Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 12-10-2021] Thời gian trôi nhanh, nháy mắt đã hơn một năm kể từ khi tôi bắt đầu tham gia vào nền tảng gọi điện thoại giảng chân tướng toàn cầu. Trong khoảng thời gian này, một lần nữa tôi được trải nghiệm sự mỹ hảo của đề cao trong tu luyện, bao gồm những phương diện: đột phá quan niệm người thường, học cách hướng nội khi gặp can nhiễu, lấy khổ làm vui và cảm nhận được sự trân quý của những sinh mệnh đang lắng nghe chân tướng.

Đột phá quan niệm người thường

Lúc mới đầu tham gia hạng mục gọi điện thoại giảng chân tướng toàn cầu, nỗi lo lớn nhất của tôi là thời gian không đủ để dùng. Ngoại trừ ngày nghỉ, công việc của tôi yêu cầu làm tám tiếng mỗi ngày, cộng với thời gian đi lại mất thêm một tiếng tới chỗ làm và một tiếng trở về nhà. Tôi đặt ra một quy định cho bản thân là nếu không có việc gì quan trọng cần làm thì tôi phải truy cập vào nền tảng và thực hiện các cuộc gọi từ hai đến ba giờ đồng hồ vào mỗi tối ngày thường, còn ngày nghỉ thì không có hạn chế. Tôi sẽ cố gắng thực hiện nhiều cuộc gọi nhất có thể.

Trước đây, tôi thuờng tới chỗ làm sau khi luyện công buổi sáng, kết thúc công việc thì trở về nhà, tắm rửa, giặt quần áo, làm việc nhà và nấu bữa tối rồi học Pháp trực tuyến cùng với các học viên địa phương. Sau đó tôi sẽ luyện tập nhạc cụ cho tới nửa đêm theo giờ Bắc Kinh, đây cũng là thời điểm phát chính niệm toàn cầu (theo giờ Nhật Bản là 1 giờ sáng). Tôi chỉ ngủ bốn đến sáu tiếng mỗi đêm. Nếu tôi tham gia hạng mục gọi điện thoại thì thời gian còn eo hẹp hơn nữa, và tôi phải thực hiện các cuộc gọi vào những khung giờ sao cho người nghe thuận tiện trả lời nhất.

Sau khi cân nhắc sự việc bằng quan niệm người thường, tôi đã điều chỉnh thời lượng học Pháp của mình, tôi chỉ học một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp) với các học viên địa phương và tự hứa với bản thân rằng sẽ lựa thời gian để tự học những bài giảng khác. Tuy nhiên sau một tháng, tôi chỉ có thể học được vài trang các bài giảng khác bởi hầu hết thời gian tự học thì tôi đều cảm thấy buồn ngủ. Tôi cảm thấy rất lo lắng về trạng thái không đúng đắn này của mình.

Có một đêm tôi nằm mơ, trong giấc mơ tôi nhìn thấy một chiếc ghế dài được đặt ở giữa cái sân lớn. Lúc đó là nửa đêm, tôi trông thấy Sư phụ và một số đồng tu nam vừa hoàn thành xong công việc và đang ngồi trên ghế để nghỉ ngơi. Khi tôi bước vào trong sân, Sư phụ từ bi nhìn tôi và tôi cảm nhận được một cảm giác hết sức thân thuộc, tựa như Sư phụ luôn ở bên cạnh tôi mỗi ngày. Nhưng khung cảnh xung quanh thì vô cùng xa lạ. Ngay sau đó, một học viên mà tôi không nhìn rõ mặt đã hỏi Sư phụ điều gì đó. Dường như anh ấy đang tìm kiếm một ai đó ở đây. Sư phụ trả lời: “Họ đang học Pháp trong căn phòng kia”. Thuận theo lời nói của Sư phụ, tôi nhận thấy có một dãy nhà gỗ ở phía bên phải. Đèn trong phòng được bật sáng và có một cánh cửa đang mở. Tôi nhìn vào bên trong và thấy có nhiều học viên nhưng không phải là những học viên địa phương mà tôi quen thuộc. Tôi tiếp tục nhìn xung quanh, bỗng có một nam học viên đi ngang qua tôi – tôi chỉ nhìn thấy bóng của anh ấy – rồi liền tỉnh giấc.

