Bài viết của các học viên Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc
[MINH HUỆ 21-3-2007] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) qua suốt quá trình lịch sử của nó luôn tuyên bố là nó ‘vĩ đại, vinh quang và đúng’. Từ nhiều năm nay, đảng đã dùng đủ mọi thủ đoạn tà ác để cố bơm lên cái hình ảnh giả dối đó để gạt dân chúng và củng cố độc tài tự trị của nó. Nơi đây chúng tôi muốn đưa ra một vài ví dụ để tiết lộ cách nào ĐCSTQ tự trá hình.
I. Khi có điều gì tốt xảy ra, dù lớn hay nhỏ, ĐCSTQ luôn tuyên bố rằng đó là do hành động của nó và sẽ ghi nó vào sổ công trạng
Tổ tiên của ĐCSTQ là một đám bần cùng ô lại, mà bắt đầu với “bạo lực, giết chóc và trộm cướp”. Vì vậy “trộm cướp” là một trong những hành vi đặc thù của ĐCSTQ. Nhắc lại lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng cho dù đó là chiến thắng trên Trận chiến chống Nhật bản hoặc một khám phá khoa học, cho dù đó là cuộc tranh tài giữa các đấu thủ thể thao thắng được giải, họăc một sự gia tăng lợi tức của nông dân, hoặc cả khi một học sinh tiểu học có làm một điều gì tốt, ĐCSTQ sẽ cướp lấy của họ tất cả và dùng chúng để chứng minh cho sự “vĩ đại, vinh quang và đúng” của nó.
Ví dụ sự chiến thắng Mặt trận nhân dân chống Nhật bản. Trong lúc lễ ăn mừng sáu mươi năm cái gọi là chiến thắng giặc, ĐCSTQ gia tăng các cố gắng để tự phô trương qua tất cả các hình thức tuyên truyền như là “trường chinh kháng Nhật”, và nó đã “đại thắng sau khi đã hướng dẫn dân Trung Quốc chiến đấu với khó khăn vô cùng”, v.v. Đó có phải là sự thật không? Có những tài liệu mà cho thấy rằng cuộc chiến chống Nhật bắt đầu sau vụ “18 tháng chín” 1931, và vụ Cầu Lugou 1937 mà đã khiến cho trận giặc xảy ra khắp mọi mặt. Trận chiến kéo dài 14 năm. Khi trận chiến khởi đầu, Quốc dân Đảng (Tưởng Giới Thạch của Q.D.Đ) có một đội quân gồm có 3 triệu người và 200 phi chiến, trong khi Nhật bản có một quân đội 2 triệu người với 2000 phi chiến. ĐCSTQ vừa mới chạy đến Yanan tại Bắc Shannxi lúc bấy giờ, với một quân đội ít hơn 30, 000 người. Họ trốn trên núi, kiếm sống bằng cách trồng và bán ma phiến, thiếu nhân lực, khí giới, lương thực và tiền bạc. Làm sao nó có thể là “trường chinh kháng Nhật”? Hơn nữa, trận chiến kháng Nhật kéo dài 14 năm. Tại sao ĐCSTQ chỉ nói về 8 năm? Họ làm gì trong sáu năm kia? Sự kiện giản dị này cho thấy rằng ĐCSTQ đã nói láo khi nó tuyên bố rằng nó hướng dẫn dân Trung Quốc chiến thắng Nhật.
Hơn nữa, trong thời “Cách mạng Văn hoá” ĐCSTQ xây dựng 10, 000-tấn tàu tên gọi là Tàu “Phong Khánh Luân” Thông tấn ĐCSTQ đã thổi phồng về nó, nói rằng “sự xây cất Tàu Phong Khánh Lôi đã mở ra một trang lịch sử mới trong sự xây cất tàu tại Trung Quốc, chấm dứt lịch sử xưa nói rằng Trung Quốc không có khả năng xây cất tàu 10, 000-tấn, và đó là chiến thắng vĩ đại của Mao Trạch Đông.” ĐCSTQ cố kết nối mọi điều tốt vào nó. Nhưng sự thật là năm 1928, 40 năm trước “Cách mạng Văn hoá”, Xưởng sản xuất thuyền Giang Nam, Trung Quốc đã xây cất bốn chiếc tàu 10, 000-tấn cho Mỹ, và tất cả đều đã qua sự kiểm soát về phẩm chất của Bộ Thương Mại Mỹ. Chư vị giải thích làm sao?
