[MINH HUỆ 14-08-2021] Trong quá khứ, mọi người rất coi trọng lời thề của mình. Điều này đúng ở cả nền văn hóa phương Tây và phương Đông, vì giữ lời hứa được xem là một đức tính tốt đẹp.
Một trong những hình thức thề ước thông dụng nhất mà chúng ta vẫn sử dụng cho đến ngày nay là lời thề trong đám cưới. Vợ chồng thực hiện lời hứa thiêng liêng sẽ luôn yêu thương và trân trọng nhau, cho dù có ra sao.
Các nền văn hóa truyền thống thường cho rằng Thần đang theo dõi mọi lời nói và hành động của con người. Còn tôn giáo phương Tây tin Chúa đang theo dõi chúng ta. Trong văn hóa Trung Hoa truyền thống có câu: “Trên đầu ba thước có thần linh.” Vì vậy, nếu một người làm trái với lời thề của mình, thì sẽ phải gánh hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền vào năm 1949, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn do ảnh hưởng của các học thuyết về giả-ác-đấu của nó. Ngày nay, nhiều người Trung Quốc không còn coi trọng lời thề nữa. Họ có thể tùy tiện đưa ra lời thề bất cứ lúc nào: “Nếu tôi không làm điều đó, thì sẽ bị ngũ lôi oanh đỉnh”, “Tôi sẽ bị ô tô cán chết” hoặc “Tôi sẽ bị đoạn tử tuyệt tôn”.
Họ có thể nói những điều đó một cách không thật lòng, nhưng họ không nhận ra rằng họ sẽ phải chịu hậu quả khi đã thề nguyện. Hãy xem một số câu chuyện sau.
Trong sách sử của triều đại nhà Tống (960 – 1279) có câu chuyện về Hoàng hậu Hiển Nhân, vợ của Hoàng đế Huy Tông và là mẹ của Hoàng đế Cao Tông. Thời đó, bộ tộc Kim ở phía Bắc thường xuyên tấn công nước Tống. Trong một trận chiến, họ đã chiếm kinh đô của nhà Tống và bắt Huy Tông, con trai Khâm Tông, Hiển Nhân, cùng nhiều người khác làm con tin. Sau đó, nhà Kim đạt được thỏa thuận với Hoàng đế Cao Tông về việc trả tự do cho Hiển Nhân. Khi Khâm Tông cầu xin bà giúp đỡ, Hiển Nhân đã thề sẽ giúp giải cứu Khâm Tông khi trở về đất Tống: “Sau khi dì trở về nhà, dì sẽ cố gắng hết sức để đưa cháu trở về. Nếu dì không làm như vậy, dì sẽ bị mù.“
Tuy nhiên, không lâu sau đó, Hiển Nhân nhận thấy vị hoàng đế mới, con trai Cao Tông của bà, không muốn đưa anh trai mình là Khâm Tông về nhà. Hiển Nhân đã không kiên quyết vì lợi ích cá nhân của bà. Chẳng bao lâu sau, bà bị mù. Một đạo sỹ đã đến chữa cho bà, và mắt trái của bà đã bình phục. Đạo sỹ cảnh báo: “Xin hãy nhìn mọi vật bằng một con mắt và hoàn thành lời thề của mình bằng con mắt kia.” Nhưng Hiển Nhân vẫn không cố gắng thực hiện.
Một câu chuyện khác diễn ra vào thời Hoàng đế Văn Tông (1831-1861) của nhà Thanh. Đô đốc Tuân Hóa, một địa khu phía Bắc gần Bắc Kinh, tuyên bố rằng ông là người liêm khiết. Ông trưng bày một câu đối trong tiền sảnh phòng làm việc của mình: “Nếu tôi làm trái luật, óc tôi sẽ rơi khắp đất; bạn đừng lừa dối lương tâm, các vị Thần đang ở trên đầu bạn.”
Thế nhưng, trong đời thực ông ta tham nhũng, nhận hối lộ và biển thủ công quỹ. Mặc dù vị đô đốc này đã nghỉ hưu và thoát tội, nhưng công lý vẫn được thực thi. Ông ta bị ngã khi đang leo núi, đầu va vào một tảng đá. Ông ta chết ngay lập tức, với óc văng tung tóe trên mặt đất.
Ngày nay, những câu chuyện tương tự cũng đã xảy ra. Vào năm 2008, một số kênh truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về một câu chuyện: Để trốn nợ, một người đàn ông ở tỉnh Phúc Kiến, trong khi đang cầm một thanh kim loại, đã thề rằng nếu anh ta nợ tiền thì anh ta sẽ bị sét đánh. Một phút sau, quả nhiên sét đánh trúng anh ta. Anh ta đã được cứu sống nhờ được cấp cứu khẩn cấp. Sau đó, người đàn ông này đã trả lại 500 Nhân dân tệ mà anh ta nợ bạn mình.
Con người chúng ta có thể không coi trọng lời thề của mình, nhưng Thiên thượng thì có.
Lời thề tốt và lời thề xấu
Những lời thề được đề cập ở trên có thể được coi là lời thề tốt vì những gì được hứa liên quan đến điều gì đó tốt đẹp, chẳng hạn như gắn bó với nhau trong hôn nhân, trả nợ và làm việc dựa trên lương tâm. Đối với những lời thề tốt đẹp như vậy, việc giữ chúng sẽ mang lại kết quả tốt nhưng hủy bỏ chúng sẽ dẫn đến hậu quả xấu.
Có một loại lời thề khác, được gọi là lời thề xấu. Những gì được hứa là điều gì đó xấu xa, chẳng hạn như phạm tội. Đối với những lời thề xấu như vậy, giữ chúng sẽ mang lại hậu quả xấu (ví dụ như bị truy tố tội phạm), còn hủy bỏ chúng sẽ mang lại kết quả tốt.
Việc nhiều người Trung Quốc tuyên thệ khi gia nhập ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó là một ví dụ về những lời thề xấu. Trong lễ gia nhập, tất cả họ đã thề sẽ dâng hiến cuộc đời mình cho bóng ma cộng sản. Mặc dù họ có thể không thực sự có ý định cống hiến cuộc đời mình, nhưng họ đã lập lời tuyên thệ, đặt số phận của mình vào tay chính quyền tà ác. Khi đến thời điểm ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình, các thành viên của nó cũng không thể thoát khỏi công lý. Như vậy, tốt nhất là bạn nên hủy bỏ lời thề độc là dâng trọn cuộc đời cho bóng ma cộng sản để tránh những hậu quả xấu.
Do đó, thoái ĐCSTQ là cách duy nhất để các thành viên ĐCSTQ hủy bỏ lời thề. Thực ra, vì ĐCSTQ và chủ nghĩa cộng sản nói chung đang tàn phá thế giới, việc thoái ĐCSTQ không chỉ quan trọng đối với người Trung Quốc, mà còn đối với tất cả người dân trên thế giới, để đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/14/429565.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/2/196427.html
Đăng ngày 04-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.