Sau khi tỉnh giấc tôi cảm thấy rất chấn động. Những cảnh tượng nhìn thấy trong mơ rất có thể ám chỉ nền tảng gọi điện thoại cứu người mà tôi đang tham gia! Trong mơ, Sư phụ đang bận rộn làm việc cùng chúng tôi, và ngoài đời thực thì đó chính là những việc tôi đang làm. Lúc đó tôi chỉ mới tham gia vào nền tảng này. Ngoại trừ những ngày nghỉ thì tôi truy cập vào nền tảng hàng đêm. Bởi tôi chưa quen với các phòng trên đó nên tôi sẽ nhìn xung quanh khi bước vào nền tảng. Tôi ngộ ra rằng Sư phụ đang điểm hoá cho tôi: tôi có thể học Pháp cùng các đồng tu quốc tế trên nền tảng này. Ngày hôm sau, vào cuối buổi giao lưu tu luyện của nhóm lớn, tôi nghe thấy học viên phụ trách nói: “Mọi người có thể đến và học Pháp!” Tôi cảm thấy nhất định không có điều gì là ngẫu nhiên cả.

Tôi đã phóng hạ quan niệm người thường của mình xuống và tham gia nhóm học Pháp trên nền tảng sau khi phát chính niệm vào sáng sớm. Lúc tôi chuẩn bị đi ngủ đã là 3 giờ 30 phút sáng. Tôi chỉ ngủ ba tiếng rưỡi rồi tỉnh dậy đi làm và luyện công sau khi trở về nhà. Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên khi cảm thấy cơ thể mình tràn đầy năng lượng. Nhưng quan niệm người thường lại nổi lên: “Hôm qua mình ngủ rất ít. Liệu sau đó mình có bị buồn ngủ không nhỉ?” Ngay khi xuất ra niệm đầu này, tôi liền cảnh giác và tự nhủ: “Mình đã đảm bảo được việc học Pháp và làm ba việc, chẳng phải điều đó có nghĩa là đang tu tốt bản thân và tu hết sức thiết thực sao. Mình đang bước đi trên con đường trở thành Thần. Một vị Thần sẽ không có chủng quan niệm như vậy. Quan niệm người thường này nhất định phải bị tống khứ!”

Sư phụ giảng:

“Thứ hai, là trong chúng ta có rất nhiều đệ tử Đại Pháp thật sự thấy rất mệt, nhưng mặt khác lại không chú ý học Pháp tu luyện; thực thi rất nhiều công chuyện nhưng lại không tự tu bản thân mình, như thế sẽ cảm thấy rất mệt, sẽ cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy khó khăn. Thực ra tôi vẫn luôn giảng rằng, tu luyện không ảnh hưởng đến thực thi công việc Đại Pháp; nhất định là vậy. Bởi vì luyện công có thể tiêu trừ mệt mỏi một cách tốt nhất, là biện pháp khiến thân thể khôi phục nhanh chóng nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi IV)

Bởi tôi chuyển từ luyện công trước khi đi làm sang luyện công sau giờ làm việc, nên tôi lại gặp phải một vấn đề: đó là không có thời gian chuẩn bị bữa tối. Tuy nhiên, từ thâm tâm tôi biết rằng việc cứu người là không thể trì hoãn. Vì thế vào những ngày nghỉ, tôi mua nhiều thực phẩm hơn và đem chế biến sẵn. Tôi sẽ làm khoảng ba món và chia mỗi món thành ba hoặc bốn phần và mang đi cấp đông để bảo quản, với cơm cũng tương tự như thế, nên hiện tại tôi không cần nấu bữa tối sau khi về đến nhà nữa. Việc này đã giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Đồng thời tôi cũng buông bỏ được chấp trước vào mùi vị thức ăn và ăn thức ăn mới nấu. Tôi cũng tu khứ được quan niệm cho rằng hàm lượng dinh dưỡng có trong rau được nấu chín sẽ giảm sau khi bảo quản vài ngày. Trước đây tôi đã từng có những chấp trước ngoan cố như vậy.

