Bài viết của các phóng viên Minh Huệ tại bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-01-2022] Các học viên Pháp Luân Công ở 36 quốc gia gần đây đã trình lên chính phủ nước mình một bản danh sách mới nhất những thủ phạm tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Những bản danh sách này được trình lên vào khoảng ngày 10 tháng 12 năm 2021, vào Ngày Nhân quyền Quốc tế. Các học viên đã đề nghị chính phủ của mình cấm những thủ phạm đó và các thành viên gia đình họ không được nhập cảnh vào những quốc gia này và phong tỏa các tài sản của họ.

36 quốc gia này bao gồm Liên minh Ngũ Nhãn (Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Úc và New Zealand), 23 nước trong Liên minh Châu Âu (Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Rumani, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Slovenia, Estonia, và Malta), và 8 nước nữa (Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sĩ, Na-uy, Liechtenstein, Israel, và Mexico).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ tháng 7 năm 1999. Sự thù địch và ngược đãi bao gồm việc tra tấn các học viên đến chết, hạch sách liên tục, và việc bán những nội tạng quan trọng sống còn của họ được nhà nước bảo trợ, cũng khiến cho họ bị chết.

Các học viên ở ngoài Trung Quốc trước kia đã trình các bản danh sách các thủ phạm lên nhiều chính phủ khác nhau đề nghị đặt lệnh trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền có tên trong danh sách. Lần trình gần đây nhất đánh dấu lần đầu tiên Estonia tham gia vào nỗ lực này.

Trương Chấn Đạc, cựu Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Liêu Ninh, có trong danh sách này.

Thông tin về thủ phạm

Họ và tên thủ phạm: Trương Chấn Đạc (张振铎)

Giới tính: Nam

Dân tộc: Hán

Ngày tháng năm sinh: tháng 5 năm 1972

https://en.minghui.org/u/article_images/a36f7c4bc89e33616c17e7018bab1b99.jpg

Chức vụ:

11/2011: Phó trưởng Phòng Công an thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh

11/2015: Trưởng Trung tâm Điều hành Sở Công an tỉnh Liêu Ninh (tương đương với vị trí Phó giám đốc)

11/2017: Trưởng phòng Công an thành phố kiêm Phó thị trưởng thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh

6/2019 – 8/2021: Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Liêu Ninh, Bí thư Ban thường vụ Đảng ủy và Trưởng Ban quản lý các trại tù tỉnh Liêu Ninh

17/9/2021 đến nay: Phó thị trưởng Chính quyền thành phố Đại Liên kiêm Trưởng phòng Công an thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh

Những tội ác chính

Trương Chấn Đạc đã tuân theo và thực hiện chính sách đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo trong suốt sự nghiệp chính trị của ông ta. Trong nhiệm kỳ của ông ta, cuộc đàn áp ở tỉnh Liêu Ninh, bao gồm các thành phố Thẩm Dương và Cẩm Châu, luôn luôn rất nghiêm trọng.

Sau đây là những trường hợp bức hại điển hình:

1. Việc bức hại trong nhiệm kỳ làm Phó thị trưởng chính quyền thành phố Cẩm Châu, Bí thư Ban thường vụ Đảng ủy và Trưởng phòng Công An

Theo những dữ liệu do Minh Huệ thu thập được, hơn 100 học viên Pháp Luân Công đã bị nhằm vào ở khu vực Cẩm Châu từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019. Trong số họ, 80 học viên đã bị bắt, 27 người bị hạch sách, 12 bị kết án và 2 người đã chết.

Những trường hợp bị chết

Trường hợp 1: Ông Thiệu Minh Cương bị tra tấn đến chết

Ông Thiệu Minh Cương, 62 tuổi, bị bắt ngày 4 tháng 3 năm 2016, bởi Phòng 610 Cẩm Châu và Phòng Công an quận Lăng Hà. Sau một phiên xét xử của Tòa án quận Lăng Hà tại trại tạm giam, ông bị kết án 6 năm tù. Ông bị đưa đến Trại tù Đông Lĩnh ở Thẩm Dương cùng năm đó và bị tra tấn tàn bạo ở đó. Huyết áp của ông vẫn cao. Ông gặp khó khăn trong việc di chuyển. Ông bị mệt mỏi thường xuyên và trở nên không kiểm soát được việc tiểu tiện và đại tiện.

Từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 1 năm 2018, ông nôn ra một lượng máu lớn, nhưng trại tù không cung cấp cho ông chút điều trị y tế nào. Việc phóng thích sớm cho ông vì lý do y tế cuối cùng đã được phê duyệt vào ngày 28 tháng 4 năm 2018, và ông trở về nhà ngày 2 tháng 5 năm 2018. Ông tiếp tục bị hạch sách và đe dọa. Ông đã qua đời ngày 17 tháng 2 năm 2019.

Trường hợp 2: Bà Lý Diễm Thu bị tra tấn đến chết ở trại tù nữ tỉnh Liêu Ninh

Bà Lý Diễm Thu bị bắt ngày 14 tháng 12 năm 2018, trong khi đi phát các cuốn lịch thông tin về Pháp Luân Công. Máy tính, các quyển sách Pháp Luân Công và những đồ dùng cá nhân khác của bà đã bị tịch thu. Bà bị giam ở trại tạm giam nữ thành phố Cẩm Châu. Vào sáng ngày 21 tháng 1 năm 2019, trong khi bà Lý rất yếu và không thể nói chuyện rõ ràng, Tòa án quận Thái Hòa đã tổ chức một phiên xử bí mật đối với bà tại trại tạm giam và kết án bà 5 năm tù. Bà bị chuyển đến Trại tù nữ tỉnh Liêu Ninh ngày 19 tháng 2 năm 2019. Vào ngày 4 tháng 3, ngày thứ 14 bà ở trong trại tù đó, bà đã bị tra tấn đến chết ở tuổi 52.

2. Những tội ác của Trương trong thời kỳ ông ta làm Bí thư Ban thường vụ Đảng ủy và Trưởng ban Quản lý các trại tù của tỉnh Liêu Ninh

Trong 2 năm 3 tháng Trương là thành viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Liêu Ninh, Bí thư Ban thường vụ Đảng ủy và Trưởng ban quản lý các trại tù của tỉnh Liêu Ninh, 7 học viên Pháp Luân Công, bao gồm bà Lý Quế Vinh, ông Hồ Lâm, ông Trương Chấn Tài, ông Vương Điện Quốc, và bà Ô Bảo Phương, đã bị bức hại đến chết trong các trại tù ở tỉnh Liêu Ninh.

Đối với hầu hết tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam trong các trại tù ở Trung Quốc, họ bị những tù nhân bạo lực nhất được lựa chọn kỹ theo dõi suốt ngày đêm. Để được giảm án, những tù nhân này được các lính canh xúi giục sử dụng những thủ đoạn tra tấn khác nhau và tẩy não đối với các học viên, cố bắt họ từ bỏ tín ngưỡng của mình. Khi tra tấn về mặt thể xác không có tác dụng, chính quyền sử dụng các loại thuốc để đạt được “tỷ lệ chuyển hóa” theo yêu cầu.

Sau đây là một số trường hợp tra tấn và tử vong đã xảy ra ở trại tù tỉnh Liêu Ninh

Trường hợp 1: Bà Lý Quế Vinh, 78 tuổi, bị đánh chết ở trong tù

Bà Lý Quế Vinh đã từng được vinh danh là một trong “10 Hiệu trưởng xuất sắc nhất” trong khu vực. Bà bị bắt vào tháng 10 năm 2006 và bị kết án 7 năm tù. Bà lại bị bắt vào tháng 2 năm 2015 và bị kết án 5 năm tù. Bà bị tra tấn bởi Đội 5 trong Trại tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Để bắt bà từ bỏ Pháp Luân Công, các lính canh đã ra lệnh cho các tù nhân được giao theo dõi bà đánh bà rất nghiêm trọng, đấm và đá bà, đi giầy đế cứng giẫm lên hai bàn tay bà. Bà Lý đã bị đánh cho đến khi toàn thân bà trở nên tím tái.

Có một lần, một tù nhân túm tóc bà và lôi bà xung quanh phòng. Một lượng lớn tóc của bà bị giật ra. Bà cũng bị bắt phải “ngồi xổm” trong nhiều ngày. Trong khi ngồi, bà không được phép ăn, không được sử dụng nhà vệ sinh hoặc ngủ. Bà Lý đã qua đời ở trong tù vào giữa tháng 1 năm 2020 ở tuổi 78.

