Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 12-06-2022] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1996. Trong quá trình 20 năm tu luyện, tôi cảm nhận sâu sắc rằng, miễn là tôi chiểu theo đặc tính của vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn để hành xử, bất cứ sự việc nào cũng có thể làm tốt, bất cứ quan nạn nào đều có thể vượt qua.

1. Dạy tiếng Trung ở hai khối lớp

Do thiếu nhân sự, hiệu trưởng đã yêu cầu tôi dạy thêm lớp tiếng Trung cho hai khối lớp khác nhau, ngoài lớp mà tôi đang dạy. Thật sự mà nói, dạy tiếng Trung cho một khối lớp là một việc không hề dễ dàng, hàng ngày tôi phải soạn giáo án, giảng bài, chấm chữa bài viết, bài tập về nhà, cải thiện điểm số, để có thể đề cao là rất khó, huống hồ là dạy thêm hai khối lớp khác nhau, khối lượng công việc tăng lên gấp đôi. Nhưng tôi đã chiểu theo lời Sư phụ giảng “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành” (Chuyển Pháp Luân). Hàng ngày tôi đều soạn bài, sửa bài đến tận đêm khuya. Tôi không nghỉ dạy một tiết học nào và thành tích của học sinh lớp tôi đều rất tốt. Vì vậy, trong buổi họp hội đồng, hiệu trưởng đã khen ngợi tôi là một giáo viên gương mẫu.

2. Quản lý căng tin và thu lợi nhuận cho trường

Tôi làm việc trong một ngôi trường mà hầu hết học sinh đều đến từ nông thôn. Vì ngân sách eo hẹp nên nhà trường càng khó khăn hơn. Để tăng ngân sách cho trường, hiệu trưởng quyết định mở một cửa hàng tiện lợi nhỏ. Tuy nhiên, đã mở mấy lần cửa hàng, thay vì thu được lợi nhuận, ngược lại nhà trường liên tục thua lỗ. Hiệu trưởng biết rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp nên sẽ không tư lợi riêng, vì vậy bà ấy đã giao tôi công việc phụ trách cửa hàng.

Thực tế, mở một cửa hàng nhỏ cũng không hề đơn giản. Một giáo viên của phòng công tác sinh viên được nhà trường giao phụ trách nhập hàng cùng với tôi. Tôi phụ trách cả tài khoản mua hàng và bán hàng. Ông ấy muốn kiếm một chút lợi từ công việc này nhưng đã bị tôi ngăn cản. Khi hiệu trưởng đến mua hàng và không muốn trả tiền, tôi đã không khách khí mà yêu cầu bà thanh toán giống như những người khác. Cuối cùng, cửa hàng tiện lợi của trường bắt đầu có lãi.

Sau đó, nhà trường mở thêm một căng tin và cũng bị lỗ. Buổi trưa, các giáo viên và học sinh đều đến đây mua cơm, nhưng số tiền thu về và số hộp cơm bán ra lại không khớp. Hiệu trưởng liền nghĩ tới tôi, thế là công việc thu tiền cơm liền do tôi phụ trách.

Hiiệu trưởng và con gái bà thường ăn trưa ở trường. Bất cứ khi nào tôi thu tiền cho bữa ăn trưa của họ, hiệu trưởng đều khó chịu và nói: “Cô không thấy tôi đang bận sao?” Rõ ràng là bà ấy không muốn trả tiền. Tôi chiểu theo pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn, tôi không tranh luận với bà ấy và cũng không thu tiền. Tôi ghi lại số lần hiệu trưởng và con gái ăn trưa. Đến cuối tháng, hiệu trưởng nói: “Cô tính hoá đơn đi, tôi sẽ trả.” Khi tôi đưa cho bà ấy xem hóa đơn, bà nói: “Sao lại nhiều thế, cô có chắc đã không tính thừa không?” Tôi đáp: “Không thể thừa, chị có thể kiểm tra lại.” Hiệu trưởng không có lựa chọn nào khác, đành phải trả tiền cho các bữa ăn trưa.

Ngoài ra, lúc học sinh đang trên lớp, tôi còn phải xuống nhà ăn để phụ bếp, sau khi hết tiết sẽ đến quản lý cửa hàng tiện lợi, buổi trưa lại thu ngân tại căng tin. Công việc mệt mỏi khiến tôi kiệt sức. Nhiều chấp trước của tôi bắt đầu nổi lên. Tôi cảm thấy thật không công bằng khi một giáo viên dạy tiếng Trung phải quản lý một cửa hàng tiện lợi, phụ giúp bếp ăn của trường và thu ngân tại căng tin. Thật là mất thể diện, vừa mệt vừa khổ, làm thế nào để vượt qua. Lúc này, một đoạn giảng giảng Pháp của Sư phụ xuất hiện trong đầu tôi:

“Cật khổ đương thành lạc”

Diễn nghĩa:

“Lấy chịu khổ làm vui” (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)