II. Khi có điều gì xấu xảy ra, dù lớn hay nhỏ, ĐCSTQ sẽ hoàn toàn phủi tay trách nhiệm của nó
Đó là nguyên lý mà ĐCSTQ đã theo từ hơn 50 năm từ khi nó cướp chính quyền để tạo một hình ảnh giả mạo của “vĩ đại, vinh quang và đúng” và để gạt gẫm dân chúng. Hành vi như vậy của ĐCSTQ là thông thường. Ví dụ, từ 1959 đến 1962, trong thời gian ba năm nạn đói, dân Trung Quốc đói kém và xin ăn ở khắp nơi, và cả có xuất hiện hiện tượng người ăn thịt người vì đói kém. Các cảnh tượng khốn khổ lúc bấy giờ là vượt ngoài sức diễn tả. Hơn 40 triệu dân chết vì đói trong thời đó. Đối diện với tai hoạ như vậy, ĐCSTQ không bao giờ tỏ ý tự xét, thay vào đó, nó gạt dân chúng Trung Quốc và dân chúng khắp thế giới, nói rằng nạn đói là do “thiên tai, ” và đổ lỗi cho “trời, ” trong khi ĐCSTQ vẫn là “vĩ đại, vinh quang và đúng.” Nhắc lại tình cảnh lúc bấy giờ, không có thiên tai lớn nào xảy ra để ảnh hưởng đến nông xuất trong ba năm đó, và điều kiện thời tiết là rất thuận lợi. Lý do chính tạo ra nạn đói là do những mệnh lệnh vô trí tuệ của ĐCSTQ. Sự kiện sau đây nói lên tất cả điều đó.
Vì ĐCSTQ tin rằng khoai đỏ là loại cao cấp, chúng buộc nông dân trồng khoai đỏ bất kể tình trạng thực tế hoặc thời gian trong năm. Khoai đỏ phải được trồng vào tháng năm, nhưng trong tháng bảy, viên chức ĐCSTQ tại cấp cội buộc nông dân bứng gốc các bắp non đã trồng và trồng thay vào đó khoai đỏ, và kết quả là không có cả bắp lẫn khoai đỏ. Có một câu ngụ ngôn lúc bấy giờ để chế nhạo lệnh ngu của các viên chức ĐCSTQ rằng, “Trồng khoai đỏ tháng bảy, bới chúng lên tháng tám, không có khoai đỏ, chỉ có rễ tóc.” Người ta có thể tưởng tượng các tình trạng khác trong nghành nông nghiệp.
’III. Tiêu diệt chính tâm và tuyên dương tà ác, gạt dân chúng bằng cách thay đổi nội dung của văn hoá truyền thống Trung Quốc theo đà xuống
Trung Quốc là một đất nước có một lịch sử văn minh phong phú cổ đại 5000 năm. Trung Quốc có một nền văn hoá quốc gia vinh quang và những đóng góp lớn lao cho sự tiến bộ của lịch sử văn hoá thế giới và nó có một ảnh hưởng rất lớn lao. Văn hoá truyền thống Trung Quốc được một số người xem như là một nền văn hoá nửa thần.