Trường hợp 2: Kỹ sư hàng không, ông Hồ Lâm bị bức hại đến chết

Ông Hồ Lâm từng là một kỹ sư hàng không. Ông đã bị bắt và bị giam hai lần. Ông Hồ lại bị bắt vào ngày 23 tháng 5 năm 2019, và bị đưa đến trại giam huyện Phát Ngai. Trong khi ở đó, ông thường bị đánh đập. Ông tuyệt thực để phản đối việc bức hại. Các lính canh đã còng tứ chi của ông trong tư thế căng người ra bốn phía vào một cái giường tầng. Họ cũng bức thực ông và để lại ống dẫn đồ ăn ở trong dạ dày ông.

Ông Hồ bị kết án 2 năm tù vào ngày 20 tháng 6. Bất chấp việc ông đang ở trong tình trạng nguy kịch, tòa án đã ra lệnh chuyển ông đến Trại tù Khang Gia Sơn vào ngày 30 tháng 10 năm 2019. Ông trở nên gầy hốc hác và thậm chí không có sức để trở mình. Ban quản lý trại tù từ chối phóng thích ông và không cung cấp cho ông bất cứ việc điều trị y tế nào. Họ tuyên bố rằng bởi vì ông từ chối từ bỏ Pháp Luân Công nên họ sẽ không phóng thích ông ngay cả nếu ông chết. Ông Hồ đã qua đời ngày 16 tháng 2 năm 2020.

Trường hợp 3: Ông Vương Điện Quốc và vợ ông là bà Ô Bảo Phương bị bức hại đến chết cách nhau 3 năm

Ông Vương Điện Quốc, vợ ông là bà Ô Bảo Phương, và con trai họ là anh Vương Ngọc đã bị bắt tại nhà ngày 4 tháng 7 năm 2017. Cảnh sát dùng búa để phá cửa. Chỉ 13 ngày sau đó, ngày 17 tháng 7 năm 2017, bà Ô đã bị tra tấn đến chết tại trại tạm giam nữ thành phố An Sơn. Ông Vương sau đó bị kết án 4 năm tù. Ông bị bức hại đến chết tại Trại tù thành phố Đại Liên ngày 16 tháng 6 năm 2020, khoảng 2 năm sau khi ông bị đưa đến đó.

Trường hợp 4: Bà Lan Lệ Hoa đã chết vì bị bức hại ở Trại tù nữ tỉnh Liêu Ninh

Bà Lan Lệ Hoa bị bắt ngày 6 tháng 11 năm 2018. Bà bị tra tấn tại trại tạm giam thành phố Thẩm Dương, bao gồm bức thực và treo lên ở chỗ hai cánh tay. Một cục to bằng quả trứng phát triển lên ở trên ngực trái của bà, và sau đó được chẩn đoán là ung thư vú. Bà Lan bị kết án 3 năm 10 tháng tù vào tháng 5 năm 2019. Bà đã qua đời tại Trại tù nữ tỉnh Liêu Ninh ngày 23 tháng 4 năm 2020 ở tuổi 49.

Trường hợp 5: Bà Trần Vĩnh Xuân chết sau khi bị giam 5 năm tại Trại tù nữ thành phố Thẩm Dương

Bà Trần Vĩnh Xuân bị kết án 5 năm và bị giam ở Trại tù nữ thành phố Thẩm Dương vào năm 2017. Sau một tháng tẩy não, các lính canh tù bắt bà phải lao động không công, và bà thường phải làm việc quá nửa đêm. Các lính canh tù cũng xúi giục các tù nhân đánh đập bà. Việc bị tra tấn tinh thần và bị ép lao động khổ sai nhiều giờ đồng hồ đã khiến cho bà sụt cân rất nhanh. Bà thường bị ở trong tình trạng ngủ thiếp đi và không muốn ăn.

Vào năm 2019, bà Trần bị phát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Sau một cuộc vật lộn dài, bà đã mãn hạn 5 năm tù. Vào ngày 18 tháng 10 năm 2020, bà Trần được gia đình đón ở bệnh viện của trại tù. Bà yếu đến mức không thể tự bước đi. Trông bà gầy hốc hác. Hai mắt bà bị lõm vào trong và bà không thể nhìn thấy đường đi. Các nhân viên của ủy ban dân cư thường đến nhà hạch sách bà, khiến cho sức khỏe của bà bị tổn hại hơn nữa. Bà đã qua đời ngày 4 tháng 3 năm 2021.

