Bài viết của phóng viên Minh Huệ, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-08-2021] Chúng ta luôn nghĩ bác sĩ là những lương y luôn tận tụy chăm sóc và cứu chữa cho các bệnh nhân. Nhưng điều đó lại không đúng đối với bác sĩ Đỗ Bảo Xuyên.
Đỗ là bác sĩ của trại lao động cưỡng bức Bảo Định ở tỉnh Hà Bắc. Khi những học viên Pháp Luân Công bị đưa đến trại lao động, ông ta đã tra tấn họ nhằm mục đích là buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình.
Các học viên Pháp Luân Công là những người tu luyện dựa trên nguyên lý phổ quát là Chân – Thiện – Nhẫn có thể nâng cao đạo đức và sức khỏe bản thân nhưng bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại kể từ năm 1999 đến nay. Các học viên không chỉ bị giam cầm phi pháp mà còn bị tra tấn một cách dã man bởi những cai ngục, quản giáo, tù nhân, những người gọi là hướng dẫn viên tẩy não – trong đó là có bác sĩ Đỗ.
Một ví dụ về sự tàn bạo của ông ta là cách mà ông ta đã bức thực các học viên. Ông ta trói học viên vào ghế và đẩy đầu họ về phía sau sao cho cổ của họ dựa vào lưng ghế. Lúc này thì thực quản gần như bị tắc. Sau đó, ông ta sẽ bóp mũi họ rồi dùng kìm để mở miệng ra, tiếp đến sẽ đổ thức ăn lỏng vào miệng họ.
Ở tư thế này, thức ăn lỏng đổ đầy vào miệng của học viên và chặn khí quản thay vì đi xuống thực quản. Vì không thở được, học viên sẽ vùng vẫy.
Ông ta đợi cho đến khi học viên ngừng vùng vẫy thì xoa bóp ngực họ trước khi tim ngừng đập. Sau đó ông ta thả học viên ra để thức ăn đi xuống thực quản đồng thời họ thở lại được. Điều này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình bức thực khiến học viên phải chịu đựng đau đớn khó tả; ông ta dùng kiến thức y học của mình để bức ép học viên đến bờ vực của cái chết rồi kéo họ trở lại để họ phải chịu đựng thêm nhiều lần như vậy nữa.
Ông ta còn tiêm cho học viên các loại thuốc không rõ nguồn gốc, cắm kim tiêm dưới móng tay và móng chân họ, bức thực họ bằng phân, đổ rượu vào mũi và sốc điện họ bằng roi điện. Tất cả các học viên trong trại lao động đều bị bức hại và lạm dụng ở nhiều mức độ khác nhau bằng các phương pháp của ông ta. Ông ta là người chịu trách nhiệm chính cho việc các học viên bị thương, tàn tật, qua đời hay suy nhược tinh thần trong suốt thời gian tại trại lao động cưỡng bức.
Sau đây là 13 trong số những trường hợp trên.
Ông Lưu Vĩnh Vượng
Ông Lưu Vĩnh Vượng sống ở huyện Khúc Dương và vợ ông cũng là một học viên Pháp Luân Công. Ngày 11 tháng 12 năm 2001 cả hai vợ chồng ông đều bị bắt đến trại lao động cưỡng bức Bảo Định. Ông Lưu đã từng tốt nghiệp tại trường Đại học Thiên Tân và là một kỹ sư trưởng. Sau khi bị bắt ông Lưu đã tuyệt thực nhằm phản đối việc bị giam giữ phi pháp. Ngày 1 tháng 1 năm 2002, 7 lính canh và nhân viên y tế cùng bắt ép ông Lưu ngồi xuống ghế và bức thực ông. Đỗ Bảo Xuyên cố gắng cạy miệng ông Lưu ra rồi dùng kìm để giữ nó mở rộng đến mức miệng ông Lưu bị chảy máu.
Đỗ Bảo Xuyên bóp mũi ông Lưu rồi đổ nước muối pha sữa xuống họng. Chất lỏng tràn vào phổi khiến ông Lưu vật lộn giữa sự sống và cái chết. Cuộc tra tấn khiến ngực ông Lưu bị đau nhức. Sau khi bức thực, Đỗ Bảo Xuyên nhốt ông Lưu vào phòng biệt giam cùng với một người bị mắc bệnh lao truyền nhiễm để lây bệnh cho ông. Một lúc sau, ông Lưu bắt đầu ho ra máu liên tục.