Hơn nửa năm trôi qua, đôi khi tôi học Pháp trực tuyến cùng với các đồng tu nhưng vẫn cảm thấy có một bộ phận của Pháp là chưa thể lý giải được tốt. Sau khi học nhóm xong, thì tôi sẽ đọc lại phần đó cho tới khi thực sự lý giải được mới đặt sách xuống. Điều này cũng đồng nghĩa là thời gian ngủ của tôi sẽ bị rút ngắn lại. Ban đầu, tôi rất băn khoăn về việc sau đó tôi nên đi ngủ hay luyện công, và hầu hết các lần tôi đều chọn đi ngủ. Nhưng cuối cùng vào một hôm tôi quyết định mình sẽ luyện công. Ngày hôm đó, tôi cảm thấy mình có thể chịu đựng nhiều khổ nạn hơn và năng lực của tôi cũng được khuếch đại hơn.

Sư phụ giảng:

“Tôi vừa giảng rồi, [Lý] của người tu luyện và Lý của người thường là phản [đảo] lại; con người nhìn nhận rằng thoải mái là chuyện tốt, đệ tử Đại Pháp nhìn nhận rằng con người thoải mái là việc xấu đối với [việc] đề cao; không thoải mái đối với đề cao mà giảng là việc tốt. (vỗ tay) Quan niệm căn bản này chư vị đã chuyển biến chưa?” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco năm 2005)

“Đệ tử Đại Pháp vì sao cần tu luyện, vì sao cần vượt quan, vì sao cần chính niệm mạnh mẽ, vì sao cần chịu khổ? Chỉ có như vậy mới có thể tính là tu luyện. Thực ra tu luyện chính là đến để chịu khổ, không phải là vì để đắc bảo hộ tại thế gian con người mà đến. Học Đại Pháp có bảo hộ, tu Đại Pháp cũng cần chịu khổ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco năm 2005)

Trong quãng thời gian này, tôi đã đột phá được các quan niệm hậu thiên và buông bỏ nhiều chấp trước. Ngoài việc chịu đựng gian khổ, tôi còn phát hiện bản thân cảm thụ được một chủng niềm vui rất đơn giản và thuần khiết. Tôi cảm giác mình đã trút bỏ được một tầng bề mặt xác thịt con người và thực sự kỳ vọng chân ngã của mình biểu lộ xuất lai.

Hướng nội tìm, cảnh tuỳ tâm chuyển

Ngay khi tôi đang nghĩ tới việc khuếch đại năng lực của mình trong tu luyện, thì một cơ hội đã xuất hiện. Vào cuối tháng sáu năm nay, một đồng nghiệp làm việc ca sáng chỗ chúng tôi bị ốm và phải nhập viện, nên đơn vị cần ai đó bù đắp vào chỗ thiếu hụt. Ca làm việc tám tiếng của anh ấy kéo dài từ 3 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Bởi vì việc này xảy ra quá đột ngột nên không ai sẵn sàng tiếp quản công việc thay anh ấy. Cấp trên của tôi đã hỏi ý kiến tôi về việc này và tôi đã nhận lời giúp.

Vì thế lịch trình làm việc của tôi đã thay đổi, tôi sẽ đi làm sau khi học Pháp trên nền tảng mỗi ngày. Công việc mà tôi đảm nhiệm tạm thời này đòi hỏi tôi phải phối hợp với các đồng nghiệp khác. Trong những ngày đầu, một người giám sát đã làm việc cùng tôi. Người giám sát này có tư chất rất tốt, anh ấy không chỉ có nhân phẩm, năng lực công tác và kinh nghiệm tốt mà còn minh bạch chân tướng Đại Pháp. Anh ấy biết tôi đã không ngủ cả đêm trước và chưa quen thuộc với công việc này. Vì vậy ngay cả khi tôi không đề nghị được giúp đỡ thì anh vẫn luôn hỗ trợ tôi làm một số phần công việc. Tôi nghĩ quá trình phối hợp với anh ấy chắc chắn sẽ mang lại một trải nghiệm vui vẻ.