Trường hợp 6: Châu Lê Minh bị bức hại đến chết bởi Trại tù thành phố Đại Liên

Ông Châu Lê Minh quê ở thành phố Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh. Ông bị bắt vào tháng 6 năm 2015 và bị kết án 2 năm 6 tháng tù. Vào tháng 9 năm 2019, ông Châu bị chuyển đến Trại tù Nam Sơn nơi gia đình ông không được phép vào thăm ông. Vào tháng 11 năm 2019, ông bị chuyển đến Trại tù thành phố Đại Liên. Vào ngày 7 tháng 2 năm 2020, gia đình ông nhận được một cuộc điện thoại từ trại tù nói rằng ông Châu bị hôn mê sâu và đang nguy kịch. Ông đã qua đời tại Bệnh viện Nhân dân số 3 Đại Liên ngày 8 tháng 3 năm 2020 ở tuổi 66.

Trường hợp 7: Vấn đề về sức khỏe do bị bắt dùng thuốc và tra tấn ở Trại tù nữ tỉnh Liêu Ninh

Trong khi bà Phương Hải Linh bị giam ở Khu 4 Trại tù nữ tỉnh Liêu Ninh, bà đã bị cho dùng những lại thuốc không rõ tên, khiến cho bà phát các triệu chứng rối loạn tâm thần, cử động chậm và mất kiểm soát.

Bà Trương Ngọc Hồng, một học viên ở thành phố Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh, đã bị tra tấn ở Trại tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Bà bị xuất huyết não và bất tỉnh trong nhiều ngày. Bà được chuyển đến khoa hồi sức cấp cứu của một bệnh viện nhưng vẫn bị hôn mê sau 2 lần phẫu thuật. Trại tù cấm gia đình bà nói chuyện với các bác sĩ, từ chối phóng thích bà sớm vì lý do y tế, và yêu cầu gia đình bà trả hơn 100.000 nhân dân tệ chi phí y tế.

Trường hợp 8: Ông Lý Toàn Thần trong tình trạng nguy kịch

Ông Lý Toàn Thần, 47 tuổi, bị kết án 3 năm tù vào ngày 27 tháng 3 năm 2019. Ông bị đưa đến Trại tù Đông Lĩnh Thẩm Dương ngày 14 tháng 8 năm 2019. Vì ông từ chối từ bỏ Pháp Luân Công nên ông bị các tù nhân tra tấn theo chỉ đạo bởi đội trưởng của Đội Kiểm soát trại tù. Những tù nhân này treo ông lên trong một thời gian dài, dìm đầu ông vào nước lạnh, xịt nước vào mũi ông, không cho ông ngủ, và không cho ông dùng nhà vệ sinh. Ông Lý đã bị bất tỉnh và đang ở trong tình trạng nguy kịch.

Trường hợp 9: Đổ nước sôi lên lưng – những công cụ thông thường gây đau đớn không chịu được

Vòng thứ 3 của chiến dịch “chuyển hóa” đối với bà Hứa Quế Hiền bắt đầu vào ngày 1 tháng 6 năm 2020, ở Khu 5 của Trại tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Nhưng bà Hứa không nhượng bộ và từ chối viết tuyên bố trái với ý của bà phỉ báng Pháp Luân Công. Vào lúc 8 giờ tối ngày 4 tháng 6, các tù nhân Tiểu Miểu và Tống Lan Kiệt đã đổ nước sôi lên lưng bà Hứa. Đồng thời, tù nhân Lý Phi Phi ghì chặt bà Hứa xuống, khiến cho bà không thể cử động.

Nhiều tù nhân trong cùng xà-lim đã chứng kiến vụ việc này. Các lính canh trực ca là Lý Triết và Lý Diễm. Cán bộ phụ trách là Dương Dân và người giám sát Khu 6 là Ngưu Tinh Tinh. Sáng hôm sau, mọi người thấy áo khoác của bà Hứa ướt sũng máu, và vẫn tiếp tục chảy trong nhiều ngày. Để che đậy việc đó và để những người khác không nhìn thấy, các lính canh đã giao cho các tù nhân đưa bà Hứa đi làm vệ sinh riêng. Bắt đầu từ tháng 8 năm 2020, bà Hứa bắt đầu tuyệt thực 2 tháng để phản đối việc bức hại này.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/8/436441.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/12/198095.html

Đăng ngày 02-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share