Năm 2002 ông Lưu bị mất cảm giác ở chân trái sau khi trải qua một cơn sốt cao làm tổn thương đến dây thần kinh.
Ngoài việc bức thực và truyền bệnh lao cho ông Lưu, các cán bộ của trại lao động còn dùng thắt lưng quất vào mặt ông, dùng thanh gỗ đánh vào mặt ông làm gãy răng và trói ông vào giường chết. Ông bị sốc và suýt chết sau khi phải trải qua một trong những lần tra tấn như vậy.
Hình ảnh tái hiện tra tấn: Giường chết
Bà Khâu Lập Anh
Bà Khâu Lập Anh, 56 tuổi, sống ở thành phố Thạch Gia Trang. Tháng 5 năm 2001, bà Khâu bị bắt đến trại lao động, ở đó lính canh đã hướng dẫn một tù nhân dùng giày đập vào đầu rồi đổ sữa thừa lên khắp người bà. Buổi tối hôm đó, bà Khâu bắt đầu lên cơn co giật do những chấn thương đầu mà họ gây ra.
Một cai ngục đã gọi Đỗ Bảo Xuyên đến giúp; ông ta vừa đâm kim vào huyệt đạo ở dưới mũi vừa đe dọa bà. Ông ta rút kim và máu bắt đầu tuôn ra. Trong y học Trung Quốc huyệt đạo này được cho là huyệt các trường hợp như say nắng, choáng, ngất và ngừng hô hấp.
Khi bà Khâu cố gắng né mũi kim thì Đỗ Bảo Xuyên lại chọc kim vào những điểm ngẫu nhiên trên thân thể bà để trừng phạt. Ông ta còn cho hai tù nhân giữ chặt tay bà lại rồi đánh bà bằng ống tuýp kim loại cho đến khi tim ngừng đập rồi bà ngất lịm đi. Sau khi bà tỉnh lại, các tù nhân tiếp tục hành hạ và đánh đập cho đến khi bà bất tỉnh lần nữa.
Ông Phùng Quốc Quang
Ông Phùng Quốc Quang qua đời khi mới 44 tuổi. Ông Phùng từng là Phó Chủ tịch xã Tây Lăng, thành phố Bảo Định. Tháng 10 năm 1999 công an bắt cóc ông Phùng và tự ý giam giữ ông ấy ở trại lao động cưỡng bức trong 3 năm.
Năm 2001 ông Phùng bị tra tấn trên giường chết. Sau đó ông tuyệt thực nhằm phản đối bức hại. Vì thế tháng 1 năm 2002 lính canh phối hợp với Đỗ để bức thực ông Phùng. Việc bức thực khiến cho phổi ông Phùng tích tụ một lượng lớn chất lỏng. Hôm sau họ lại tiếp tục bức thực khiến cho ông ấy bị nôn ra máu vào đêm hôm đó.
Các lính canh vội vàng đưa ông Phùng đến bệnh viện 252 nhưng sau 10 ngày điều trị ông ấy vẫn trong tình trạng nguy kịch. Không muốn phải chịu trách nhiệm cho cái chết của ông Phùng nên họ đã gọi cho người nhà ông ấy tới đưa về. Ông Phùng qua đời chưa đầy một tháng sau khi được thả ra vào ngày 14 tháng 2 năm 2002.
Các cán bộ trại lao động nói với phóng viên Minh Huệ rằng ông Phùng đã chết trước khi mãn hạn tù. Khi phóng viên hỏi về nguyên nhân cái chết của ông Phùng thì họ nói rằng: “Có hàng nghìn người bị giam giữ ở đây, chúng tôi không thể biết được.”
Vào tháng 5 năm 2002, Đỗ nói với các học viên trong trại lao động rằng: “Mọi người có thể biết tôi nếu ở đủ lâu trong này. Tôi là nhân vật phản diện được phơi bày trên Minh Huệ Net nhưng điều đó không làm tôi sợ. Nếu mọi người không chịu ăn thì tôi sẽ ép mọi người ăn. Tôi có nhiều thời gian và sẽ đưa ống vào dạ dày của mọi người bao nhiêu lần tùy thích.”
Bà Quách Quý Cúc
Bà Quách Quý Cúc, người huyện Hùng bị nhân viên phòng An ninh Quốc gia bắt vào trại lao động. Đầu tiên, Đỗ Bảo Xuyên đâm kim vào mũi, lòng bàn chân, ngón chân và ngón tay bà. Sau đó ông ta tiêm cho bà thuốc không xác định rồi yêu cầu người nhà bà trả tiền thuốc 2 tuần sau đó. Khi bà tuyệt thực, Đỗ đã bức thực và còng tay bà vào khung giường 24 tiếng đồng hồ.