“Tu khứ danh lợi tình Viên mãn thượng khung thương”

Diễn nghĩa:

“Tu luyện vứt bỏ danh lợi tình
[Khi] viên mãn liền lên trời xanh (Viên mãn công thành, Hồng Ngâm)

Pháp của Sư phụ đã ban cho tôi sức mạnh vô biên, tôi không cảm thấy mình vừa khổ vừa mệt nữa, cũng không cảm thấy mất mặt. Đây là cơ hội để tôi tu bỏ tâm danh, chịu khổ tiêu nghiệp mới có thể đề cao. Là một người tu luyện, tại bất kỳ vị trí nào, bất kỳ thời điểm nào, tôi đều phải làm một người tốt. Khi tôi thay đổi, căng tin của nhà trường cũng bắt đầu có doanh thu.

3. Dạy lịch sử, được huyện trao tặng giải thưởng “Cải tiến toàn thể”

Cô giáo dạy môn Sử bị ốm đúng vào lúc học sinh chuẩn bị thi vào lớp 10, mà điểm môn lịch sử là một trong những môn để xét đầu vào. Hiệu trưởng không còn cách nào khác là tìm tôi và yêu cầu tôi dạy lịch sử. Tôi rất bất ngờ và nói: “Các em học sinh đã học lớp lịch sử được bốn năm rồi, chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là thi vào lớp 10, sẽ ra sao nếu kết quả thi của các em không tốt>? Hiệu trưởng đáp: “Không có cách nào, chỉ có cô là thích hợp nhất.” Tôi chợt nhớ đến đoạn giảng Pháp của Sư phụ:

“Quan quan đô đắc sấm”

Diễn nghĩa:

“Cửa nào cũng phải qua” (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)

Tôi sẽ làm theo yêu cầu của Sư phụ, nhất định sẽ có thể vượt qua.

Trong các buổi nghiên cứu giảng bộ môn lịch sử, tôi đã tham khảo ý kiến của các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu. Họ bảo tôi đừng lo lắng, hãy giúp học sinh hiểu được câu hỏi trong đề thi, và còn nói rằng dạy lịch sử còn dễ hơn dạy tiếng trung rất nhiều. Tôi cảm thấy tự tin hơn, khi làm các câu hỏi ôn tập lịch sử, có rất nhiều câu hỏi tôi không biết, tôi liền đi tìm đọc các cuốn sách và tài liệu giảng dạy của bốn khối học. Ngoài ra, tôi còn cho học sinh làm các bài kiểm tra lịch sử mẫu cho đến khi các em nắm vững nội dung.

Sau khi kỳ thi kết thúc, chỉ có hai học sinh ít khi lên lớp là không được điểm tối đa. Vì vậy, tôi đã được huyện trao tặng “Giải thưởng cải tiến toàn thể”. Tôi cũng đạt giải cao nhất do nhà trường đề ra. Tôi được thưởng 1.500 tệ, khi đó tiền lương hàng tháng của trường chúng tôi chỉ có 200 Nhân dân tệ.

4. Tôi dạy “Bát đại kim cang”

Khối lớp 9 của trường chúng tôi có một số học sinh học rất tốt, có thể được nhận vào các trường cấp 3 trọng điểm, nhưng trong đó cũng có một vài em học sinh nghịch ngợm, được mệnh danh là “Bát đại kim cang”, chúng luôn gây rối làm phiền các bạn khác trong lớp, đến nỗi có một số học sinh giỏi muốn xin chuyển trường. Nhà trường không có cách nào, nên đã chuyển các em đến lớp của tôi. Tôi tuân theo các yêu cầu của Sư phụ và kiên nhẫn dạy dỗ các em. Nhờ những nỗ lực không ngừng của tôi, chúng đã trở nên ngoan ngoãn hơn trước kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông, và dần trở lại lớp học để tham gia kỳ thi.

Khi con trai của hiệu trưởng kết hôn, hiệu trưởng cười và nói với tôi: “Cô cái gì cũng tốt, chỉ là cô vẫn tu luyện Pháp Luân Công.” Tôi cười và trả lời: Chị nói ngược rồi, phải là nhờ tôi tu luyện Pháp Luân Công, nên cái gì cũng tốt. Hiệu trưởng mỉm cười gật gật đầu.

Trong 20 năm tu luyện của mình, tôi đã trải qua nhiều đắng cay ngọt bùi. Tuy nhiên, với niềm tin kiên định vào Đại Pháp, tôi đã có thể vượt qua mọi điều dưới sự bảo hộ của Sư phụ mà đi cho đến ngày hôm nay. Con xin cảm tạ Sư phụ luôn che chở bảo hộ cho con, cảm ơn Đại Pháp đã ban cho tôi sự tự tin và sức mạnh. Con sẽ nghe lời Sư phụ, làm tốt ba việc và theo Sư phụ trở về.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/15/202799.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/12/444775.html

Đăng ngày 07-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share