Nhưng sau khi ĐCSTQ chiếm lấy chính quyền, không những nó không tiếp tục nền văn hoá truyền thống Trung Quốc, mà nó còn lăng mạ tinh hoa của văn hoá Trung Quốc như là “cổ phong, ” “cổ tục, ” “tư tưởng lỗi thời” và “thoái cổ” và nó không bao giờ dừng các cố gắng tiêu huỷ văn hoá truyền thống Trung Quốc. Chúng ta hãy lấy ví dụ cổ nhạc Bắc Kinh. Cổ nhạc Bắc Kinh có một lịch sử hơn 200 năm, và qua những cố gắng của nhiều thế hệ nghệ sĩ, nó đã sản xuất nhiều kịch bản xuất sắc và trở thành một viên gạch quí báu trong ngôi nhà kho tàng văn hoá Trung Quốc. Dân chúng xem Kịch nhạc Bắc Kinh như một “kho báu quốc gia” và nó rất nổi tiếng trong dân chúng. Nhưng ĐCSTQ sợ các điều đạo đức diễn tả trong các kịch bản và lo rằng chúng sẽ cản trở sự cố vị độc tài của chúng. Vì vậy, ĐCSTQ đặt cho các buổi hát truyền thống nhạc kịch Bắc Kinh là “phong kiến, trung lưu và xét lại” và làm đủ cách để chỉ trích, hạn chế và tiêu huỷ chúng, nhất là trong thời “Cách mạng Văn hoá” mà chúng kéo lôi tất cả các trình diễn kịch nhạc Bắc Kinh ra khỏi sân khấu và thay chúng bằng tám trình diễn Bắc Kinh của ĐCSTQ, mà đã được trình diễn lập đi lập lại. Kịch nhạc Bắc Kinh sau đó hoàn toàn dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ. Nhưng khi ăn mừng kỷ niệm 50 năm của Đại học Nhạc kịch Bắc Kinh Trung ương, ĐCSTQ đã hành động khác hẳn. Nó dùng tất cả các hình thức thông tin để tuyên dương sự ‘phát triển và phồn thịnh của kịch nhạc Bắc Kinh đạt được dưới sự dẫn dắt chân chính của ĐCSTQ, mà đã thừa hưởng và mở mang văn hoá truyền thống Trung Quốc, tiêu huỷ cái cũ và tạo ra cái mới. Nó một lần nữa không biết thẹn tuyên dương rằng ĐCSTQ luôn là ‘đúng’.
IV. Đánh mạnh, sau đó xoa dịu
Đây là một kỹ thuật khác mà ĐCSTQ thường dùng để lập ra một hình ảnh của nó ‘vĩ đại, vinh quang và đúng’. Sự ‘định tội và phục hồi’ sau mỗi phong trào chính trị là bằng cớ cho ta thấy càng rõ rệt kỹ thuật tà ác này. Phong trào “chống phía hữu” năm 1957 là một ví dụ điển hình. Lúc bấy giờ, ĐCSTQ khuyến khích các nhà trí thức Trung Quốc giúp công tác gọi là chỉnh đốn. Các nhà trí thức vô tội và tốt bụng đã đưa ra một số đề nghị xây dựng cho ĐCSTQ. Sau đó ĐCSTQ dùng nó chống lại họ, tin rằng các nhà trí thức này muốn dùng cơ hội này để lật đổ ĐCSTQ. Tức thời, họ đập xuống các nhà trí thức và phát khởi một chiến dịch chống họ toàn diện, đưa đến một số lớn các nhà trí thức bị mang danh là “phe hữu” chống lại Đảng và nhân dân. Một số nhà trí thức đã bị mất việc, một số bị vào tù, một số bị kêu án đi trại lao động cưỡng bách và một số khác bị mất mạng. Cũng có những nhà trí thức mà gia đình bị đổ vỡ và các thân nhân bị chết. Chiến dịch này tạo cho các trí thức Trung Quốc phải chịu những tang tóc đau thương.
Hai mươi tám năm sau, ĐCSTQ quyết định ‘phục hồi’ các nạn nhân này, nhưng lại không tiết lộ các điều họ dùng để tấn công tàn bạo các nhà trí thức đó. Thay vì đó, ĐCSTQ nhấn mạnh rằng nếu một đảng chính trị mà có thể nhìn nhận lỗi lầm và chỉnh đốn chúng, điều đó cho thấy sự sáng suốt, sức mạnh và sự trưởng thành của Đảng và đảng là rất trách nhiệm đối với nhân dân. Đồng thời, ĐCSTQ đưa ra nhiều điều lệ, nhất là đòi hỏi các nạn nhân đừng để ý đến chi tiết. Dĩ nhiên ĐCSTQ muốn nói: Bây giờ chúng tôi đã phục hồi trường hợp của ông, ông phải cảm thấy tốt về đó và đừng đòi hỏi gì khác nữa.
Như thông lệ, ĐCSTQ, qua kỹ thuật phục hồi, lại tự giới thiệu mình với dân chúng như là “vĩ đại, vinh quang và đúng.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/3/21/151250.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/4/5/84230.html
Đăng ngày 21-04-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.