Bà Ngụy Tú Linh
Bà Ngụy Tú Linh là một học viên Pháp Luân Công ở làng Bạch Hồng, thị trấn Bùi Sơn, huyện Dị. Năm 2003 bà bị nhân viên phòng Anh ninh Quốc gia địa phương bắt vào trại lao động. Do bị tra tấn, bà chịu đựng nhiều di chứng như mắt bị mờ, đau lưng, chân sưng phù, chóng mặt và đổ mồ hôi suốt cả ngày.
Khi bà được đưa đến phòng y tế của trại lao động, Đỗ Bảo Xuyên hỏi bà có bệnh gì không trong khi lính canh quay phim bà. Vì biết rằng ông ta có kế hoạch bôi nhọ Pháp Luân Công bằng video này, bà đã cảnh cáo ông ta, “Tôi không có bệnh, và thậm chí nếu tôi bị bệnh, đó là bởi vì ông đã tra tấn tôi!”
Lính canh đưa bà đến căn phòng dùng để tra tấn học viên Pháp Luân Công. Họ buộc bà phải đứng im trong thời gian dài và không cho bà ngủ. Vì không thể chịu đựng trạng thái căng thẳng của cơ thể, tinh thần bà suy sụp.
Một lần khác, bà bị đi phân lẫn máu. Bà không cảm thấy thoải mái và mất ngủ. Thay vì đưa bà đến bệnh viện, lính canh cho rằng bà giả vờ nên đã bỏ mặc bà trong nhiều ngày.
Ông Lưu Huy
Tháng 10 năm 2004, Đỗ Bảo Xuyên đã bức thực ông Lưu Huy quê ở thành phố Bảo Định với lý do là chữa bệnh cho ông. Ống dẫn thức ăn được đưa vào mũi làm vỡ niêm mạc mũi khiến máu chảy không ngừng.
Tháng 11, Đỗ Bảo Xuyên đâm một cây kim dày vào mũi và xuyên qua miệng ông Lưu. Ông ta còn đâm kim vào móng tay, móng chân và bàn chân.
Tái hiện cảnh tra tấn: Dùng kim đâm vào móng tay
Bà Đổng Xuân Linh
Bà Đổng Xuân Linh, 65 tuổi, sống tại Bảo Định. Bà đã nghỉ hưu từ Tập đoàn Đường, Thuốc lá và Rượu Bảo Định. Bà Đổng bị đưa vào trại lao động lần thứ hai vào tháng 12 năm 2004. Bà đã tuyệt thực. Lính canh giam bà vào phòng biệt giam.
Bởi vì dạ dày bà bị tổn thương do những lần bị bức hại trước đây nên lính canh không bức thực bà. Thay vào đó, họ cưỡng bức tiêm tĩnh mạch mỗi ngày. Có lần, Đỗ Bảo Xuyên cho thuốc không rõ nguồn gốc vào dịch truyền, ngay lập tức bà Đổng cảm thấy đau dữ dội và run rẩy. Sau đó ông ta còn nhiều lần đâm kim vào mũi bà.
Ông Triệu Ngạn Bình
Ông Triệu Ngạn Bình người huyện Lai Thuỷ, bị đưa đến trại lao động vào tháng 3 năm 2003. Lúc đó ông bị viêm dạ dày nghiêm trọng. Để ông được tại ngoại điều trị, gia đình đã hối lộ cho lính canh Lý Đại Dũng bằng quà tặng và 5.000 nhân dân tệ.
Sự việc bị bại lộ, Lý Đại Dũng phải trả lại số tiền. Anh ta trút giận vào ông Triệu vốn đã không ăn uống được gì cả tháng trời bởi vì bệnh tình của mình. Ông được đưa đến phòng y tế của trại.
Đỗ Bảo Xuân đã đánh vào mặt ông Triệu bằng dùi cui và đâm kim vào mặt và cánh tay. Đầu kim có móc làm rách da thịt của ông khi được rút ra. Để khiến ông đau đớn hơn, Đỗ Bảo Xuyên đã bôi rượu lên mũi, miệng của ông. Sau mỗi lần bị tra tấn, ông bị tụt huyết áp nghiêm trọng. Lo sợ chịu trách nhiệm nếu ông chết, cán bộ trại giam đã thả ông ra.
