thể cảm thấy bất bình nhưng không dám nói ra. Từ một cái nhìn khác, người dân cư Trung Quốc từng cá nhân đã kinh nghiệm qua sự ác độc của Đảng trong bàn tay của hội đồng láng giềng với các hành vi tồi bại của nó; như vậy họ đã kinh qua cái bản chất tà ác sâu xa của Đảng.
Trong một sự kiện đặc biệt, hội đồng láng giềng biểu hiện hoàn toàn vai trò của nó như là một tổ chức hành ác hạ lưu. Đó là ngày 20 tháng bảy 1999 khi Đảng sử dụng một câu chuyện bịa đặt, nhục mạ, bôi nhọ và kỳ thị đối với Pháp Luân Công và phát khởi một cuộc bức hại tàn bạo nhất. Pháp Luân Công chỉ là giới thiệu những nguyên lý của Chân Thiện Nhẫn cho dân chúng. Nhưng hội đồng láng giềng bắt đầu giữ sổ sách ghi danh tất cả các học viên trong vùng. Chúng theo dõi các học viên trong một thời gian lâu, theo sát họ, nghe lén điện thoại của họ, tham gia vào các cuộc xét nhà các học viên, và cả giúp đỡ những cuộc bắt bớ bất hợp pháp, gửi người ta đi các trại lao động cưỡng bách, đưa ra những bản án hình tội bất hợp pháp, và các hành động đáng trách khác. Hội đồng láng giềng truyền rao lời lừa dối về Pháp Luân Đại Pháp trong vùng lân cận, khiến dẫn sai dân cư vào việc tham gia vào cuộc bức hại.
Qua những kinh nghiệm thật đau thương trong hơn năm mươi năm, dân chúng bây giờ dần dần xét lại lý thuyết lừa gạt của Đảng và cũng thức tỉnh vai trò của một trong các thành phần của Đảng – Hội đồng láng giềng. Nhất là sự giảng thanh chân tướng của các học viên Đại Pháp, đã phơi bày rõ ràng bản chất tà ác của Đảng. Nhìn lại những năm kinh nghiệm đau thương của gia đình chính mình hay người khác trong tay của ĐCSTQ khiến người ta rất rõ ràng — ĐCSTQ đã phạm vô lượng tội ác trong rất nhiều các phong trào chính trị của nó, cả đến dám đi ngược lại Đại Pháp, Luật của vũ trụ. Con tà linh của Đảng vô cùng hống hách, ích kỷ và thay đổi luôn nhất định sẽ bị tiêu trừ và tất cả các đồng đảng của nó sẽ bị trừng phạt nặng nề!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/12/20/145043.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/1/7/81498.html
Đăng ngày 11-03-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.