[MINH HUỆ 04-08-2011] Tối qua tôi đã dành cả buổi để đọc phần “Tâm tật đố” trong Chuyển Pháp Luân. Từ lâu tôi đã biết rằng mình có chấp trước về tâm tật đố. Tôi thậm chí còn học thuộc lòng phần này. Tuy nhiên, tôi đã không biết cách làm thế nào để đào sâu vào tận căn nguyên của nó và loại bỏ nó đi. Buổi tối hôm trước tôi đã toàn tâm đọc phần này và hoàn toàn chăm chú vào việc đọc Pháp. Cuối cùng tôi đã tìm được căn nguyên của tâm ganh tị trong tôi. Nó bắt nguồn từ sự ích kỷ, là một thuộc tính cơ bản của vũ trụ cũ. Cốt lõi của tâm tật đố giống như khi những người khác đạt được điều gì đó còn người kia muốn nhưng không thể có được hoặc không đạt được, và người mà không đạt được điều đó thì thường bị nó làm cho phiền muộn, chỉ thỏa mãn được trong tưởng tượng, và mang theo tâm oán giận. Chẳng phải những điều này là bản chất ích kỷ sao? Khi những người khác được điểm cao hơn, khi những người khác học Pháp tốt hơn, khi những người khác làm tốt hơn trong việc cứu độ chúng sinh, khi những người khác giàu có hơn, hoặc khi những người khác đẹp hơn. Một ví dụ khác là khi một ai đó được chọn để dẫn đầu điệu nhảy trong khi bạn là một vũ công tốt hơn. Thời điểm chấp trước nổi lên chính là thời điểm tốt nhất để loại bỏ nó. Một người nên duy trì được chính niệm và giữ một niệm “diệt” đối với tâm tật đố. Không để cho nó phát triển và không để cho nó ẩn dấu trong tâm trí của mình. Chúng ta cần phải nhận thức được rằng tâm tật đố là một nhân tố phá hủy vũ trụ và rằng không có nơi nào dành cho nó trong vũ trụ tương lai. Làm sao một thứ thấp kém như tâm tật đố lại trú ngụ trong một đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp.
Đồng thời, tôi đã hiểu được rằng tình cảm cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ. Sư Phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân, “Nếu tình kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được.” “Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.” Sư phụ cũng giảng,“Pháp tương lai là viên dung, là ‘vị công’”. (“Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Hoa Kỳ năm 2004“)
Theo sự hiểu biết của tôi thì nếu một người không buông bỏ sự ích kỷ của bản thân, thì người đó sẽ không thể đắc được chính quả. Nói cách khác, anh ta sẽ không tu thành và không thể tồn tại trong vũ trụ tương lai.
Việc tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình là một ví dụ khác của sự ích kỷ. Việc mặc cả qua lại khi mua thứ gì đó hiển nhiên là việc truy cầu thêm nhiều lợi ích cá nhân, đó chính là sự ích kỷ. Muốn kiểm soát được nhiều hơn, muốn tạo nên tên tuổi cho mình, muốn nghe được lời khen ngợi – tất cả những điều này đều bắt nguồn từ sự ích kỷ.
Vậy chúng ta làm thế nào để có thể loại bỏ được tính ích kỷ? Chúng ta cần phải tìm được căn nguyên của vấn đề khi tâm trí chúng ta luôn bị phiền muộn bởi suy nghĩ trước những mâu thuẫn hay những lợi ích cá nhân. Khi một tư tưởng khởi lên, chúng ta cần phải tìm được căn nguyên của nó: Nó có chính không? Nó có dựa trên Pháp không? Đó có phải là do những nhân tố cũ của chúng ta đang can nhiễu không? Nếu căn nguyên của nó không thuần chính, thì chúng ta phải loại bỏ nó đi và không để cho nó tồn tại và phát triển.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/4/妒嫉心的根源-244842.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/24/127650.html
Đăng ngày 10-9-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.