Tuy nhiên, hoàn cảnh nơi đơn vị công tác cũng là một môi trường cho tôi tu luyện, và con đường tu luyện thì không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Vào những ngày người giám sát nghỉ phép thì có một người khác được sắp xếp tới làm việc cùng tôi. Anh ấy cũng đã minh bạch chân tướng Đại Pháp và quen làm công việc của cả ca ngày lẫn ca đêm. Công việc của anh bắt đầu sau tôi hai tiếng. Khi anh tới đơn vị, đầu tiên anh sẽ ngồi xuống uống một tách cà phê và ăn gì đó rồi sau đó mới chậm rãi bắt tay vào làm, bởi vậy mọi người thường gọi anh là “đồng nghiệp láu cá”. Kết quả là anh ấy không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, và tôi phải giúp đỡ anh mặc dù tôi không quen làm công việc này. Nếu tôi không làm vậy thì ca ngày sẽ không thể tiếp nối được với ca đêm một cách chuẩn xác, mà tôi thì không muốn mang tới phiền toái cho ca làm việc ban ngày.

Ban đầu tôi thấy hơi băn khoăn. Ngày đầu tiên, tôi giúp anh ấy hoàn thành công việc nhưng lại mang theo tâm oán hận. Bởi trong những tình huống thông thường thì tôi thích làm mọi thứ một cách hoàn hảo. Nhưng vì giúp anh ấy nên tôi không thể đảm bảo những gì mình làm là hoàn hảo, do đó tôi có chút không hài lòng. Đến ngày thứ hai làm việc cùng nhau và thái độ của anh ấy vẫn không thay đổi. Tôi đã nghĩ tới việc nhắc nhở anh nhưng lời vừa tới miệng thì tôi đã nuốt lại. Thế nhưng trong tâm tôi vẫn náo động: “Làm sao lại có người như thế này trong xã hội kia chứ?”

Bình thường nếu nhìn thấy những chỗ thiếu sót cần cải thiện trong đơn vị, tôi sẽ tự nhắc nhở bản thân là một người tu luyện và sẵn sàng lấp đầy khiếm khuyết một cách âm thầm mà không cầu danh, lợi. Nhưng lần này tôi bắt đầu cảm thấy mất thăng bằng trong tâm, vì thế tôi quyết định không giúp anh ấy thêm lần nào nữa. Cuối cùng, anh ấy rất lo lắng vì không hoàn thành được công việc nhưng cũng không tìm đến tôi để nhờ giúp đỡ, và tôi thì giả vờ như không trông thấy điều này. Sau đó, một nhân viên khác đi đến và nói với tôi rằng anh ấy không thể quản lý công việc của mình, và hỏi tôi có thể giúp anh ấy không. Những lời này càng khiến tôi không muốn giúp đỡ vị “đồng nghiệp láu cá” kia. Tôi trả lời: “Vì anh ấy (ám chỉ người đồng nghiệp láu cá) không nỗ lực làm việc nên tôi sẽ không giúp anh ấy đâu”. Trong tâm tôi vẫn đang nghĩ rằng sẽ không để anh ấy chi phối mình nữa nên tôi nhất định sẽ không đi giúp! Người nhân viên kia nhìn tôi mà không nói thêm lời nào và đi tới giúp anh ấy hoàn thành công việc.