Bà Hầu Mạn Vân
Bà Hầu Mạn Vân, ngoài 50 tuổi, người Huyện Lai Nguyên. Cơ quan an ninh nội địa địa phương đã bắt bà vào trại lao động vào năm 2001. Bà tuyệt thực vào mùa xuân năm 2002 để phản đối cuộc bức hại. Để ép bà ăn, Đỗ Bảo Xuyên trói bà vào ghế và khuyến khích một số tù nhân đổ thức ăn lỏng vào miệng bà. Tên tù nhân đã đổ đầy chất lỏng vào lỗ mũi của bà. Đỗ Bảo Xuyên chỉ kêu tên tù nhân ngừng lại sau khi bà Hầu bất tỉnh và tắt thở.
Bà Hoàng Phụng Hoa
Ngày 10 tháng 9 năm 2004, bà Hoàng Phụng Hoa sống ở thành phố Bảo Định bị bức thực ở nơi công cộng bên ngoài phòng thăm hỏi của trại giam. Các lính cánh lôi bà trên mặt đất quay trở lại phòng giam.
Vào ngày 15 tháng 11 các lính canh quyết định bức thực bà Hoàng sau khi bà tuyệt thực được 4 ngày. Đỗ Bảo Xuyên sốc điện bà Hoàng trong khi bức thực bà. Ông ta vẫn giữ cái ống bên trong dạ dày bà Hoàng sau khi đã bức thực xong để các lính canh có thể tiếp tục bức thực bà trong phòng giam tối hôm đó.
Bà Đặng Hội Anh
Bà Đặng Hội Anh, 45 tuổi, là nhân viên của công ty xây dựng tỉnh. Chân của bà Đặng bị tàn tật, hậu quả của việc tra tấn mà bà ấy phải chịu đựng trong trại lao động cưỡng bức.
Năm 2004, bà Đặng bị bắt cóc vào trại lao động cưỡng bức 3 năm. Bà bị thiếu ngủ, bị ép ngồi ghế xổm trong thời gian dài và không được đi vệ sinh cả ngày. Bà Đặng tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại.
Một lính canh tên là Trương Quốc Hồng bức thực bà Đặng bằng cháo ngô pha muối mặn và đổ chúng lên khắp người bà. Đỗ Bảo Xuyên đem một con chó đến liếm lên mặt và móng vuốt của nó thì cào mặt bà. Sau đó, ông ta tiêm cho bà Đặng một loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến bà ấy mất thị lực, trở nên tê liệt, yếu ớt và khát cổ.
Bà Trương Tiểu Lệ
Bà Trương Tiểu Lệ, 43 tuổi, là một giáo viên và sống ở làng Nam Vương Trang, thành phố Bảo Định. Ngày 5 tháng 11 năm 2004 bà Trương bị bắt đến trại lao động cưỡng bức. Trong 3 năm ở trại giam, bà thường xuyên bị tra tấn và bị bức thực.
Một lần, Đỗ Bảo Xuyên bức thực bà Trương bằng một cái ống, nó dẫn từ lỗ mũi vào đến dạ dày. Vụ bạo hành khiến bà ấy nôn ra hết những gì đã ăn. Ông ta đổ bãi nôn lên mặt bà và tát vào mặt bà.
Sau đó ông ta bức thực bà Trương bằng phân, dẫm lên đầu bà và dùng kìm giữ bà lại. Tiếp đó, bà bị còng tay và treo lên cao trong hai tuần. Không những vậy, bà còn bị tiêm những thuốc không rõ nguồn gốc.
Bà Trương bị suy sụp tinh thần do hậu quả của các hình thức tra tấn. Bà ấy không thể ngủ và thường nói chuyện một mình. Thân thể trở nên tiều tụy và có một khối u phát triển bên trong bụng bà.
Bà Phạm Chí Quyên
Tháng 6 năm 2004 bà Phạm Chí Quyên (sống ở huyện Vương Đô) tuyệt thực ở trong trại lao động cưỡng bức. Bà ấy trở nên yếu ớt nhưng vẫn phải ra ngoài lao động. Sau khi bà trở lại phòng giam, Đỗ Bảo Xuyên ra lệnh cho các lính canh trói bà xuống ghế. Ông ta kéo tóc sao cho cổ bà ngửa ra sau tựa vào lưng ghế. Khi ông ta cạy miệng bà, các lính canh nhét cái ống vào lỗ mũi xuống dạ dày nhưng không đổ gì vào. Họ nói: “Chúng tôi chỉ muốn bà đau đớn!”
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/13/429510.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/28/194820.html
Đăng ngày 25-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.