Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-12-2021] Trong những năm gần đây, một trạng thái nghiệp bệnh đã xuất hiện mà tôi không thể loại bỏ. Vì đã quá lâu, và việc phát chính niệm dường như không hiệu quả lắm, các đồng tu và người thân của tôi bắt đầu rất lo lắng.
Tôi cũng bị mất tự tin, và chỉ biết chịu đựng một cách bất lực.
Gần đây, con gái tôi, cũng là một học viên, đã nói chuyện rất nhiều với tôi. Khi cháu nói: “Mất tự tin là biểu hiện của không tín Sư tín Pháp,” tôi cảm thấy bàng hoàng và bừng tỉnh.
Trước đây, tôi luôn nghĩ rằng mình tín Sư tín Pháp, và tôi chưa bao giờ có ý nghĩ bất tín. Sư phụ là vị vương tối cao chủ tể vũ trụ.
Chính Sư phụ đã đón tôi từ địa ngục, cho tôi mọi thứ để tôi tu luyện đến quả vị cao nhất, và luôn ở bên cạnh chăm sóc tôi.
Tôi tự nhủ: Mình đã bao giờ nghĩ về điều này chưa? Giữa khổ nạn, mình có Sư phụ trong tâm không?
Mình đã thành tâm xin Sư phụ giúp chưa? Hay mình đã nghĩ rằng vì mình đang không tu luyện tốt nên không có mặt mũi nào xin Sư phụ giúp đỡ. Suy nghĩ này có phù hợp với các Pháp lý không?
Mình có thể được xem là đệ tử của Sư phụ không nếu trong tâm mình thậm chí không có Sư phụ? Sau khi tự hỏi bản thân những câu hỏi đó, tôi giật mình và bắt đầu đổ mồ hôi.
Sư phụ, xin tha thứ cho con. Tình trạng tu luyện hiện tại của tôi là do tôi không thực sự hiểu Đại Pháp từ góc độ các Pháp lý.
Tôi có vẻ kiên định hoặc nghĩ rằng tôi tín Sư tín Pháp, nhưng trên thực tế, tôi vẫn còn rất xa, rất xa với đức tin chân chính.
Ví dụ, do sợ hãi, tôi không dám ra ngoài giảng chân tướng cho người khác; do vướng bận gia đình và cháu nội, nên tôi không làm tốt được ba việc.
Do chấp trước vào sự thoải mái, tôi cảm thấy hài lòng với cuộc sống bình thường; quên đi trách nhiệm và sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Tôi thậm chí không thể luyện công đầy đủ hàng ngày, v.v..
Sự thiếu tinh tấn này có thể được coi là tín tâm vững chắc vào Sư phụ và Pháp không? Tôi có thể được xem là đệ tử Đại Pháp chân chính không?
Tôi nhớ lại Pháp của Sư phụ:
“Hỏi: Điều kinh nghiệm thâm sâu nhất của các học viên tu lâu đối với Pháp đều là kiên định và tin vào Sư phụ. Con muốn hỏi, kiên định và tín tâm ấy có nguyên lai rốt ráo từ đâu? Vấn đề này làm chồng của con thắc mắc từ rất lâu nay. Làm thế nào mới có thể tu thành kiên định và tín tâm không gì sánh được đối với Pháp.
Sư phụ: Tín hay bất tín là niệm lý trí của con người, không phải là điều gì đó do tôi cấp cho chư vị, cũng không phải là chư vị thông qua thủ pháp nào đó mà đạt được đến một trạng thái nào đó. Các đệ tử Đại Pháp đều có tín niệm kiên định đối với Đại Pháp; đối với đệ tử Đại Pháp thì [đó] là [cách nói] hình dung [vậy thôi]; tín tâm kiên định của họ đối với Đại Pháp là từ nhận thức một cách có lý tính mà [thành] tín tâm kiên định, chứ không phải do một nhân tố nào đó có tác dụng nên người ta thành như vậy. …
Còn ‘chính tín’ của các đệ tử Đại Pháp là trạng thái của Thần, là do ngộ có lý trí đối với chân lý mà tạo thành, là trạng thái của Thần của bên đã tu luyện xong, chứ quyết không phải là [điều gì] mà nhân tố bên ngoài nào đó có thể khởi tác dụng. Không phải vì [muốn] vững tin nên vững tin, vì [muốn] kiên định mà kiên định thì không làm đến đó được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)
Tôi chịu đựng một số khó khăn về thể chất, nhưng sau một thời gian dài, tôi mất tự tin và tỏ ra bất lực, cùng với việc không tinh tấn. Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ khi đối mặt với sự cứu độ từ bi của Sư phụ.
Tôi đã tu luyện hơn 20 năm. Gần đây, sau khi học kinh văn mới “Hãy tỉnh” của Sư phụ nhiều lần và suy ngẫm về tình huống hiện tại của mình, tôi thậm chí còn chấn động hơn và nhận ra rằng tôi thực sự nên “Hãy tỉnh”.
Trạng thái này có thể là trạng thái đúng đắn của một vị thần không? Tôi có thể theo Sư phụ sang Pháp Chính Nhân Gian không?
Tôi quyết tâm bù đắp những thiếu sót trong quá khứ của mình trong khoảng thời gian có hạn cuối cùng này, học Pháp và tu bản thân thật tốt, tiến lên giảng chân tướng cho mọi người, và trở thành đệ tử Đại Pháp tinh tấn, thực sự tín Sư tín Pháp, và đạt đến tiêu chuẩn của người tu luyện chân chính.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/13/434688.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/7/198028.html
Đăng ngày 07-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.