Sau khi chuyện này qua đi, trong tâm tôi cảm thấy rất khó chịu, nhưng không phải loại khó chịu mà người thường vẫn hay nói tới. Nó được tạo thành bởi sự tích tụ của các chủng vật chất bất hảo và bại hoại trong trường không gian của bản thân tôi. Tôi nhận ra mình đã sai khi không giúp đỡ đồng nghiệp, đồng thời nó cũng thể hiện ra tu luyện của tôi có vấn đề. Tôi thực sự đã đẩy hai đồng nghiệp của mình trở thành kẻ thù! Nội tâm tôi trở nên vô cùng mâu thuẫn. Tôi cảm thấy không vui khi không giúp đỡ đồng nghiệp. Là một người tu luyện, chấp trước nào đã ngăn trở tôi hành xử đúng đắn đây? Nếu một vị Thần ở cương vị của tôi, liệu ông ấy có hành xử như tôi không? Tôi quyết định đào sâu hơn vào các tâm của bản thân.

Tôi ý thức được rằng mình chưa đủ thiện. Hành vi của tôi cũng biểu hiện ra tâm tranh đấu, tâm coi thường người khác, và tâm oán hận. Tôi muốn phàn nàn với người đồng nghiệp kia rằng tôi đã cả đêm không được chợp mắt để đến đơn vị làm việc – chẳng lẽ anh ấy không biết điều đó sao? Rõ ràng tôi đã không thể hiện được một chút thiện tâm nào cả.

Sư phụ giảng:

“Khi nảy sinh mâu thuẫn với người khác đảm bảo là tâm của chư vị đã nổi lên rồi, hết sức minh hiển. Nếu chư vị không nắm bắt được nó trong thời khắc ấy, mà còn căng với người khác, còn đi tranh cái lý của chư vị, thì quá trình chư vị chấp trước mà tranh lý ấy chính là quá trình cái tâm chấp trước đó biểu hiện mãnh liệt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

“Nhưng là đệ tử Đại Pháp mà xét, chư vị tu Thiện, chư vị cần phải từ bi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi IV)

“Từ bi là tu xuất ra ấy, [chứ] không phải biểu hiện ra ngoài; là từ nội tâm, chứ không phải làm để người khác coi; nó vĩnh viễn [tồn tại] ở đó, nhưng không thuận theo thời gian hay hoàn cảnh mà biến đổi theo.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi IV)

Tôi nhận ra rằng, vấn đề này tuy trên bề mặt là không lớn, nhưng nó đã thể hiện ra sơ hở lớn trong tu luyện và cũng là nhân tâm lớn của bản thân. Thực tế thì tôi mới chỉ tu luyện trên bề mặt chứ không thực sự buông bỏ chấp trước và đồng hoá với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ. Khi gặp mâu thuẫn thì tôi trở nên không lý trí, không thanh tỉnh, đó chính là nguyên nhân vì sao tôi lại hành xử như vậy.

Sư phụ giảng:

“Cái Thiện chân chính, là người tu luyện ở trong quá trình tu luyện, trong quá trình tu Thiện, đã tu thành Chân Thiện. Khi đối diện với chúng sinh, vì chư vị có phía mà chưa tu xong, do vậy chư vị không thể hoàn toàn biểu hiện ra phần thành Thần vốn tu luyện xong. Khi cần thiết, chư vị cần phải lý trí, thanh tỉnh như một người tu luyện, để trách nhiệm của mình, để chính niệm của mình làm chủ đạo, sau đó cái Thiện chân chính của chư vị mới có thể triển hiện xuất lai; đó chính là sự khác nhau giữa người tu luyện và Thần. Đây là Từ Bi; Ông không có cố ý biểu hiện ra, không phải là biểu hiện thiện ác hay vui thích của con người. Không phải là ‘bạn đối với tôi tốt thì tôi biểu hiện Thiện với bạn’. Ông không có đòi giá cả, không kể báo đáp; hoàn toàn là vì chúng sinh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Pháp của Sư phụ đã quy chính tâm tôi và tôi cũng minh bạch về việc mình nên làm. Tôi muốn thông qua sự tình lần này để thăng hoa trong tu luyện và trân quý cơ hội đề cao tâm tính được Sư phụ an bài. Đối diện với chúng sinh, tôi muốn để trách nhiệm và chính niệm của bản thân mình làm chủ đạo.

Đến một ngày tôi tiếp tục làm việc cùng đồng nghiệp láu cá kia. Nhưng một lần nữa anh ấy lại thể hiện thái độ không quan tâm tới công việc. Tuy nhiên lần này tâm thái tôi đã thay đổi. Sau khi hoàn thành công việc của mình thì tôi đã chủ động tới giúp anh ấy làm việc. Tôi đã bỏ 30 phút nghỉ ngơi của bản thân để làm việc nhiều hơn và làm tốt hơn việc mà tôi cần phải làm. Cứ như vậy, chúng tôi đã hoàn thành công việc một cách thuận lợi. Lần này, nội tâm tôi đã bình ổn và vững vàng, có cảm giác toàn thân tôi hết sức cao lớn! Ngày hôm đó, vị đồng nghiệp kia không ngừng mỉm cười và cảm ơn tôi.

Tôi đã đảm nhận công việc ca sáng này trong khoảng sáu tuần. Vào tuần cuối cùng, tôi làm việc cùng vị đồng nghiệp này mỗi ngày và xem đây là một cơ hội tốt để tôi đề cao tâm tính. Đồng thời ở anh ấy cũng phát sinh những biến hoá rất lớn. Có nhiều lần anh ấy rời đi sau khi lặng lẽ làm xong những phần việc mà đáng lẽ tôi phải làm.

Sự việc này xảy ra giống như Pháp mà Sư phụ giảng:

“Tâm của đệ tử Đại Pháp nếu bất ổn, sẽ khiến hoàn cảnh chung quanh chư vị phát sinh biến hoá. Khi chư vị hoảng sợ, chư vị phát hiện chúng sinh đều không đúng như bình thường nữa. Khi chư vị biến đổi thần tình trở thành tươi tỉnh thảnh thơi, tấm lòng rộng mở, lạc quan, thì chư vị phát hiện rằng hoàn cảnh chung quanh cũng khác rồi”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Trải qua sự việc lần này, một lần nữa tôi lại được thể hội sự thần kỳ của cảnh tuỳ tâm chuyển trên con đường tu luyện của mình.

Kết bài

Nửa năm trước tôi đã tham gia các hạng mục giảng chân tướng khác và mở rộng phạm vi giảng chân tướng của mình. Mỗi một chữ ký mà chúng tôi thu thập được giống như một cửa sổ kết nối tâm hồn của cá nhân đó. Thông qua những chữ ký này, chúng tôi đã nghe thấy tiếng lòng của chúng sinh, và họ đã khiến tôi vô cùng xúc động. Đây là những con người mà từ sâu thẳm trong tâm linh của họ có một chủng tín niệm đối với những giá trị nhân, lễ, nghĩa, trí, tín được kế thừa từ nền văn minh 5.000 năm Hoa Hạ. Tuy nhiên, những khát vọng này lại thường bị che đậy bởi tà đảng Trung Cộng đã quán thâu những lời lẽ dối trá của nó vào mọi mặt đời sống của người dân kể từ khi nó lên nắm quyền.

Trong quá trình giảng chân tướng, tôi ngày càng cảm thụ được sự trân quý của sinh mệnh. Một chút khổ nạn mà chúng ta gặp phải thực sự không là gì cả, nó chỉ là một nhân tố quan trọng trong quá trình tu luyện của chúng ta. Chúng ta nên sử dụng phần đã tu tốt của bản thân để từ bi cứu độ chúng sinh, bởi lực độ cứu chúng sinh của phần đó xác thực là rất lớn! Sư phụ muốn mỗi đệ tử chúng ta bước đi tốt trên con đường tu luyện và trở thành những Vương trong thế giới của bản thân mình. Bởi vậy, chúng ta phải tu luyện bản thân cho tốt và trong quá trình giảng chân tướng thì triển hiện ra sự từ bi của các đệ tử Đại Pháp.

Trên đây là thể ngộ tu luyện tại tầng thứ hữu hạn của bản thân, nếu có điều gì chưa phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/12/432414.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/23/196283.html

Đăng ngày 21-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share